Giấc ngủ vàng, thời gian ngủ đảm bảo sức khỏe tốt nhất – Chuyên gia tư vấn

Đây là bài viết 178 / 304 trong series Lời khuyên sức khỏe

Có nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần ngủ đủ 7-8h một ngày là đủ cho một giấc ngủ trong ngày và như vậy là tiêu chuẩn tốt nhất. Tuy nhiên để giấc ngủ thực sự giúp cơ thể khỏe mạnh, chúng ta phải thiết lập giờ ngủ thật khoa học. Bạn đã biết giờ giấc ngủ chuẩn nhất chưa? Cùng Isukhoe tham khảo ngay nhé!

Giờ vàng ngủ, thức đảm bảo sức khỏe tốt nhất – Chuyên gia tư vấn

Chuyên gia nói gì về giấc ngủ?

Một nghiên cứu ở Anh trên 103.710 người đăng trên tạp chí Tim mạch châu Âu gần đây cho thấy, thời gian tốt nhất để đi ngủ là 22h (tức 10 giờ tối). Đi ngủ vào thời điểm này giúp mọi người phòng tránh nhiều bệnh tật.

Theo tiến sĩ Mehwish Sajid tại Trung tâm Rối loạn giấc ngủ của Đại học Michigan (Mỹ), đôi khi, mọi người có thể mắc sai lầm là đi ngủ trước khi cảm thấy mệt mỏi, sau đó nằm trên giường tỉnh táo với hy vọng ngủ được. Do đó, thời điểm tốt nhất để đi ngủ vào ban đêm là khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Học viện Y học Giấc ngủ Mỹ (AASM) khuyến cáo, người trưởng thành nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Trẻ nhỏ tùy thuộc vào độ tuổi sẽ ngủ nhiều hơn người lớn.

Ngủ sớm có tốt hay không?

Ngủ sớm giúp vóc dáng đẹp hơn

Nếu ngủ sớm, bạn sẽ tránh được cảm giác đói và tránh được thói quen ăn đêm. Điều này rất có lợi cho vóc dáng của bạn bởi ăn khuya chính là lý do khiến bạn tăng cân.
Ngủ muộn, dậy muộn có thể sẽ khiến bạn bỏ bữa sáng vì lượng calo tích trữ trong cơ thể vẫn còn nhiều. Nếu bỏ bữa sáng, năng lượng của bạn sẽ giảm xuống và sau đó sẽ bạn lại phải ăn nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn tăng cân.

Giảm nguy cơ bị bệnh

Theo các chuyên gia tại Phòng khám Misao, Nhật Bản, những người đi ngủ sau nửa đêm có nguy cơ bị chứng xơ cứng động mạch cao hơn những người đi ngủ đúng giờ. Đi ngủ sớm cũng sẽ giúp cơ thể giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, cúm.
Đi ngủ sớm giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
Ngủ sớm có tốt hay không?

Tăng năng lượng vào buổi sáng

Nếu thức quá khuya thì cho dù dậy muộn vào sáng hôm sau bạn cũng vẫn không thể tỉnh táo và tràn đẩy năng lượng như khi bạn ngủ sớm và dậy sớm. Bởi khoảng thời gian ngủ ban đêm rất quan trọng cho việc “tái tạo” và “sửa chữa” cơ thể.
Hơn nữa, thói quen làm việc hoặc thức đêm có thể dẫn đến chứng mất ngủ. Và khi đã bị khó ngủ thì bạn cũng sẽ khó có được một giấc ngủ sâu.

Giảm trầm cảm, làm việc hiệu quả hơn

Ngủ đúng giờ và trước nửa đêm sẽ giúp cơ thể sản xuất và kiểm soát được chất serotonin – chất được sản sinh trong não và có khả năng điều tiết cảm xúc của mỗi người.
Thiếu ngủ đồng nghĩa với việc lượng serotonin bị giảm xuống, tức là khả năng điều tiết cảm xúc của bạn bị kém đi. Bạn sẽ dễ dàng bị trầm cảm, bực bội, lo âu, căng thẳng… Còn ngược lại, khi ngủ đủ giấc, lượng serotonin được sản sinh đầy đủ sẽ giúp bạn làm chủ được mình và thực hiện các hoạt động hàng ngày hiệu quả hơn.

Tác hại của ngủ muộn

Thức khuya làm suy giảm trí nhớ

Thời gian ngủ là thời gian để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày hôm đó. Khi bạn thức khuya, bạn đang tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não. Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở người có thói quen thức khuya chính vì thế mà cao gấp 5 lần so với người bình thường. Thế nên hãy nhớ đảm bảo cho não bộ của bạn được nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Gây mệt mỏi, đau đầu, không tập trung

Não bộ là nơi phải tiếp nhận và xử lý hàng ngàn thông tin mỗi ngày. Vì vậy sau một ngày dài học tập, làm việc, giấc ngủ sẽ giúp não nghỉ ngơi và sắp xếp lại tất cả thông tin. Nhưng nếu thức khuya, bộ não vẫn phải tiếp tục hoạt động trong thời gian đó và dẫn đến não bị căng thẳng quá độ làm giảm sự tập trung và gia tăng cảm giác mệt mỏi. Bên cạnh đó nếu thức khuya thường xuyên, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ dẫn đến đau đầu dữ dội. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc thiếu ngủ có thể dẫn đến hai loại đau đầu phổ biến là đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng.

Tác hại của ngủ muộn

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Thời gian ngủ là lúc cơ thể sản xuất ra những hóc-môn cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy nếu ngủ muộn hoặc thức đến tận sáng, cơ thể bạn sẽ không thể sản sinh ra các hóc-môn trên làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Bên cạnh đó việc thức khuya còn làm cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và với hệ miễn dịch suy giảm như vậy sẽ dễ làm bạn mắc các bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp… cao hơn những người ngủ đủ giấc.

Thức khuya khiến da bị lão hóa nhanh hơn

Ban đêm là lúc các tế bào da được tái tạo nhanh hơn sơ với ban ngày. Việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của biểu bì. Điều này khiến cho da bị lão hóa sớm , xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, v.v… Để giữ cho làn da trẻ đẹp, các bạn (đặc biệt là các chị em phụ nữ) nên tạo thói quen ngủ sớm và ngủ đầy đủ.

Thời gian vàng để đi ngủ là lúc mấy giờ?

Hiệp hội Giấc ngủ Anh Sleep Council hoàn toàn ủng hộ khoảng thời gian 22 – 23 giờ đêm: “Đây là thời điểm lý tưởng vì đó là khi nhiệt độ cơ thể và mức độ hoóc môn căng thẳng cortisol, bắt đầu giảm xuống. Khi não cũng sẽ bắt đầu sản xuất hoóc môn gây ngủ melatonin, khiến bạn dễ chìm vào giấc ngủ”, theo Women’s Health.

Trước nửa đêm là lúc cơ thể thư giãn nhất. Tiến sĩ Nerina Ramlakhan, từ London (Anh), chuyên gia về giấc ngủ nổi tiếng và thường xuyên tổ chức các chương trình và hội thảo về giấc ngủ, cho biết:

“Giai đoạn 90 phút trước 12 giờ đêm là một trong những giai đoạn mạnh mẽ nhất của giấc ngủ, bởi vì đó là giai đoạn cơ thể được tái tạo. Cơ thể sẽ được trẻ hóa ở mọi cấp độ – thể chất, tinh thần, cảm xúc và cả tâm hồn. Có rất nhiều sự phục hồi diễn ra trong giai đoạn đầu của giấc ngủ”, theo The List.

Thời gian vàng để đi ngủ là lúc mấy giờ?

22 giờ 10 phút đêm chính là thời gian tốt nhất để đi ngủ

Một nghiên cứu năm 2018 đã chứng minh 22 giờ 10 phút đêm là thời gian tối ưu để tắt đèn, bắt đầu bước vào giai đoạn ngủ – nghỉ ngơi của cơ thể.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đây là giờ đi ngủ của những người có thói quen ngủ đều đặn nhất và điều này tạo ra thói quen ăn uống lành mạnh hơn – 82% những người có thói quen đi ngủ đều đặn cũng có chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục tốt hơn, và 74% những người ngủ đều đặn cũng dễ duy trì cân nặng hơn (theo Women’s Health).

Hãy bắt đầu “giảm tốc” dần từ khoảng 21 giờ 30, sẽ giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ vào lúc 22 giờ tối, để sức khỏe của bạn được tốt nhất!

Ngủ đúng giờ có tác dụng gì?

  • Bộ não được phục hồi và làm việc hiệu quả hơn
  • Tăng tuổi thọ nhờ sức khỏe tốt
  • Tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật dễ dàng
  • Nguy cơ mắc bệnh thấp hơn khi ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ
  • Tái tạo tế bào, khắc phục các tổn thương bên trong cơ thể
  • Dễ dàng duy trì cân nặng lành mạnh, góp phần làm vóc dáng phát triển khỏe khoắn, thon gọn
  • Giảm stress, các bất ổn về tâm lý, thần kinh
  • Tinh thần sảng khoái, đầu óc minh mẫn giúp làm việc, vui chơi hiệu quả hơn
  • Giúp da đẹp hơn, ngăn ngừa lão hóa da
  • Kiểm soát cơn nóng giận giúp ngăn ngừa các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,.. 

Ngủ nhiều có tốt không?

Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ bị thiếu hụt năng lượng khiến cho các hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng. Vậy ngủ nhiều có tốt không? Tùy thuộc vào thể trạng và các hoạt động hàng ngày của từng người mà thời lượng ngủ mỗi đêm cũng sẽ khác nhau. Những người lớn tuổi chỉ cần một giấc ngủ kéo dài khoảng 6 giờ đồng hồ. Đối với những vận động viên thì thời gian ngủ cần nhiều hơn người bình thường khoảng 1 tiếng. 

Nếu bạn hoạt động nặng khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng thì cần phải ngủ nhiều hơn người bình thường để bù sức. Hoặc tùy theo thể trạng của từng người mà bạn có thể thêm hoặc bớt thời gian nghỉ ngơi của mình làm sao cho thoải mái nhất. Trong trường hợp, nếu bạn ngủ trong thời gian dài khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi hoặc ngủ gật nhiều hơn vào ban ngày thì đây là triệu chứng báo hiệu sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề gì đó. 

Câu hỏi thường gặp

Chuyên gia nói gì về giấc ngủ?
Ngủ nhiều có tốt không?

Sponsored Links:

'
'