Cách xử lý mùi và vết ố vàng trên đệm lò xo và đệm bông ép khi bé tè dầm. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc trẻ tè dầm ra chăn ga đệm là một nỗi lo cho các mẹ. Chăn ga thì có thể giặt được dễ dàng, đệm nếu dùng ga chống thấm thì sẽ rất an toàn, nhưng nếu các mẹ quên hoặc không dùng ga chống thấm thì khi bé tè dầm ra đệm, nếu không được xử lý ngay sẽ để lại mùi và gây ra vết ố vàng trên đệm.
Tùy theo loại đệm (đệm lò xo, đệm bông ép, đệm cao su) mà gia đình đang sử dụng sẽ có những lưu ý riêng khi xử lý mùi trên đệm do bé tè dầm.
Nội dung bài viết:
I. ĐỆM LÒ XO
Ngay sau khi phát hiện bé tè dầm, các mẹ cần tháo ngay ga trải trên đệm hoặc tấm bảo vệ đệm để hạn chế nước tiểu thấm sâu xuống đệm; sau đó thực hiện khử mùi theo các bước dưới đây:
+ Bước 1: dùng một miếng vải mềm, sạch hoặc giấy thấm để thấm bớt nước tiểu trên đệm.
+ Bước 2: đổ hỗn hợp baking soda vào chỗ có nước tiểu trên đệm để hút ẩm.
+ Bước 3: dùng máy hút bụi làm sạch hỗn hợp baking soda sau khi rắc bột soda 15 phút.
+ Bước 4: xịt DẤM lên chỗ đệm bị ướt để khử hết mùi khai khó chịu từ nước tiểu của bé.
+ Bước 5: dùng quạt máy thổi trực tiếp vào bề mặt đệm bị ướt cho đến khi nệm hoàn toàn khô ráo.
*** Xử lý vết ố vàng trên đệm
+ Bước 1: trộn bột baking soda với nước lạnh.
+ Bước 2: phun hỗn hợp lên bề mặt đệm bị mốc, ố vàng.
+ Bước 3: sau 20 phút, dùng máy hút bụi làm sạch bụi trên đệm.
+ Bước 4: xịt DẤM lên chỗ đệm bị ướt để khử hết mùi khai khó chịu từ nước tiểu của bé.
+ Bước 5: dùng quạt máy thổi trực tiếp vào bề mặt đệm bị ướt cho đến khi nệm hoàn toàn khô ráo.
Lưu ý:
– Sau khi làm sạch/mờ vết bẩn trên đệm, các bạn nên rắc một ít phấn rôm tinh khiết dành cho em bé thoa đều trên bề mặt đệm (sử dụng lượng vừa đủ để phủ một lớp mỏng). Phấn rôm có tác dụng hút ẩm, khử mùi và tạo mùi thơm dễ chịu cho đệm.
– Không dùng bàn là để thấm khô vết nước trên đệm vì có thể sẽ làm hỏng đệm hoặc bị cháy mà mùi hôi lại không được xử lý hết, vẫn bám trên đệm rất khó chịu.
II. ĐỆM BÔNG ÉP
Ngay sau khi phát hiện bé tè dầm, các mẹ cần tháo ngay ga trải trên đệm (hoặc tấm bảo vệ đệm) và vỏ áo đệm để hạn chế nước tiểu thấm sâu xuống đệm; sau đó thực hiện khử mùi theo các bước dưới đây:
+ Bước 1: dùng khăn hoặc giấy khô thấm hết nước trên bề mặt đệm.
+ Bước 2: đổ cồn vào chỗ bẩn (Cồn nhanh khô, có tính năng khử mùi và làm sạch vết bẩn).
+ Bước 3: trong thời gian không dùng đệm (nệm), đem phơi đệm nơi thoáng gió hoặc thổi quạt máy làm khô đệm.
Lưu ý:
– Tuyệt đối không GIẶT RUỘT ĐỆM bông ép hay giặt ruột đệm bằng cách rắc xà phòng lên rồi xịt nước để làm sạch, giặt nước sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ của đệm và làm mất liên kết giữa các sợi bông khiến đệm nhanh bị mềm, lún.
– Không phơi ruột đệm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh Đệm bông ép
III. ĐỆM CAO SU
Ngay sau khi phát hiện bé tè dầm, các mẹ cần tháo ngay ga trải trên đệm (hoặc tấm bảo vệ đệm) và vỏ áo đệm để hạn chế nước tiểu thấm sâu xuống đệm; sau đó thực hiện khử mùi theo các bước dưới đây:
+ Bước 1: Dùng khăn khô đè lên chổ đệm bị ướt và dùng tay ấn đè xuống để hút thấm nước vào khăn.
+ Bước 2: Lấy khăn mềm thấm nước, sau đó lau trên vùng có nước tiểu. Thực hiện nhiều lần như thế và thực hiện một cách nhẹ nhàng tránh làm trầy xước, bong tróc mặt đệm.
+ Bước 3: Để bay hơi tự nhiên hoặc dùng quạt máy thổi trực tiếp vào bề mặt đệm bị ướt cho đến khi đệm hoàn toàn khô ráo.
+ Bước 4: Rắc một ít phấn rôm tinh khiết dành cho em bé thoa đều trên bề mặt đệm (sử dụng lượng vừa đủ để phủ một lớp mỏng). Phấn rôm có tác dụng hút ẩm, khử mùi và tạo mùi thơm dễ chịu cho đệm.
***LƯU Ý: Tuyệt đối không được sử dụng chất tẩy rửa trên đệm cao su, phơi đệm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng máy sấy, bàn ủi (bàn là) làm khô đệm. Những cách trên sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của đệm cao su, gây lão hóa và bở mục đệm.