Thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ

Đây là bài viết 282 / 306 trong series Lời khuyên sức khỏe

Sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa họng và ho là những triệu chứng tiêu biểu của bệnh cảm lạnh. Để chấm dứt tình trạng này thì thuốc cảm cúm chính là giải pháp hiệu quả được chỉ định trong nhiều trường hợp bị cảm lạnh. Tuy nhiên nhiều loại thuốc cảm cúm có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến học tập, công việc nghiêm trọng.

Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!

Thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ
Thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ

Về bệnh cảm lạnh

Nguyên nhân gây ra cảm lạnh thường là do virus. Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường mắt, mũi, miệng và khiến đường hô hấp trên gặp nhiễm trùng. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh cảm lạnh mọi người thường gặp phải:

  • Hắt hơi, đau họng;

  • Nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi;

  • Ho khan hoặc ho có đờm;

  • Mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu.

Các yếu tố khiến nguy cơ bị cảm lạnh gia tăng bao gồm: suy giảm sức đề kháng, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi hoặc người nghiện thuốc lâu năm.

Trên thực tế có tới hơn 200 loại virus gây bệnh cảm lạnh và phần lớn bệnh nhân bị cảm lạnh sẽ khỏi bệnh trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cảm lạnh kéo dài trên 14 ngày, hoặc bệnh tiến triển với các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: khó thở, ho có đờm lẫn máu, sốt cao,… thì lúc này bệnh nhân cần đi khám để được can thiệp y tế trong thời gian sớm nhất có thể.

Các loại thuốc chữa cảm cúm

Là bệnh thường gặp và không gây nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh cảm cúm hầu hết đều tự chữa tại nhà, theo chỉ định của bác sĩ. Nếu để tự nhiên, cảm cúm thường tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày, khi hệ miễn dịch cơ thể chiến thắng bệnh. Trường hợp sốt cao hoặc các biến chứng khác thì cần khám tại Cơ sở y tế.

Các loại thuốc chữa cảm cúm
Các loại thuốc chữa cảm cúm

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị cảm cúm, chỉ có một số loại thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng, người bệnh bớt khó chịu và nhanh khỏi bệnh hơn. Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị triệu chứng cảm cúm thường dùng:

  • Nhóm thuốc giảm sốt, đau họng, nhức đầu
  • Nhóm thuốc giảm triệu chứng ngạt mũi
  • Nhóm thuốc giảm ho

Thành phần thuốc cảm cúm gây buồn ngủ?

Trong thành phần của thuốc dùng để điều trị bệnh cảm cúm hiện nay thì ngoài hoạt chất giảm đau, hạ sốt còn chứa một số hoạt chất khác. Đó là hoạt chất chống dị ứng có tên là clorpheniramin thuộc nhóm kháng histamin có tác dụng cụ thể và được chỉ định sử dụng dưới sự hướng dẫn của Dược sĩ tư vấn hoặc chỉ định của Bác sĩ. Tất cả các triệu chứng như đau đầu, sổ mũi, cảm cúm, buồn ngủ, mệt mỏi…cũng như một số triệu chứng khác có liên quan như mày đay, dị ứng thức ăn, phản ứng huyết thanh, côn trùng đốt hay ngứa ở người bị bệnh sởi hoặc thủy đậu… cũng được sử dụng hoạt chất này và đã cũng được công nhận rằng có nhiều hiệu quả rõ rệt.

Thuốc giảm các triệu chứng cảm cúm Panadol Cold Flu 

Chống chỉ định:
Mẫn cảm với thành phần thuốc. 
Bệnh nhân đang dùng hoặc đã dùng trong 2 tuần gần đây các thuốc ức chế Monoamine Oxidase.

Thuốc giảm các triệu chứng cảm cúm Panadol Cold Flu 
Thuốc giảm các triệu chứng cảm cúm Panadol Cold Flu 

Hướng dẫn sử dụng:
Chỉ định:

Làm giảm triệu chứng của cảm cúm như sốt, đau và xung huyết mũi.
Liều dùng và cách dùng:
Dùng 1 hoặc 2 viên/lần, có thể dùng tới 4 lần/ngày.
Liều tối đa hàng ngày: 8 viên trong 24 giờ, cách nhau 4 giờ. Tối đa sử dụng trong 7 ngày.
Thận trọng:
Bệnh nhân rối loạn/suy giảm chức năng gan & thận (không dùng chung với các thuốc có chứa Paracetamol khác).
Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú .
Tham khảo ý kiến bác sỹ đối với những bệnh nhân có: Bệnh tim mạch, cường giáp, Glaucoma góc đóng…

Thuốc trị cảm cúm Decolgen ND

Mỗi viên DECOLGEN ND chứa:

  • Hoạt chất: Paracetamol (acetaminophen) 500mg, Phenylephrine Hydrochloride 10mg.
  • Tá dược: Povidone K-30, Starch, Silicified Microcrystalline Cellulose, Citric Acid Anhydrous, Hydroxypropyl Cellulose, FD&C Blue #1 87 – 93%, D&C Yellow #10 88 – 94%, Sodium Starch Glycolate, Magnesium Stearate.
Thuốc trị cảm cúm Decolgen ND
Thuốc trị cảm cúm Decolgen ND

Công dụng:

Thuốc trị cảm cúm Decolgen ND Không gây buồn ngủ (Hộp 25 vỉ x 4 viên) Điều trị các triệu chứng cảm thông thường, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm màng nhầy xuất tiết do cảm, viêm xoang và các rối loạn của đường hô hấp trên.

Liều dùng:

(Uống 3 hay 4 lần một ngày)

  • Người lớn: 1- 2 viên/lần.
  • Trẻ em: 2 – 6 tuổi: 1/2 viên/lần, 7 – 12 tuổi: 1/2 – 1 viên/lần.
  • Không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Hoặc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Cách dùng:

 

Chống chỉ định:

  • Nhạy cảm với các thành phần của thuốc. Nghiện rượu. Suy gan hay thận nặng. Viêm gan tiến triển do virus.
  • Paracetamol: Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphate dehydrogenase.
  • Phenylephrine: Không được dùng thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ trong các trường hợp sau: bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác, khó tiểu do phì đại tiền liệt tuyến.

Lưu ý gì khi chữa cảm cúm?

Nhiều người vẫn có quan niệm sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị cảm cúm. Nhưng quan điểm này hoàn toàn sai lầm, bởi kháng sinh chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn chứ không có hiệu quả trong điều trị các bệnh do virus gây ra, trong đó có cảm cúm. Vì thế, không sử dụng kháng sinh bừa bãi, cần dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Chữa cảm cúm nói chung khá đơn giản, hầu hết mọi người đều khỏi bệnh sau một vài ngày, có thể không cần dùng thuốc. Nhưng một vài trường hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng cần can thiệp y tế.

Các triệu chứng cho thấy bệnh diễn tiến nặng như: sốt cao kéo dài, dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả, ho nhiều, khó thở, tức ngực, đau nhức, mệt mỏi kéo dài hơn 1 tuần. Bệnh diễn tiến nặng thường xảy ra ở người bệnh suy giảm miễn dịch, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người nghiện rượu, mắc bệnh mạn tính,… Cần sớm đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để được theo dõi và can thiệp y tế. 

Có thể tiêm vắc xin cúm hàng năm với các đối tượng hệ miễn dịch yếu để ngăn ngừa bệnh. Ngoài ra, cần chú ý ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh, tập thể dục tăng cường sức khỏe, giữ ấm cơ thể để phòng ngừa bệnh.

Sponsored Links:

'
'