Người tốt chẳng bao giờ khéo miệng Kẻ xấu lại toàn nói lời hay Nhưng hãy nhớ rằng, hiền lành thật thà thì trời thương, Gian manh xảo trá thì trời phụ
Nội dung bài viết:
14 điểm bạn cần nhớ trong đời
1. Ruồi chết vì mật ngọt
Đàn bà chết vì đàn ông khéo
Đàn ông chết vì đàn bà đẹp
Còn cha mẹ chết vì con bất hiếu
2. Người tốt chẳng bao giờ khéo miệng
Kẻ xấu lại toàn nói lời hay
Nhưng hãy nhớ rằng, hiền lành thật thà thì trời thương
Gian manh xảo trá thì trời phụ
3.Mọi thứ sẽ đến vào thời điểm thích hợp.
Điều bạn cần làm là: Hãy kiên nhẫn
4. Người ta cho rằng sống một mình thì rất cô đơn, nhưng tôi lại không nghĩ thế. Ở cạnh những người không hiểu mình mới là cô độc nhất trên đời.
5. Đừng bao giờ lừa dối người khác! Bởi vì những người mà bạn lừa dối được, đều là những người tin tưởng bạn. Và niềm tin một khi đã mất thì không bao giờ quay lại như lúc ban đầu!
6. Có ba loại người là bằng hữu của ta: Người yêu ta, người ghét ta, và người lạnh lùng đối với ta.
Người yêu ta làm ta ấm áp, người ghét ta khiến ta cẩn trọng, và người lạnh lùng dạy cho ta cách tự lập.
7. Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình.
8. Nếu như có người vì một điểm tốt của bạn mà tha thứ cho tất cả những điểm không tốt, thì hãy TRÂN TRỌNG họ. Bởi vì hầu hết mọi người đều sẽ chỉ vì một điểm xấu của bạn mà quên mất bạn cũng có những điểm tốt vô cùng!
9. Đừng dùng miệng của mình can thiệp vào cuộc sống của người khác.
Đừng dùng đầu của người khác để suy nghĩ về cuộc sống của mình.
10. Quen biết một người là do duyên phận
Hiểu được một người là do kiên trì
Chinh phục được một người dựa vào trí tuệ
Có thể ở bên nhau dài lâu hay không
Thì phải dựa vào sự bao dung
11. Đừng nói mà hãy làm
Đừng huyên thuyên mà hãy hành động
Đừng hứa mà hãy chứng minh
12. Đừng phụ người đã từng giúp đỡ bạn.
Đừng hận người đã từng yêu bạn
Đừng lừa dối người luôn tin tưởng bạn
13. Muốn thương nhau thì phải hiểu nhau.
Muốn hiểu nhau thì phải tin tưởng nhau
Muốn tin tưởng nhau thì phải thật lòng với nhau
14. Trước khi trả lời, hãy lắng nghe
Trước khi hành động, hãy suy nghĩ
Trước khi quở trách, hãy đồng cảm
Trước khi bỏ cuộc, hãy thử lại
Trước khi cầu nguyện, hãy tha thứ
Tu cái miệng
Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa. Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
Nghiệp là hành động tạo tác nhiều lần có chủ ý, cùa Thân, Miệng và Ý, nguyên nhân đưa tới quả báo, cả hai “nghiệp” và “quả báo” tạo thành” luật nhân quả”, tuần hoàn không dứt, đưa con người luân hồi khắp sáu cõi. Nếu gieo nghiệp thiện thì sẽ sanh ở cõi Trời, Người, Atula, còn nếu tạo nghiệp ác thì sẽ bị đọa vào Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Trong đó phần Miệng là gieo tạo nghiệp nhiều nhất. Nhưng đối với đạo Phật Tu là chuyển được nghiệp.
Cố kinh vân: “phù sĩ xử thế, phủ tại khẩu trung, sở dĩ trạm thân, do kỳ ác ngôn”. nghĩa là, xét người ở đời, búa để trong miệng, sở dĩ giết người, do lời nói ác. Cổ nhân cũng có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất” nghĩa là: bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Phật dạy trong mười ( 10 ) cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn ( 4 ) gần một nửa:
(1/ chuyện không nói có, chuyện có nói không, 2/ nói lời hung ác, 3/ nói lưởi đôi chiều, 4/ nói lời thêu dệt. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày ngoài bốn điều trên, cái miệng còn tạo thêm nhiều nghiệp nữa như: 5/ ăn uống cầu kỳ, 6/ phê bình, khen chê, 7/ rêu rao lỗi của mọi người, (tứ chúng) toàn là những điều tổn phước và tội phải đoạ vào địa ngục, cũng như làm mích lòng, gây mâu thuẩn, hận thù giết hại lẫn nhau mà thôi. Do vậy kinh cũng dạy, trong sinh hoạt hằng ngày có 4 hạng người chúng ta nên tránh: 1/ Hay nói lỗi kẻ khác, 2/ hay nói chuyện mê tín, tà kiến, 3/ miệng tốt, bụng xấu (khẩu Phật, tâm xà), 4/ làm ít kể nhiều. Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác, để có cách ứng xữ thích nghi.
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác… thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan. Làm ơn hay bị măc oán, cũng do cái miệng nầy hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người. “Thần khẩu nó hại xác phàm, Người nào nói quá họa làm khổ thân. Lỡ chân gượng được đỡ lên. Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi” Cái miệng nầy rất tai hại, ăn uống thì cầu kỳ muốn nuốt vào những món ngon vật lạ cho khóai khẩu, vừa hao tốn tiền của, vừa đem bệnh vào thân, vì động thực vật bây giờ sản xuất chạy theo lợi nhuận nên xử dụng hóa chất rất nhiều, nếu không biết kiêng cữ thì bệnh nan y mang vào thân, để tự làm khổ mình và làm khổ bao người, phải lo chạy chữa, là chuyện đương nhiên.
Người xưa cũng có dạy: “Khẩu khai thần khí tán. Thiệt động thị phi sanh” tức là mở miệng nhiều lời sẽ hao tỗn thần khí, lưỡi động thường nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê…để rồi phải tranh đấu, mạ lị lẫn nhau khiến sanh ra lắm chuyện thương tâm.
Đấy là chỉ nói sơ qua những điều tai hại thường xảy ra hằng ngày của cái miệng, còn lại suốt trong một đời người, do thoả thích cho cái miệng mà chúng ta đã tạo không biết bao tội lỗi. Do vậy mà Tây phương cũng có dạy:” trước khi nói phải uống lưỡi bảy lần” là vậy.
Cũng có kệ rằng:
“Trăm năm vật đổi sao dời. Một câu quý giá muôn đời con ghi.
Mở lời trước phải xét suy. Rằng ta cất tiếng ích chi chăng là”.
Lại có thơ:
“Lời nói đổi trắng thay đen,
Thiên đàng, điạ ngục bon chen lối vào?
Trực ngôn tâm chẳng lao xao.
Giữ tâm thiền định biết bao an lành”
Cái miệng cũng có nhiều cái lợi: dùng để ăn uống tốt, nuôi dưỡng cơ thể, dùng để nói năng giao tiếp trong hằng ngày, tạo mối thâm tình, giao hảo hài hòa, thông hiểu lẫn nhau, dùng để thuyết giảng, tụng niệm, dạy học, truyền kiến thức và những điều lợi ích đến được nhiều người. Đọc câu chuyện trong quốc văn giáo khoa thư sau đây sẽ thấy được sự lợi hại về cái miệng, lưỡi: “Một hôm ông phú hộ ra lệnh cho người làm giết heo và chọn phần quí nhất của con heo làm cho ông một món ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông một món ăn mà phần quí nhất là cái lưỡi heo. Ông phú hộ hỏi tại sao thì người làm trả lời rằng cái lưỡi là bộ phận quí nhất, vì nhờ cái lưỡi mà con người có thể diễn đạt những tình cảm chân thành, những ý tưởng cao siêu, ích nước lợi dân và có ích cho nhân loại. Ít lâu sau, ông phú hộ lại ra lệnh cho người làm giết heo và chọn một bộ phận xấu xa nhất làm cho ông một món ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông phú hộ một dĩa đồ ăn mà bộ phận xấu xa nhất lại cũng là cái lưỡi heo. Ông phú hộ hỏi tại sao, người làm bèn trả lời rằng vì cái lưỡi có thể nói lên những lời nói xấu xa nhất tàn ác nhất làm tan nát gia đình xã hội và có thể khuynh đảo nước nhà ngay cả làm hại cho nhân loại. Ông phú hộ vô cùng ngợi khen sự thông minh của người làm”. Thật là cái lưỡi không xương nhiều đường lắc léo. Người xưa cũng có nói “nhứt ngôn khả dĩ hưng bang, nhứt ngôn khả dĩ tán bang” nghĩa là một lời nói có thể xây dựng nước nhà, mà cũng có thể làm tan nát nước nhà.
Lược sơ qua những điều lợi hại, thì chúng ta đã thầy cái miệng, lưỡi của người thế gian điều hại sẽ nhiều hơn điều lợi rồi, Tạo hóa sinh ra con người có hai lỗ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói, mới đúng với tự nhiên, được thân người là khó, có đầy đủ lục căn và miệng lưỡi trọn vẹn là phước đức quá rồi, hãy nhân vốn phước báu nầy mà gieo trồng thêm phước đức ra nữa, thì mới là người khôn, bởi vậy phải lo Tu cái miệng là điều cần thiết nhất và xem như Tu hơn nửa đời người rồi.