Tăng đột biến số lượng trẻ nhỏ nhiễm virus RSV ! Dấu hiệu nhiễm và cách điều trị??

Tăng đột biến số lượng trẻ nhỏ nhiễm virus RSV ! Dấu hiệu nhiễm RSV và cách điều trị như thế nào ?

Dấu hiệu nhiễm và cách điều trị RSV

Virus RSV ? 

✅Virus RSV là tên viết tắt của virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus).
Thực ra RSV ko hiếm, phần lớn các bé đều sẽ bị nhiễm con này, tuy nhiên thường thì bé chỉ biểu hiện như 1 đợt cảm thoáng qua. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, và những trẻ có những vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn, thì bệnh có thể trở nên nặng nề và nguy hiểm
 
✅Virus hợp bào hô hấp RSV (Respiratory syncytial virus) là một trong những căn nguyên hàng đầu gây bệnh hô hấp cho trẻ em, đặc biệt nghiêm trọng với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bệnh cảnh RSV gây ra thường là viêm tiểu phế quản, viêm phế quản… tiến triển nặng thành viêm phổi, có thể gây xẹp phổi, ứ khí, tràn dịch màng phổi…Virus hợp bào hô hấp RSV (Respiratory syncytial virus) là một trong những căn nguyên hàng đầu gây bệnh hô hấp cho trẻ em, đặc biệt nghiêm trọng với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bệnh cảnh RSV gây ra thường là viêm tiểu phế quản, viêm phế quản… tiến triển nặng thành viêm phổi, có thể gây xẹp phổi, ứ khí, tràn dịch màng phổi…

Triệu chứng nhiễm virus RSV 

Trẻ nhiễm RSV có triệu chứng giống như các bệnh hô hấp chung bao gồm chảy mũi, ho, sốt nhẹ hoặc không sốt, sốt cao, hắt hơi, có thể khó thở. Đặc biệt triệu chứng dễ nhận biết nhất của RSV là họng có nhiều đờm, quánh dịch, khiến đường hô hấp bít tắc, khó thở.

Triệu chứng nhiễm virus RSV 

Khi virus hợp bào (RSV) ảnh hưởng đến mũi họng (hệ thống hô hấp trên) các triệu chứng thường nhẹ và giống với biểu hiện do nhiều loại virus khác gây ra như virus cúm, rhinovirus, coronavirus, bocavirus, adenovirus… Do đó, khi thăm khám lâm sàng không thể phân biệt là do virus nào gây ra bệnh. Các triệu chứng bao gồm:

  • Ho nhiều với đờm vàng, xanh hoặc xám;
  • Nghẹt hoặc sổ mũi;
  • Đau họng nhẹ;
  • Đau tai;
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể khó thở;

Đặc biệt triệu chứng dễ nhận biết nhất của RSV là họng có nhiều đờm, quánh dịch, khiến đường hô hấp bít tắc, khó thở. Bệnh diễn tiến nặng từ ngày thứ 3 – 5 sau khi nhiễm RSV khiến trẻ ho càng lúc càng nhiều… nhất là ở những trẻ có bệnh nền nặng như tim bẩm sinh, loạn sản phổi, đẻ non, não bẩm sinh, suy dinh dưỡng… có yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng, nằm viện lâu.

Nhiễm RSV đôi khi dẫn đến viêm tiểu phế quản, viêm phổi hoặc cả hai, các triệu chứng của biến chứng này bao gồm:

  • Khó thở, thở nhanh hơn bình thường.
  • Thở khò khè.
  • Ho ngày càng nặng. Trẻ có thể bị nghẹt thở hoặc nôn do ho dữ dội.
  • Thờ ơ, mệt mỏi, giảm hứng thú với mọi thứ xung quanh hoặc chán ăn.

Tùy thuộc theo lứa tuổi, thể trạng, số lần mắc bệnh mà trẻ có biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Nhóm trẻ dưới 1 tuổi thường mắc những biến chứng nặng hơn. Hầu hết viêm phổi do RSV có thể khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần, ho có thể kéo dài hơn. Ở người lớn và trẻ khỏe mạnh, virus này thường chỉ gây ra cảm lạnh nhẹ và tự khỏi sau đó.

Cách điều trị hiệu quả virus RSV

Hầu hết các trường hợp nhiễm RSV sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Bạn có thể kiểm soát cơn sốt và cơn đau bằng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen, paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc này cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Đặc trưng của RSV là làm keo dính đường hô hấp của người bệnh. Vì thế, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là rửa mũi, long đờm thường xuyên cho bệnh nhân để làm loãng dịch, từ đó ngăn ngừa tình trạng bít tắc đường hô hấp.

Một điều rất quan trọng đối với những người bị nhiễm RSV, đó là uống đủ nước (nhằm đảm bảo đủ dịch để làm loãng đờm). Nếu người bệnh không thể nạp đủ lượng nước cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Cùng với biện pháp rửa mũi, tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bệnh. Một nghiên cứu được thực hiện trên hai nhóm bệnh nhân RSV, một nhóm được dùng kháng sinh sớm và nhóm còn lại không dùng kháng sinh. Kết quả cho thấy nhóm dùng kháng sinh sớm ít phải dùng máy thở hơn so với nhóm còn lại.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải thở oxy hoặc đặt nội khí quản để thở máy.

Cách phòng ngừa virus hợp bào hô hấp (RSV)

Đến nay, vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa virus hợp bào hô hấp. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm hoặc lây nhiễm RSV bằng cách:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.

  • Tránh sờ tay lên mặt, mũi hoặc miệng bằng tay chưa rửa sạch.

  • Tránh tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn, bắt tay, dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống… với người khác nếu bạn hoặc họ bị bệnh.

  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt mà bạn thường xuyên chạm vào.

  • Dùng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy đi và rửa tay sạch sẽ.

  • Hạn chế tiếp xúc với người khác nếu bạn được chẩn đoán nhiễm virus hợp bào.

  • Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.

  • Đối với trẻ nhỏ – đối tượng có nguy cơ cao nhiễm RSV, tránh đưa trẻ đến nơi công cộng như siêu thị, trung tâm thương mại… nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và lây lan virus trong mùa RSV.

Sponsored Links:

'
'