Viêm phế quản cấp (Bronchite) là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở niêm mạc phế quản lớn và vửa. Nếu viêm từ khí quản trở xuống, gọi là viêm khí-phế quản (Tracheo-bronchite). Tiến triển lành tính, sau khi khỏi không để lại di chứng. Bệnh có thể gặp ở trẻ em và người già. Nếu viêm nhiều, lan đến tiểu phế quản tận và phế nang thì gọi là phế quản-phế viêm.
Nội dung bài viết:
1. Nguyên nhân Viêm phế quản cấp:
– Vi rút và nhóm vi khuẩn không điển hình: chiếm 50 – 90% các trường hợp. Các vi rút hay gặp: Rhino vi rút; Echo vi rút; Adeno vi rút; Myxo vi rút influenza và Herpes vi rút.ở trẻ em hay gặp vi rút hợp bào hô hấp và vi rút á cúm. Các vi khuẩn không điển hình như: Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia.
– Vi khuẩn : thường viêm lan từ đường hô hấp trên xuống, các vi khuẩn gồm: liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, Heamophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. Những vikhuẩn này thường bị bội nhiễm thứ phát sau nhiễm vi rút. Ngoài ra viêm phế quản cấp còn có thể gặp trong các bệnh: sởi , thuỷ đậu, ho gà, thương hàn, bạch hầu.
– Các yếu tố hoá, lý: hơi độc ( Clo, Amoniac ) , bụi nghề nghiệp, khói thuốc lá, không khí quá khô, ẩm, lạnh, hoặc quá nóng.
– Dị ứng: ở trẻ em, người lớn bị dị ứng nặng phù Quink, mày đay.
– Yếu tố thuận lợi: thay đổi thời tiết, bị nhiễm lạnh, thể địa yếu, mắc bệnh đường hô hấp trên.
2. Triệu chứng:
2.1.Lâm sàng
– Viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau viêm đường hô hấp trên: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng.
– Hai giai đoạn của viêm phế quản cấp:
+ Giai đoạn đầu ( 3 – 4 ngày ) ( còn gọi là giai đoạn viêm khô ): Sốt 38 – 390C, có thể tới 400, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp. cảm giác nóng rát sau xương ức. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, có ho thành cơn về đêm. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
+ Giai đoạn II: ( 6 – 8 ngày ) còn gọi là giai đoạn xuất tiết: Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm, ho khạc đờm nhầy, hoặc đờm mủ (khi bội nhiễm ). Nghe phổi có ran ẩm.
– Hai giai đoạn của viêm phế quản cấp:
+ Giai đoạn đầu ( 3 – 4 ngày ) ( còn gọi là giai đoạn viêm khô ): Sốt 38 – 390C, có thể tới 400, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp. cảm giác nóng rát sau xương ức. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, có ho thành cơn về đêm. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
+ Giai đoạn II: ( 6 – 8 ngày ) còn gọi là giai đoạn xuất tiết: Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm, ho khạc đờm nhầy, hoặc đờm mủ (khi bội nhiễm ). Nghe phổi có ran ẩm.
2.2. Cận lâm sàng (ít có giá trị chẩn đoán)
– Xét nghiệm máu: bạch cầu có thể bình thường, tăng khi có bội nhiễm, hoặc giảm ( do vi rút ); xét nghiệm đờm: có nhiều xác bạch cầu đa nhân trung tính. Cấy đờm thường có tạp khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh.
– Xquang phổi: có thể bình thường hoặc rốn phổi đậm.
– Xquang phổi: có thể bình thường hoặc rốn phổi đậm.
3. Tiến triển và biến chứng:
Tiến triển: viêm phế quản cấp tiến triển lành tính, ở người khoẻ mạnh thường tự khỏi sau 2 tuần, không để lại di chứng gì, ở người nghiện thuốc lá thường có bội nhiễm và ho khạc đờm kéo dài.
Biến chứng:
– Viêm phổi, phế quản phế viêm: thường xảy ra ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng.
– Tăng tính phản ứng của phế quản với lạnh, khói và bụi , kéo dài vài tuần sau viêm phế quản cấp. Biểu hiện bằng ho khan kéo dài hàng tuần lễ.
Biến chứng:
– Viêm phổi, phế quản phế viêm: thường xảy ra ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng.
– Tăng tính phản ứng của phế quản với lạnh, khói và bụi , kéo dài vài tuần sau viêm phế quản cấp. Biểu hiện bằng ho khan kéo dài hàng tuần lễ.
4. Điều trị:
– Giữ ấm, tránh lạnh, tránh bụi. Thoáng mát về mùa hè.
– Bỏ hút thuốc lá, hoặc bỏ tiếp xúc với các chất lý, hoá gây độc. Nghỉ ngơi.
– Khi ho khan: dùng thuốc giảm ho như: Tecpin-codein, Paxeladine. Giai đoạn ho khạc đờm dùng thuốc long đờm : ho cam thảo, Mucomyst, Mucitux.
– Bỏ hút thuốc lá, hoặc bỏ tiếp xúc với các chất lý, hoá gây độc. Nghỉ ngơi.
– Khi ho khan: dùng thuốc giảm ho như: Tecpin-codein, Paxeladine. Giai đoạn ho khạc đờm dùng thuốc long đờm : ho cam thảo, Mucomyst, Mucitux.
– Kháng sinh: khi có bội nhiễm hoặc người có nguy cơ biến chứng: Amoxicilin, Erythromyxin, Cephalexin.
– Khi có co thắt phế quản: Theophylin, Salbutamol.
– Thuốc an thần, kháng Histamin.
– Có thể dùng Prednisolon cho những trường hợp ho kéo dài có co thắt phế quản một đợt ngắn 5 – 10.
Nguồn: BS Dũng