Cuộc sống tốt hơn khi có một trái tim khỏe mạnh và nếu muốn có một trái tim khỏe mạnh theo đúng nghĩa, thì hãy tập cho mình những thói quen dưới đây:
Nội dung bài viết:
1. Leo cầu thang bộ
Theo Times News Network dẫn kết quả một cuộc khảo sát của Anh, leo cầu thang bộ có liên quan trực tiếp tới việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Những bài tập đi bộ nhẹ nhàng, leo cầu thang bộ… giúp điều hoà nhịp thở và nhịp tim tốt hơn.
2. Luôn thể hiện sự biết ơn
Theo bác sĩ Nicole Van Groningen- Trường Đại học New York, bạn nên viết nhật ký cảm ơn để trái tim luôn được nuôi dưỡng khỏe mạnh.
Theo nghiên cứu cho thấy, việc thể hiện sự cảm kích, biết ơn tới người khác sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe tim mạch. Bởi sự biết ơn giúp tăng cảm giác hạnh phúc chủ quan và sức khỏe tổng thể.
3. Ngủ đủ 8 tiếng
“Thiếu ngủ không nhất thiết gây ra bệnh tim, nhưng nó thực sự làm gia tăng các yếu tố nguy cơ bệnh tim”, Phyllis Zee, giáo sư thần kinh học và giám đốc chương trình Rối loạn giấc ngủ tại Đại học Y khoa phía Tây Bắc Feinberg cho biết.
Một giấc ngủ có chất lượng tốt sẽ làm giảm gánh nặng của tim, vì huyết áp và nhịp tim giảm vào ban đêm. Thiếu ngủ có thể làm tăng sự đề kháng insulin, một yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Vì thế, đảm bảo một giấc ngủ đủ, chất lượng là điều vô cùng quan trọng nếu bạn muốn trái tim luôn hoạt động tốt.
4. Tập thiền
Thiền có thể làm giảm nhẹ các vấn đề về tim, thậm chí có thể can thiệp vào hệ thống tim mạch để ngăn ngừa bệnh.
Theo Viện tâm thần học tại Bologna (Ý), một thí nghiệm ba tháng về thực hành thiền đã chỉ ra rằng nó có thể làm giảm huyết áp cao.
Thiền không chỉ có thể cải thiện chức năng của tim mà thực hành thiền thường xuyên có thể nâng cao nhận thức về cuộc sống và khuyến khích người tập duy trì nhiều hành vi lành mạnh như ăn kiêng thích hợp, ngủ ngon và tập thể dục thường xuyên…, những hành vi này đều tốt cho sức khỏe tim mạch.
5. Kiểm soát cân nặng
Bác sĩ Steven Tabak thuộc Trung tâm y tế Cedars Sinai New York, Hoa Kỳ chia sẻ một thói quen có lợi cho tim mạch chính là cân và kiểm soát cân nặng mỗi ngày.
Giữ cân nặng trong một phạm vi nhất định sẽ giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Cách tốt nhất để theo dõi cân nặng khỏe mạnh là theo dõi chỉ số BMI (chỉ số lượng chất béo trên người dựa trên chiều cao hoặc trọng lượng của cơ thể). Để tính BMI, bạn chia trọng lượng cơ thể (tính bằng kilogam) cho chiều cao bình phương (tính bằng mét). Người lớn khỏe mạnh nên giữ chỉ số BMI giữa 18,5 và 24,9 kg/m.
6. Giữ tinh thần vui vẻ
Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y tế-Trường Đại học Duke (Hoa Kỳ) với sự tham gia của 2.800 bệnh nhân được chẩn đoán bị bệnh tim đã cho thấy rằng, những bệnh nhân có tinh thần lạc quan sống thọ hơn những người khác.
Niềm hứng thú, vui vẻ, tinh thần thoải mái được coi như “liều thuốc” cho trái tim.
7. Ăn nhiều protein
Protein là hợp chất hữu cơ đặc biệt quan trọng đối với sự vận động của cơ thể nói chung và trái tim nói riêng.
Một số nghiên cứu cho thấy việc thay thế các loại thịt có hàm lượng chất béo cao với các protein có lợi cho tim như cá, đậu, thịt gia cầm, quả hạch và sữa ít béo… có thể giúp phòng tránh bệnh tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm này có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu và huyết áp, giúp bạn giữ được trọng lượng khỏe mạnh.
8. Ăn lượng socola đen vừa đủ
Một trong những thành phần chính của socola đen là cacao. Ăn socola đen mỗi ngày giúp bạn chống lại bệnh hở van tim, bệnh tim mạch vành…
Ngoài ra, socola đen rất giàu các hợp chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, giảm các cơn đau tim