Hiện tượng mọc răng khôn đã là hiện tượng tự nhiên bình thường của cơ thể người, thế nhưng khi mọc răng khôn bị lệch thường gây đau đớn và cần đi nhổ bỏ nếu như tình trạng đau nhức quá tầm kiểm soát.
Vậy, câu hỏi đặt ra mà chúng ta cần tìm hiểu là răng khôn là gì, có những loại răng khôn nào và khi nào cần đi nhổ răng khôn, chi phí nhổ răng và những lưu ý chăm sóc răng sau nhổ, nhổ răng khôn hàm dưới khác với nhổ răng khôn hàm trên không, hoặc nhổ răng khôn bị sâu?
Nội dung bài viết:
Răng khôn là gì?
Răng khôn (răng số tám hay răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng, thông thường ở người ttrong độ tuổi từ 17 đến 25. Răng khôn gây nhiều tranh cãi bởi chức năng của nó chưa rõ ràng trong khi lại gây ra nhiều phiền toái. Giới nha khoa vẫn chưa thực sự thống nhất về việc nên giữ hay nhổ nó. Trong quá trình vài triệu năm tiến hóa của loài người từ vượn sang vượn người rồi sang người, xương hàm của con người bé dần. Phần lớn hàm chỉ đủ chỗ cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.
Nhưng thực tế là ta có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới và mọc sau cùng. Phiền toái xảy ra khi chúng không đủ chỗ để mọc theo hướng bình thường mà tự tìm đường khác, ví dụ như mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ở bên cạnh. Chúng có thể mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi được một phần thì bị tắc và ngừng lại vĩnh viễn.
Khi nào cần khổ răng khôn?
☘️ Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng
☘️ Chỉ nên nhổ răng khôn khi răng bị mọc lệch, sưng, viêm, .. gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
☘️ Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi phải phẫu thuật để nhổ răng khôn sẽ gặp khó khăn
Khi răng khôn gây ra hoặc có xu hướng gây ra tác hại đối với răng, lợi và xương ở xung quanh thì cần nhổ. Cụ thể khi bạn gặp phải những vấn đề như:
-
Sâu răng
Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Sự tích tụ này lâu ngày gây sâu răng. Đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra.
-
Viêm lợi:
Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được). Bệnh viêm lợi này tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.
-
Huỷ hoại xương và răng xung quanh:
Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó.
Trong một số trường hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Phân biệt các loại răng khôn mọc lệch:
Có 3 loại răng khôn mọc lệch:
- Răng khôn mọc thẳng: Răng đủ chỗ mọc, mọc thẳng. lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách để không bị sâu răng
- Răng khôn mọc hơi lệch( 45 độ): Răng khôn thiếu chỗ mọc lên, khi đó chiếc răng thường sẽ vẫn mọc được lên nhưng đến một thời điểm nhất định sẽ tì vào răng hàm kế bên, gây xô lệch nhóm răng kế cận. Trong trường hợp xấu có thể gây xô lệch cả hàm.
- Răng khôn mọc nằm ngang: Trường hợp nặng nhất của mọc lệch. Việc này diễn ra âm thầm dưới lợi khiến cho bệnh nhân không hề hay biết mình đang mọc răng khôn và có thể không cảm thấy đau đớn gì. Tuy nhiên, trường hợp này rất nguy hiểm do chiếc răng lấn vào xương hàm, gây tiêu xương. Thậm chí có thể tạo thành một nang trong xương hàm, lâu dài có thể chuyển thành u ác tính.
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không
Nhiều bạn vì sự đau đớn của răng khôn gây nên, sẽ hoài nghi rằng không biết nhổ răng không có nguy hiểm không, và có biến chứng sau khi nhổ răng khôn hay không.
Và theo thông tin mình thu thập được thì, nhổ răng không ảnh hưởng đến sức khỏe, không ảnh hưởng đến thần kinh như một số lời đồn “thêu dệt”. Nhổ răng khôn là việc phổ biến, bình thường ở các nước phát triển, những nơi có dân trí cao. Nhổ răng khôn giúp loại trừ viêm nhiễm, bảo vệ răng lân cận, giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.
Nhiều người lo ngại việc đụng dao kéo khi nhổ răng khôn. Tuy nhiên, không phải nhổ chiếc răng khôn nào cũng khó như bạn nghĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ chọn thời điểm thích hợp, khi răng đã phát triển đến một mức độ nào đó để việc nhổ răng được diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng nhất. Tỉ lệ các ca nhổ răng khôn khó thực ra khá thấp và bác sĩ chỉ thực hiện khi tình trạng răng khôn gây đau đớn quá mức cho bệnh nhân hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ các răng còn lại. Do đó, nếu chọn phòng khám uy tín, công nghệ hiện đại và bác sĩ tay nghề cao thì bạn thực sự không có gì phải lo lắng khi nhổ răng khôn cả.
Nhổ răng khôn hết bao nhiêu tiền?
Răng khôn nếu mọc thẳng an toàn thì là điều đáng mừng. Nhưng nếu răng khôn mọc lệch thì rất nguy hiểm. Bạn hãy đến trung tâm nha khoa để được khám và nhổ răng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì tình hình răng miệng của mỗi bạn là khác nhau nên chi phí cho việc điều trị cũng khác nhau. Để biết chính xác chi phí bạn cần tham khảo ý kiến của nha sĩ.
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn:
- Tình trạng sưng tấy: Là điều gần như là “hiển nhiên” với ai đã nhổ chiếc răng này, bạn phải chấp nhận điều này và theo thời gian những dấu hiệu này sẽ thuyên giảm. Bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc cần thiết và hướng dẫn bạn cách chườm lạnh bên ngoài để giảm sưng.
- Dinh dưỡng: Nên ưu tiên những món ăn mềm, dễ nuốt vì với những món ăn cứng, dai sẽ gây cho bạn cảm giác đau đớn.
- Chảy máu: Nếu bạn không bị chảy quá nhiều máu thì không đáng ngại vì sau khi nhổ răng bạn có thể bị rỉ máu trong những giờ đầu, càng về sau lượng máu càng ít.
Hãy thông báo với bác sĩ ngay nếu bạn thấy lượng máu chảy ra nhiều để được cấp cứu ngay.
Sau khi nhổ răng khôn thì ăn uống thế nào?
Ngay sau khi nhổ rằng và trong vài ngày sau đó, bạn nên ăn thực phẩm lỏng và mềm. Quá trình liền và sự thoải mái của từng người sẽ quyết định khi nào có thể ăn thức ăn cứng.
Chế độ ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng của việc chữa lành vết thương. Tuy nhiên, đau, viêm, và cứng hàm có thể khiến bạn khó ăn uống sau khi nhổ răng khôn.
Một số gợi ý thực phẩm nên ăn :
- sinh tố
• trái cây không hạt nghiền nhuyễn
• súp
• nước hầm
• sốt táo
• quả bơ
• kem
• thạch
• chuối nghiền – chuối nghiền đông lạnh thay cho kem
• đậu nghiền, như đậu thận, đậu đen hoặc đậu bơ
• khoai tây hoặc khoai lang nghiền
• rau dạng sốt đặc hoặc nghiền nhuyễn, như cà rốt, parsnips, hoặc bông cải xanh
• trứng bác
• pho mát mềm
• sữa chua
Một số gợi ý thực phẩm nên tránh:
Các loại thực phẩm sau đây có thể có hại cho quá trình liền vết thương sau nhổ răng khôn:
• Các loại hạt, có thể bị mắc kẹt trong vết thương và gây nhiễm trùng
• hạt tiêu và các loại gia vị khác để lại bã cứng
• thức ăn cay nóng
• khoai tây chiên và bỏng ngô
• các loại thực phẩm khác cần nhai nhiều