Cách dạy tiếng Anh tại nhà cho bé (từ 1 đến 5 tuổi) – GS. Grady, ĐH Hawaii, Mỹ

Từ lứa tuổi 0-5 tuổi là thời gian vàng phát triển trí não của bé. Chính vì thế, các bậc cha mẹ hãy luôn tìm hiểu những phương pháp khoa học, giúp trẻ phát triển toàn diện, thông minh nhanh trí. Và câu hỏi đặt ra là cách dạy tiếng Anh cho trẻ theo từng giai đoạn như  sơ sinh hay cách dạy tiếng anh cho trẻ mầm non, rồi cách dạy tiếng Anh cho trẻ 5 tuổi, phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học …như thế nào cho tốt, trẻ hiểu và nhớ nhanh, vận dụng nhuần nhuyễn?

Bài viết dưới đây sẽ là phương pháp dạy trẻ em nói chung cách học tiếng Anh tốt.

Cách dạy tiếng anh tại nhà cho bé (từ 1 đến 5 tuổi)
Cách dạy tiếng anh tại nhà cho bé (từ 1 đến 5 tuổi)

Trong quá trình học tiếng Anh, nhiều cha mẹ quan tâm đến việc làm sao dạy từ vựng tiếng Anh và giúp trẻ nhớ tốt những từ tiếng Anh. Nâng cao từ vựng là một trong những điều cần thiết giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và đọc bằng tiếng Anh. GS. Grady, ĐH Hawaii, Mỹ đã mô hình hóa cách mà não bộ của trẻ tiếp nhận từ vựng tiếng Anh theo cách gắn bó tích cực. Mô hình này dành cho các bé từ 2 tuổi để học nâng cao từ vựng tiếng Anh trong giao tiếp và thậm chí cả người lớn cũng tìm được nhiều lợi ích từ mô hình này trong việc nâng cao từ vựng của bản thân.

Xây dựng mục tiêu rõ ràng

Mục tiêu từ vựng mới mỗi ngày: 2 từ
Mục tiêu từ vựng mới mỗi tuần: 10 từ
Xây dựng 1 danh sách từ vựng để dạy trẻ trong 1 tháng và hình ảnh tương tự.
Trẻ từ 2-4 tuổi ít chịu ngồi yên để học, do đó, hãy kết hợp việc dạy này như 1 trò chơi hằng ngày.
Trẻ từ 5 tuổi trở lên có thể hiểu đây là 1 hoạt động học tập có mục tiêu, do đó, hãy cùng trẻ lập 1 lịch học hằng ngày như “món ăn tinh thần rèn luyện từ vựng với trẻ”

Cách dạy trẻ tiếng anh hiệu quả, phương pháp dạy tiếng anh

BƯỚC 1: Tạo gắn kết bằng hình ảnh hoặc âm thanh

Mẹ/cô giáo chọn 2 từ vựng và viết từng chữ ra bảng đen hoặc hình ảnh có chữ to bên dưới và đọc to cho bé nghe hoặc chạy file âm thanh để trẻ nghe cách phát âm từ đó. Đợi bé 5-10 giây để bé đọc lại (trẻ từ 2-4 tuổi), hoặc yêu cầu bé đọc lại (trẻ từ 5 tuổi). Mẹ /cô giáo cũng tham gia vào việc học này bằng cách mẹ/cô giáo nói tiếng Việt từ đó và yêu cầu bé đọc lại bằng tiếng Anh.

BƯỚC 2: Tạo gắn kết từ gợi nhớ

Cần ít nhất 12 lần gợi nhớ trong ngày cho 1 từ mới mục tiêu. Do đó, bạn có thể dùng 1 trong những cách sau hoặc phối hợp các cách sau để gợi nhớ cho trẻ:

1. Dán những từ đó xung quanh nhà. Lâu lâu, bạn chỉ váo đó nói tiếng việt và yêu cầu trẻ nói bằng tiếng Anh. có thể lập lại quy trình này tùy ý trong ngày như 1 cách gợi nhớ và trắc nghiệm. Nếu trẻ quên, hãy đọc lại cho trẻ nhớ. [Để thành công trò này, bạn có thể quy ước như 1 trò chơi tìm-đố để trẻ có 1 chút thử thách và hợp tác khi chơi với bạn hơn].

2. Chơi trò chơi hỏi đáp về những từ mới mục tiêu này. Ví dụ, từ mới mục tiêu là Banana, bạn có thể hỏi trẻ: Con khỉ ăn gì con? Trẻ trả lời “ăn chuối ạ”. Trái chuối đọc là gì?, bạn hỏi bé. Nếu bé lúng túng quên, hãy lấy hình và chữ của quả chuối ra để gợi nhớ trẻ và đợi 5-10 giây để trẻ cố nhớ lại. Nếu trẻ không nhớ được hãy nói lại trẻ nghe.

3.Cho trẻ có sự lựa chọn và cố tình gắn 2 từ mới mục tiêu trong sự lựa chọn? Ví dụ, 2 từ mới mục tiêu là tomato và potato. hãy hỏi trẻ: “Con muốn ăn sáng với cà chua hay khoai tây nào?” Trẻ trả lời “khoai tây ạ”, khoai tây phát âm như thế nào con? Đợi trẻ 5-10 giây để trả lời.

4. Luôn tìm cách gợi nhớ lại từ mục tiêu mỗi khi cùng trẻ chơi, đi ra ngoài hoặc giao tiếp cùng nhau.

5. Đọc sách cùng trẻ, chứ không đọc sách cho trẻ nghe. Khi đọc sách, cố tìm cách để đưa 2 từ mục tiêu vào để hỏi trẻ và gợi nhớ trẻ như ở trên.

Đó là những gợi ý để bạn giúp trẻ gợi nhớ. Trẻ dưới 7 tuổi thì chỉ cần nhớ và đọc lại là được. Trẻ trên 7 tuổi, bạn có thể yêu cầu trẻ viết ra (nếu có thể).

BƯỚC 3: Tạo gắn kết bằng “khảo bài nhau”

 Cha mẹ hãy khảo bài qua lại giữa bạn và trẻ những từ đã học
Cha mẹ hãy khảo bài qua lại giữa bạn và trẻ những từ đã học

Thời điểm khảo bài là cuối tuần, hãy khảo bài qua lại giữa bạn và trẻ những từ đã học. Bạn nói tiếng Việt, trẻ nói lại tiếng Anh. Nếu từ nào trẻ quên hãy để trẻ nghe lại. Trẻ trên 7 tuổi, bạn có thể yêu cầu trẻ viết ra (nếu có thể).
Hãy lập 1 lịch trình như một hoạt động tương tác nổ lực cùng nhau.

Lưu ý:

Làm nghiêm túc, nhưng không phải là ép buộc trẻ phải đạt được. Tùy vào khả năng mà điều chỉnh số từ mục tiêu hằng ngày và hằng tuần. Trước mắt, mục tiêu gợi ý là 2 từ/ngày và 10 từ/tuần.

Khuyến khích trẻ học và tạo điều kiện để trẻ được “gợi nhớ”.

Lợi ích:

Nếu bạn làm nghiêm túc cùng trẻ học từ vựng sẽ giúp trẻ tạo 1 thói quen học từ vựng tích cực. Trong giao tiếp tiếng Anh, từ vựng là một phần để nâng cao trình độ nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Trẻ càng nhỏ khả năng nhận ra sự khác biệt giữa các âm rất cao (trên 80%, so với người lớn- Nghĩa là, khi nghe 1 từ được phát ra từ máy bởi 1 người đọc bản ngữ, trẻ nhỏ sẽ phân biệt và bắt chước phát âm lại chính xác đến 80-100%, nhưng người lớn chúng ta sẽ phát âm mất sự chính xác này trừ khi họ đã sống trong môi trường tiếng Anh trước 8 tuổi), do đó, thói quen học và phát âm đúng từ lúc nhỏ sẽ giúp trẻ phát âm chính xác sau này.

Từ vựng tiếng anh cho trẻ (tham khảo)

Đây là danh sách từ tiếng Anh tham khảo cho nhóm trẻ trước 6 tuổi.

1. Social Function Words [Từ mang chức năng giao tiếp]

more, please, thank you, hi/hello, bye-bye, again, sorry,?uh-oh, yes/uh-huh/okay, no/uh-uh

2. Common Action Words (Verbs) [Động từ chỉ hoạt động]

eat, drink, go, stop, run, jump, walk, sleep/night-night, wash, kiss, open, close, push, pull, fix, broke, play,want, hug, love, hurt, tickle, give (“gimme”), all gone, all done, dance, help, fall, shake, see, watch, look, sit, stand (up), throw, catch, blow, cry, throw, swing, slide, climb, ride, rock, come (“C’mon”), color/draw

3. Location Words (Prepositions) [Từ chỉ nơi chốn, vị trí]

up, down, in, out, off, on, here, there, around, under, behind, over at/after

4. Descriptive Words (Adjectives/Adverbs) [Tính từ mô tả]

big, little, hot, cold, loud, quiet, yucky, icky, scary, funny, silly, dirty, clean, gentle, wet, soft, fast, slow, color words (red, blue, yellow, green, pink, orange, purple, black, white, brown) and quantity words (all, none, more, some, rest, plus early number words – especially 1, 2, 3)

5. Early Pronouns [Đại từ nhân xưng]

me, mine, my, I, you, it he, she, him, her .

6. The most common nouns [danh từ thông dụng]

ball, book, choo–choo, train, bike, rain, bubbles, car, truck, boat, plane, baby, bowl, spoon, diaper, sock, shoe, shirt, pants, hat, star, flower, house, tree, brush, towel, bath, chair, table, bed, blanket, light, cookie, cracker, chip, cheese, apple, banana, ice cream, cereal (Cheerios/ “O’s”), candy, milk, juice, water, dog, cat, fish, bird, duck, cow, horse, bunny, bear, pig, lion, elephant, giraffe, zebra, monkey, chicken, butterfly, bee, frog, alligator, snake

7. Plus names for people – tên gọi bằng tiếng Anh

(nếu có) của thành viên trong gia đình hoặc tên gọi các đồ chơi/món ăn thông dụng bằng tiếng Anh

Mama, Dada, brother and sister names, pet names, grandparents & other family members, and favorite characters such as Elmo, Dora, Diego,etc…

Chúc các bạn thành công, và chúc thế hệ trẻ của chúng ta thật thông minh, học giỏi!

Tags:

Sponsored Links:

'
'