Rạn da là gì? rạn da ở mông tuổi dậy thì phải làm sao?

Đây là bài viết 11 / 270 trong series Review Mỹ Phẩm

Rạn da là gì? rạn da ở mông tuổi dậy thì phải làm sao? Nguyên nhân rạn da, bị rạn da tuổi dậy thì cùng các nguyên nhân bị rạn da ở mông, vết bị rạn da có màu đỏ hay màu trắng là ra sao? Vết rạn có lan không

1. RẠN DA LÀ GÌ ?

Rạn da tiếng Anh là stretch marks . Là một vết rạn hình tành khi da bị giãn hoặc căng phồng kích thích mô đàn hồi bị đứt gãy đột ngột dẫn đến các vết rạn. Đó thường là những vết nhỏ màu trắng ở những vùng da mỏng và yếu trên cơ thể.

Thường gặp nhất ở những người sau giảm béo hoặc phụ nữ mang thai ở tháng thứ 6 trở đi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, rạn da cũng có thể gặp ở thiếu nữ lớn quá nhanh, khi da giãn quá mức không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể.

Rạn da tuổi dậy thì?

Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu như: da vùng bụng, ngực, đùi, bẹn, mông, đầu gối và bắp chân… Rạn da được xem là một trong những bệnh khó chữa của da. Nếu để quá lâu thì những vết rạn da sẽ rất khó chữa mà chỉ mờ đi theo thời gian. Vì vậy để chữa rạn da teens cần phải bắt đầu ngay từ khi có những dấu hiện của rạn da

2. NGUYÊN NHÂN GÂY RẠN DA: Có 6 nguyên nhân chính

– Da bị kéo giãn quá mức: Thực ra rạn da chính là những vết sẹo để lại trên da do da sau khi bị kéo giãn không thể trở lại trạng thái ban đầu. Vì vậy, các vết rạn da có thể được coi như một dạng thương tổn của da. Các nhà khoa học cho rằng, khi lớp collagen bị phá huỷ, những mao mạch nhỏ dưới da cũng bị kéo giãn, tạo thành các vạch vằn màu đỏ hoặc đỏ tím trên da. Đồng thời, quá trình sản sinh các sắc tố trong da cũng mất đi, do đó các vết rạn đó nhanh chóng chuyển sang màu trắng ngà.

– Hormone: Một nguyên nhân khác dẫn đến rạn da đó là một loại hormone có tên là glucocorticoid. Vào thời kỳ dậy thì, mang thai, béo phì lượng hormone này trong cơ thể tăng cao và được các mao mạch vận chuyển đi khắp cơ thể, gây ra các vết rạn trên những vùng da mỏng và yếu. Các hormone này tác động vào lớp trung bì bằng cách ngăn chặn sự hình thành collagen và elastin là các protein liên kết trong da, phá vỡ cấu trúc của da, hình thành các vết rạn nhỏ. Lâu dần, các tế bào của lớp trung bì bị phá hủy ngày càng nhiều, và các vết rạn này càng lộ rõ.

– Sử dụng thuốc và hoá chất: Các vết rạn da còn có thể xuất hiện khi quá trình sản xuất collagen bị gián đoạn do cơ thể hấp thụ một số loại thuốc hoặc hoá chất. Điều này có nghĩa là, một số loại thuốc và hoá chất ngăn chặn sự sản xuất collagen, gây ra các vết rạn da.

– Loại da: Nên nhớ rằng rạn da không phải do di truyền, nhưng bạn lại được thừa hưởng làn da từ bố mẹ mình. Do đó, nếu mẹ bạn bị rạn da thì rất có thể bạn cũng sẽ bị rạn da. Ngoài ra, những loại da có nhiều hắc sắc tố cũng ít có nguy cơ bị rạn hơn, mặc dù khi bị rạn da thì các vết rạn này lại dễ nhận thấy hơn.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra rạn da. Khi da không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, da sẽ bị khô và dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp cho cơ thể đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, C và E, kẽm.

– Thay đổi môi trường sống đột ngột: Đặc biệt là ở những nơi khí hậu khắc nghiệt như quá lạnh hoặc quá nóng, da của bạn sẽ dễ xuất hiện những vểt rạn hơn bình thường.

3. PHÒNG TRÁNH RẠN DA & ĐIỀU TRỊ

– Duy trì một lối sống lành mạnh. Cung cấp đầy đủ vitamin C, vitamin E và Protein trong chế độ ăn uống thường ngày của bạn. Nó sẽ giúp cải thiện độ đàn hồi, tăng cường sản xuất collagen cũng như khiến các tế bào da nhanh chóng phục hồi và phát triển.

– Uống nhiều nước để giữ cho làn da bạn luôn mọng nước. Bạn cũng có thể uống những loại trà giàu dưỡng chất chống oxy hóa có màu đen, trắng hoặc màu xanh lá cây.

– Giữ cho cơ thể luôn luôn tươi trẻ và lượng máu lưu thông đều bằng cách đi bộ hoặc tập yoga thường xuyên.

– Tẩy tế bào chết các vùng da dễ chịu ảnh hưởng như bụng, đùi, ngực trong khi mang thai bằng cách mát-xa da thường xuyên với các loại tinh dầu. Dưỡng ẩm bằng các thành phần đến từ tự nhiên sẽ giúp tăng cường tính đàn hồi của lớp biểu bì cho làn da của bạn.

– Dùng các loại dầu dưỡng ẩm, kem dưỡng ẩm để bôi lên các vùng da dễ bị rạn như bụng, đùi. Các loại được khuyên dùng: Dầu dừa, dầu oliu hoặc loại kem đặc trị phòng và chống rạn Gerber – hàng châu Âu chất lượng cao.

Một số lưu ý khi chữa rạn da tuổi dậy thì

Rạn da biểu hiện bằng những vệt dài thành từng đám nhỏ trên bề mặt da trông giống như da cá đã đánh vẩy nhưng không gây ra cảm giác đau hoặc ngứa ngáy gì. Vết rạn được hình thành qua 2 thời kỳ: thời kỳ đầu là những vệt đỏ, đỏ tím, có hay không kèm theo ngứa, nhưng không đau; thời kỳ thứ 2, da chuyển sang màu trắng có ánh như xà cừ và hình thành các đường rạch lõm, đây là lúc tạo vết rạn, khi đó có sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn, sờ vào sẽ có cảm giác hơi sần. Vị trí rạn da thường gặp ở bụng, đùi, bẹn, hông, vú, mông, đầu gối, bắp chân, khuỷu tay, thắt lưng.

Chữa rạn da tuổi dậy thì bằng thực phẩm

Mỹ có hệ đo lường riêng, khác chuẩn hóa quốc tế trong khi Việt Nam chúng ta dùng hầu hết đơn vị đo lường chuẩn của quốc tế. Trong đó, cân nặng, chiều cao được tính bằng kg và met.
Cách viết chiều cao 5”2 là viết tắt của 5 foot, 2 inch, được đổi ra hệ met như sau: 1 foot = 0.3 m; 1 inch = 2.54 cm. Như vậy, cháu có thể tính ra chiều cao của mình là 1.57 met.

Cách viết 100 Lbs là viết tắt của 100 pound – đơn vị vẫn thường dùng để đo cân nặng ở Mỹ cũng như một số nước phương tây, 1 pound (lb) tương đương với 0.454 kg. Như vậy, cháu nặng 45.4 kg.

Chiều cao, cân nặng như trên phù hợp với độ tuổi của cháu và được tính ra chỉ số BMI là 18,4. Giá trị bình thường của BMI là 18 – 23, cho thấy sự phù hợp giữa cân nặng và chiều cao. Cháu không phải là người béo phì vì BMI đang trong khoảng bình thường, thậm chí cháu có thể ăn uống để tăng thêm một vài cân nữa cho cơ thể tròn trịa, dễ thương hơn.

Sponsored Links:

'
'