Thời điểm vàng can thiệp trẻ chậm nói ? Trẻ được chẩn đoán chậm phát triển ngôn ngữ khi trẻ phát âm tốt các từ, nhưng chỉ ghép được 2 từ với nhau. Còn trẻ chậm nói tức là trẻ có thể sử dụng từ, cụm từ diễn đạt nhưng rất khó hiểu. Hai khả năng này cần được phân biệt để có sự can thiệp kịp thời.
Nội dung bài viết:
1. Quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ
Nghe và hiểu |
Nói |
|
0- 3 tháng |
– Giật mình khi nghe tiếng động to. – Im lặng hoặc mỉm cười khi được người khác nói chuyện. – Nhận được giọng nói của bạn hoặc nín khóc khi nghe tiếng bạn. – Bú mạnh lên hoặc yếu đi khi nghe thấy âm thanh lạ. |
– Phát ra các âm gừ gừ. – Thể hiện các tiếng khóc khác nhau cho các nhu cầu khác nhau. – Mỉm cười khi nhìn thấy bạn. |
4-6 tháng |
– Nhìn về phía có tiếng động. – Phản ứng với những thay đổi trong giọng nói của bạn. – Nhận biết các đồ chơi phát ra âm thanh. – Chú ý tới tiếng nhạc. |
– Phát ra các âm p, b, m. – Cười thầm và cười thành tiếng. – Thể hiện sự thích hoặc không thích bằng âm thanh. – Bi bô một mình hoặc đáp lại lời nói chuyện của bạn. |
7 tháng – 1 năm |
– Thích chơi trò ú òa. – Quay đầu và hướng về phía có âm thanh. – Lắng nghe khi được bạn nói chuyện. – Nhận biết từ chỉ các vật thông dụng như “cốc”, “giầy”, “sách”… |
– Bi bô các nhóm âm thanh ngắn và dài, ví dụ “tata bibibibi”. – Dùng lời nói hay âm thanh không phải tiếng khóc để đạt được sự chú ý. – Dùng các động tác để giao tiếp (vẫy tay, bám tay đòi bế). – Bắt chước nhiều âm thanh lời nói khác nhau. – Nói được 1 hay 2 từ (bà, mẹ, chó…) khi một tuổi, mặc dù các âm thanh này còn chưa rõ ràng. |
2. Dấu hiệu trẻ chậm nói
Một số dấu hiệu trẻ chậm nói:
- 2 tuổi chỉ phát âm hoặc nói vài từ đơn giản
- 3 tuổi chưa trả lời được tên, tuổi cũng như chưa nói được những câu ngắn.
- 4 tuổi chưa đặt được những câu hỏi như Tại sao? Ai đó ? Ở đâu? Số lượng câu nói ít hơn 8 câu.
- 5 tuổi chưa biết kể lại câu chuyện mà trẻ thích hay là nói về ước mơ trong tương lai với từ “sẽ ”.
Ngoài ra trẻ còn có những biểu hiện như:
- Không vui hoặc nhút nhát, bám mẹ.
- Dễ dàng cáu giận hoặc khóc.
- Hay đánh bạn hoặc dành đồ chơi với bạn.
- Không chơi với ba mẹ hoặc với các bạn.
Ở từng giai đoạn, trẻ có những tiến bộ trong giao tiếp. Đặc biệt là trong 5 năm đầu đời, đây là khoảng thời gian quan trọng trong việc chuẩn bị cho việc học. Trong đó 3 năm đầu là thời gian vàng của đánh giá chẩn đoán và can thiệp sớm trẻ chậm nói. Trẻ không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến việc bày tỏ ý kiến và cảm xúc bị hạn chế, khiến trẻ sẽ có hành vi không phù hợp như gây hấn, căng thẳng. Điều này làm cản trở việc kết bạn sau này của trẻ cũng như ảnh hưởng trở lại việc học hỏi khám phá thế giới xung quanh.
Làm gì khi trẻ có dấu hiệu chậm nói
Một số những cách dạy trẻ chậm nói tưởng chừng đơn giản nhưng chắc chắn sẽ mang lại những điều thú vị. Chúng ta bắt đầu ngay nhé!
Hãy nói chuyện với trẻ nhiều hơn
Ngay cả khi trẻ không nói được nhưng những câu chuyện cực kỳ đơn giản bạn nói với trẻ bằng ngôn ngữ, cử chỉ trìu mến, yêu thương cũng có thể cải thiện thái độ nghe của trẻ. Hãy buôn chuyện với bé mọi lúc mọi nơi, lúc cho bé ăn, bé tắm, ru bé ngủ…
Phụ huynh cần quan tâm chăm sóc nhằm giúp trẻ cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ tuỳ theo độ tuổi. Việc khuyến khích trẻ tập nói là điều cần làm trước tiên bởi trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói.
Không bắt chước ngôn ngữ của bé
Bé thường không phát âm chuẩn, nói ngọng, lịu khi vừa mới bắt đầu. Bạn đừng bắt chước cách nói của trẻ trong quá trình dạy trẻ chậm nói vì rất có thể sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn, trở thành thói quen khó sửa.
Tạo môi trường cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn đồng lứa
Bạn có tin bé có thể nói chuyện với bạn cùng lứa không bằng cách thông qua ngôn ngữ. Với môi trường tiếp xúc nhiều, bé sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Hãy luôn trả lời bé
Bé không nói nhưng giao tiếp với bạn bằng thái độ, bằng cử chỉ, điệu bộ cơ thể, hãy trẻ lời bé bằng cách giải quyết những thái độ đó: Bé đưa cho bạn 1 đồ vật, hãy đón nhận lấy, bé muốn lấy đồ vật, hãy khuyến khích bé hành động để có được nó. Đây là cách dạy trẻ chậm nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Cha mẹ luôn là người quan trọng nhất
Cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do đó cha mẹ cần phải khuyến khích trẻ tập nói ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Cha mẹ cần nói chuyện thường xuyên với trẻ, đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe. Có thể dạy trẻ ngôn ngữ bằng cách chỉ vào các đồ vật trong nhà và đọc to tên của những đồ vật đó.
Không được gượng ép
Lưu ý không nên ép trẻ nói nhưng đừng quên khen ngợi, vỗ tay mỗi khi trẻ phát âm được một từ nào đó. Đừng lơ là mỗi khi nói chuyện với con, bạn phải thật tập trung và chú ý lắng nghe để trẻ có thời gian chuẩn bị cho những từ sắp nói.