Mẹo bảo quản và cách chế biến thức ăn thừa sau Tết

Sau Tết Nguyên Đán, việc thừa thức ăn là vấn đề rất đau đầu của các bà nội trợ. Nhất là bánh chưng, bánh tét, giò,… còn thừa quá nhiều sau các bữa cơm ngày Tết. Bỏ đi thì không lỡ mà giữ lại thì không biết bảo quản sao cho được lâu. Isuckhoe xin chia sẻ một chút về mẹo bảo quản và cách chế biến thức ăn thừa sau Tết, chị em tham khảo qua chút nhé.

Cách bảo quản thực phẩm:

Mẹo bảo quản và cách chế biến thức ăn thừa sau Tết
Mẹo bảo quản và cách chế biến thức ăn thừa sau Tết

Bánh chưng, bánh tét có thể cất vào ngăn mát. Khi bánh đã có lớp nhớt bên ngoài không nên dùng lại hay để vào ngăn đá. Với bánh bị khô, bạn có thể hấp hoặc chiên lại. Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua (nhất là ở phần góc bánh) ở lớp vỏ bánh bên ngoài thì phải cắt bỏ phần bị lên men, mốc và chỉ sử dụng phần không bị hỏng.

– Thức ăn như thịt kho, thịt luộc, giò chả: sau khi dùng còn thừa nên cất vào ngăn mát để bữa ăn tới đem hâm lại. Nhưng nếu lưu giữ trên 3 ngày thì nên cho vào ngăn đá để đông, giữ được trong 1 tuần.

– Với món thịt đông, bạn nên chia thành từng hộp nhỏ, vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

– Dưa hành, dưa kiệu có thể để bên ngoài nhưng nếu muốn lâu chua, giảm lên men thì để vào ngăn mát tủ lạnh, giữ được 1-2 tuần.

– Đối với những thực phẩm tươi sống thì rất dễ bị hỏng Nếu muốn bảo quản được lâu, bạn không nên rửa mà nên nhặt bỏ lá rau sâu, lá dập, phần bị hỏng, cắt bỏ phần rễ và để ở nơi thoáng mát. Nếu cho vào tủ lạnh, bạn nên rửa sạch rau, để ráo nước và cho vào túi xốp buộc kín hoặc bảo quản trong túi và đóng kín miệng túi bằng cách sử dụng máy đóng gói thực phẩm hoặc máy hút chân không. Sau đó, cho túi vào ngăn mát tủ lạnh (5 độ C). Đối với trái cây cũng vậy, bạn cũng rửa sạch, để ráo, cho vào túi buộc kín hoặc hút chân không hoa quả trước khi bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.

– Thực phẩm đông lạnh, chúng chỉ nên rã đông một lượng thực phẩm vừa đủ ăn, không nên rã đông toàn bộ. Đặc biệt các loại thịt khi rã đông là phải dùng hết không nên đông lạnh lại sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập. Bạn có thể sử dụng lò vi sóng có chức năng rã đông sẽ tiện ích và tiết kiệm thười gian hơn cách rã đông thông thường.

Một số lưu ý khi bảo quản thực phẩm thừa sau Tết:

  • Nên phân loại, đặt các thực phẩm vào các khu vực riêng một cách khoa học như: trứng, pho mát, sữa… các thực phẩm nhẹ vào ngăn trên cùng, ngăn tiếp theo bạn đặt thực phẩm đã qua chế biến như bánh chưng, thịt kho, mắm các loại… Với rau củ quả, bạn cho vào bao, bọc kín và đặt vào ngăn kế tiếp…
  • Nên ăn các loại thực phẩm đã mua trước, tuyệt đối tránh đông lạnh các thực phẩm sau khi đã dã đông.
  • Tủ lạnh được sử dụng để lưu trữ thực phẩm cũng là nơi tích tụ lượng vi khuẩn cực cao. Cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để tránh sự phát triển của các loại vi khuẩn, hạn chế sự hư hỏng của thực phẩm.

Cách chế biến các món thừa thành những món:


– Bánh chưng, bánh tét: Dát mỏng, cuộn cùng giò chả cắt sợi và củ kiệu hoặc hành ngâm ở giữa. Sau đó, bạn đem chiên giòn, ăn với rau sống.

– Thịt gà: Ta có thể dùng để nấu súp, cháo, hoặc xé nhỏ trộn gỏi. Phần thịt cũng có thể dùng làm ruốc (chà bông) gà.

– Các món thịt nguội, giò, chả, lạp xưởng: Bạn có thể thái lát, thái chỉ xào với rau củ và nấm. Ngoài ra, ta dùng giò chả còn thừa cắt hạt lựu để làm món cơm chiên. Một cách khách, giò, chả đem cắt hạt lựu, trộn cùng hành tây và ớt chuông, kết hợp trứng thành món trứng hấp, trứng chưng, trứng bác,…

– Trái cây: Bạn có thể làm thạch trái cây hoặc hoa quả trộn sữa chua.

Tags:

Sponsored Links:

Trả lời

'
'