Cách điều trị bệnh hắc lào dứt điểm

Đây là bài viết 227 / 292 trong series Lời khuyên sức khỏe

Hắc lào là một bệnh da liễu rất nhiều người mắc phải rất khó chữa trị dứt điểm do các loại nấm gây ra. Hắc lào có thể bị ở các vùng khác nhau của cơ thể gây ra sự ngứa ngáy, vô cùng khó chịu và mất thẩm mỹ. Cùng isuckhoe tìm hiểu cách điều trị nhé!

Cách điều trị bệnh hắc lào dứt điểm
Cách điều trị bệnh hắc lào dứt điểm

Hắc lào là bệnh gì?

Hắc lào là một bệnh lý ở da do nhiễm vi nấm gây nên. Bệnh hắc lào có thể xuất hiện trên nhiều vùng da của cơ thể như: da đầu, da chân, kẽ chân, đùi, móng tay … Bệnh hắc lào xuất hiện nhiều nhất vào thời gian giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân hoặc mùa xuân và mùa hạ. Vì lúc này thời tiết nóng ẩm mưa phùn kéo dài tạo điều kiện thuận lợi để virus sinh sôi, phát triển bùng phát.

Triệu chứng bệnh hắc lào

Các biểu hiện dễ dàng nhận biết của bệnh hắc lào đó là cảm giác ngứa ngáy đặc biệt là khi ra mồ hôi ở vùng da bị nấm, nhiều trường hợp kèm theo bong tróc, tróc vảy ở bề mặt da. Vùng da bị hắc lào tạo thành hình tròn như đồng tiền xu, một hoặc có thể nhiều vùng như vậy.

Triệu chứng bệnh hắc lào
Triệu chứng bệnh hắc lào

Ở giai đoạn mới mắc bệnh, các tổn thương ở da xuất hiện thành dạng những đám nhỏ bầu dục hoặc tròn có ranh giới. Tiếp theo chúng liên kết và hình thành một mảng lớn đa cung nổi ở trên bề mặt của da. Màu sắc ở vùng da hắc lào: nâu hoặc đỏ, cạnh sắc cứng, da bong tróc, ngứa ngáy. Nhiều trường hợp còn kèm theo các mụn mủ vàng hay mụn nước nhỏ rộp phồng lên vì bội nhiễm do gãi, cào làm xước da khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Hắc lào có thể gặp ở bất cứ vị trí nào nhưng hay gặp nhất là ở chân, thân mình, nơi có nếp gấp kẽ lớn.

Các vị trí thường bị hắc lào

Hắc lào thường xuất hiện ở vùng da có nếp gấp như kẽ chân, tay, bên bẹn. Ngoài ra, những nơi có môi trường nóng và ẩm ướt thường tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm.

  • Hắc lào ở đùi: Thường xuất hiện ở mặt trong của đùi, gây ngứa và sưng. Biểu hiện thường gặp là các chấm đỏ cùng vảy nhỏ, lan thành các mảng lớn hình cung, có màu nhạt ở giữa. 
  • Hắc lào ở chân: Các kẽ ngón chân và mu bàn chân thường dễ nhiễm bệnh do hay tiếp xúc với đất cát và nước dơ. Vùng bị nhiễm nấm sẽ gặp tình trạng bong ga, ngứa và xuất hiện mảng da đỏ hình tròn hoặc bầu dục. 
  • Hắc lào trên da đầu: Đây là vị trí nguy hiểm vì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sốt, viêm hạch bạch huyết, ngứa rụng tóc hoặc hoại tử da đầu. Nguyên nhân gây bệnh có thể do gián tiếp dùng chung lược, mũ với người bị bệnh.
  • Hắc lào dạng đa sắc: Có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như lưng, ngực, cổ, vùng cánh tay hoặc trên mặt. Triệu chứng thường gặp là các vết đốm nhỏ có vảy với kích thước và nhiều màu sắc khác nhau, ít gây ngứa hơn các dạng khác.

Ai dễ mắc bệnh hắc lào?

Bất cứ ai cũng có thể bị hắc lào, nhưng bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu:

  • Sống trong môi trường hoặc khí hậu ẩm ướt.
  • Tham gia các môn thể thao cần va chạm và tiếp xúc với đối phương, như đấu vật hoặc bóng đá.
  • Sử dụng phòng tắm công cộng hoặc phòng thay đồ chung.
  • Tiếp xúc gần gũi với động vật.
  • Mang giày hoặc quần áo chật, làm trầy da.
  • Mắc bệnh tiểu đường.
  • Bị béo phì hoặc thừa cân.
  • Tiết mồ hôi quá nhiều.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh tật kéo dài, suy dinh dưỡng hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.

Hắc lào có nguy hiểm không?

Bệnh hắc lào có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Đây là bệnh ngoài da nên nó không để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để kéo dài thì nó cũng sẽ có những hệ lụy đáng quan tâm.

Hắc lào có nguy hiểm không?
Hắc lào có nguy hiểm không?

– Thứ nhất : hắc lào gây ra sự ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, phồng rộp ở vùng da bị nhiễm bệnh. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới công việc, gây mất thẩm mỹ,…

– Thứ hai: Nếu để bệnh phát triển kéo dài mà không điều trị hoặc đã điều trị mà bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì sẽ cực kỳ nguy hiểm. Khi hắc lào không được chữa trị dứt điểm từ đầu thì việc điều trị sau này sẽ rất khó khăn. Người bệnh thậm chí phải sống chung với căn bệnh cả đời vì hắc lào sẽ tái phát bất cứ lúc nào.

Bệnh hắc lào có lây hay không?

Trong quá trình tìm hiểu cách điều trị dứt điểm nấm hắc lào, mọi người khá thắc mắc không biết căn bệnh này có lây lan từ người này sang người khác hay không? Giống với hầu hết bệnh da liễu khác, hắc lào rất dễ lây truyền từ người này sang người khác nếu bạn chủ quan, không biết cách tự bảo vệ bản thân.

Cụ thể bạn có nguy cơ lây bệnh nấm hắc lào từ người bệnh, động vật mắc bệnh hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân. Việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh tiềm ẩn nguy cơ nấm sẽ xâm nhập và gây tổn thương bề mặt da. Đó là lý do vì sao mọi người không nên tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân.

Rất nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng căn bệnh này thường phát triển nhanh chóng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh nấm hắc lào luôn ở mức khá cao.

Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch yếu cũng là đối tượng dễ bị nấm hắc lào nếu không biết cách chăm sóc bản thân cẩn thận.

Cách điều trị bệnh hắc lào

Dùng thuốc điều trị kháng nấm như Nizoral, Itraconazole,… Có thể dùng thuốc kháng Histamin giúp giảm ngứa hoặc kháng sinh kết hợp nếu xuất hiện mủ hoặc bội nhiễm.

Hầu hết các trường hợp nấm da bệnh hắc lào thường chỉ cần dùng thuốc bôi hoặc bột trị nấm để điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Để tránh bệnh tái phát, nên sử dụng thuốc bôi trên vùng da nhiễm nấm kéo dài 7 ngày sau khi khỏi bệnh.

Cách điều trị bệnh hắc lào
Cách điều trị bệnh hắc lào

Thuốc trị nấm sẽ được chỉ định cho các trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng kéo dài. 

Khi điều trị bệnh hắc lào, cần lưu ý:

– Tuân thủ đúng thời gian sử dụng thuốc để điều trị bệnh nhân, tránh tái phát.

– Không dùng chung quần áo, vật dụng cá nhân với người khác gây lây nhiễm bệnh.

– Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc uống trị nấm khi không có chỉ định của bác sĩ.

– Báo cho bác sĩ nếu bạn bị bệnh về gan trước khi sử dụng các thuốc uống trị bệnh.

– Báo cho bác sĩ nếu tình trạng bệnh nặng hơn, xuất hiện mụn mủ, gây viêm đau.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm gội mỗi ngày, đặc biệt là vùng da bị bệnh cần được giữ sạch sẽ và khô ráo.

– Hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác.

– Mặc đồ cotton hoặc chất liệu giúp thấm hút mồ hôi nhanh.

Nhìn chung, nấm da hắc lào thường không gây những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên vùng da bị bệnh nếu không điều trị tốt có thể để lại thâm hoặc sẹo kém thẩm mỹ suốt đời. Thời gian điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào vùng da nhiễm bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Hắc lào là bệnh gì?
Hắc lào có nguy hiểm không?
Bệnh hắc lào có lây hay không?

Sponsored Links:

'
'