Vì sao mọc răng khôn?

Đây là bài viết 188 / 304 trong series Lời khuyên sức khỏe

Mọc răng khôn không có ý nghĩa gì về chức năng nhai bởi hàm răng 28 cái đã đủ để con người ăn uống thường ngày. Do răng khôn thường nằm sâu bên trong hàm, không đủ không gian để mọc bình thường nên hay mọc lệch, mọc ngược và chèn ép vào các răng khác. Do vậy, có những trường hợp mọc răng khôn bắt buộc phải nhổ để tránh ảnh hưởng đến hàm răng cũng như nhiều cơ quan xung quanh. Cùng isuckhoe tìm nguyên nhân vì sao mọc răng khôn nhé!

Vì sao mọc răng khôn?
Vì sao mọc răng khôn?

Răng khôn là gì?

Những chiếc răng mọc cuối cùng của mỗi bên hàm hay những chiếc răng số 8 còn có tên gọi khác là răng khôn. Đây là những chiếc răng thường chỉ xuất hiện ở người trưởng thành, trên 18 tuổi. Do chúng mọc cuối cùng và vòm miệng con người không đủ chỗ chứa để chúng mọc bình thường như những răng hàm khác. Do đó, khi mọc răng khôn sẽ dẫn đến hiện tượng sưng đau. Thậm chí có nhiều hiện tượng răng khôn mọc ngầm, mọc lệch nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến hôi miệng, sưng nướu,… các bệnh lý về nha khoa.

Dấu hiệu mọc răng khôn đang?

– Đau nhức quanh lợi. Ngay khi răng bắt đầu nhú lên, người bệnh sẽ cảm thấy ê nhức từ bên trong. Răng càng nhú lên thì cơn đau càng dữ dội và kéo dài.

Lúc đầu đau nhức sẽ xuất hiện quanh vùng lợi mọc răng. Trong trường hợp răng mọc lệch sẽ làm đau răng hàm bên cạnh và các vùng lân cận.

Dấu hiệu mọc răng khôn đang?
Dấu hiệu mọc răng khôn đang?

– Sưng lợi: Khi mọc răng khôn người bệnh thấy hàm của mình nặng nề hơn và gặp khó khăn trong việc cử động cơ miệng gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp. Thậm chí nuốt nước bọt cũng đau và nhiều khi không mở được hàm.

– Đau nhức đầu và có thể sốt: Sốt nhẹ là dấu hiệu phổ biến khi mọc răng khôn. Những cơn đau nhức, sưng tấy là nguyên nhân gây sốt, tuy nhiên khi răng đã ổn định những cơn sốt cũng sẽ biến mất nhanh

– Chán ăn: Đau nhức, mệt mỏi khiến bệnh nhân chán ăn, không nhai được. Bên cạnh đó, khi thức ăn không may đụng vào phần lợi đang sưng sẽ gây ra cảm giác đau buốt và không muốn ăn.

Răng khôn có tác dụng gì?

Thực chất những chiếc răng số 8 này gọi là răng khôn bởi chúng thường mọc khi con người đã trưởng thành, ở độ tuổi khôn lớn, có thể tự nhận thức mọi thứ.

Do xuất hiện muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến mọi người gặp không ít đau đớn và phiền toái. Do đó, với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.

Nói cách khác, răng khôn còn là “kẻ thù” của nhiều người bởi chúng mang lại phiền toái và đau đớn rất nhiều. Hầu như răng khôn đều phải nhổ, dù sớm dù muộn. Theo kết quả điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính tới nay có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến hết quãng đời. Cũng có nhiều người quan niệm rằng răng khôn không tự nhiên mà mọc lên, hay răng khôn có ý nghĩa riêng của nó nên không nên nhổ bỏ. Hàm răng đủ của con người là có 32 răng, trong đó 4 răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới.

Răng khôn có tác dụng gì?
Răng khôn có tác dụng gì?

Không những không có ý nghĩa đặc biệt gì mà mọc răng khôn còn gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên, quá trình mọc răng khôn bao giờ cũng gây những cơn đau nhức khó chịu hơn là mọc những răng khác.

Răng khôn mọc còn có thể gây nhiều biến chứng như: viêm nhiễm, đau nhức khi bị mọc răng khôn. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến bệnh nhân sưng, đau nhức trong miệng nên không thể nhai thức ăn. Nếu tình trạng viêm nhiễm do răng khôn kéo dài mà không khám hay can thiệp kịp thời sẽ gây phá hủy xương xung quanh chiếc răng này, điều tệ hại hơn là dễ làm xô cả hàm răng còn lại.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Không cần phải nhổ răng khôn khi nó đã mọc hoàn toàn, mọc thẳng, đúng vị trí, không bị sâu, vùng nướu xung quanh không có dấu hiệu viêm hay sưng tấy, không gây đau nhức và có thể dễ dàng làm sạch một cách triệt để.

Khi nào nên nhổ răng khôn?
Khi nào nên nhổ răng khôn?

Ngược lại, việc nhổ răng khôn là cần thiết nếu có một trong những trường hợp sau:

– Hiện diện nang hay u có nguyên nhân do răng khôn.

– Việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng sưng, đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại.

– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống, gây loét nướu hàm đối diện, gây nhồi nhét thức ăn, lâu ngày sẽ dẫn đến sâu răng và ảnh hưởng mô nha chu răng kế cận.

– Bản thân răng khôn mắc các bệnh nha chu hay sâu.

– Nhổ răng khôn để chỉnh nha hoặc làm phục hình.

Câu hỏi thường gặp

Răng khôn là gì?
Răng khôn có tác dụng gì?

Sponsored Links:

'
'