Lẹo mắt là gì? Vì sao bị lẹo mắt?

Đây là bài viết 196 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Lẹo mắt là gì? Vì sao bị lẹo mắt? Tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ gây sưng đỏ xung quanh rìa bờ mi gọi là lẹo mắt hoặc mụt lẹo, mụn lẹo. Nguyên nhân nào dẫn đến lẹo mắt?

Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!

Lẹo mắt là gì? Dấu hiệu của lẹo mắt

Lẹo mắt hay bị nổi mụt lẹo là gì? Đây là tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ gây sưng đỏ xung quanh rìa bờ mi, thường gây đau, sưng, đỏ và đi kèm với mưng mủ cho người mắc.

Hột lẹo nằm ở sát bờ mi và thường dính chặt vào da. Lẹo mắt có thể xuất hiện ở mi trên là mụt lẹo mí mắt trên, hoặc mụt lẹo mí mắt dưới. Nốt lẹo thường có mủ, nhìn như mụn nhọt, sẽ xẹp sau khi bị vỡ ra nhưng thường dễ tái phát ở những vị trí khác trên bờ mi, thường sẽ không ảnh hưởng đến thị lực, chỉ gây đau nhức.

Lẹo mắt là gì? Dấu hiệu của lẹo mắt
Lẹo mắt là gì? Dấu hiệu của lẹo mắt

 Có thể được chia làm 3 loại:

  • Lẹo ngoài mí mắt: Nằm ở vị trí bên ngoài bờ mi, đa số là do nhiễm trùng từ tuyến Zeiss
  • Lẹo trong mi mắt: Nằm bên trong bờ mi, bị nhiễm trùng từ tuyến Meibomius
  • Đa lẹo: Gồm nhiều đầu lẹo trên một mi hoặc cả hai mi, hoặc đôi khi ở cả hai mắt.

Nguyên nhân bị lẹo mắt?

Là tình trạng viêm nhiễm cấp tình vùng mi mắt. Nguyên nhân xuất phát là do một loại tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn có tên là staphylocoque xâm nhập vào mắt gây nên, có thể dễ dàng quan sát nốt lẹo vì vị trí xuất hiện lẹo thường là vùng da sát với bờ mi mắt.

Bên cạnh tác nhân chính do vi khuẩn và tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi, lẹo mắt còn có thể hình thành do một số tác động từ bên ngoài như:

  • Sử dụng mỹ phẩm trang điểm vùng mắt có chất lượng kém hoặc đã hết hạn sử dụng;
  • Sử dụng khăn rửa mặt chung với người khác;
  •  Viêm mi mắt mạn tính;
  • Tay chưa được vệ sinh sạch để thay kính áp tròng;
  • Thường xuyên đưa tay bẩn lên dụi mắt;
  • Có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thực đơn có nhiều đồ ăn cay và nóng.

Lẹo mắt có tự hết không?

Khi bị lẹo mắt người bệnh sẽ gặp nhiều khó chịu bởi những cảm giác đau nhức, vướng cộm và khó quan sát. Mặc dù vậy, lẹo mắt là một bệnh lành tính và không quá nghiêm trọng. Vậy lẹo mắt bao lâu thì khỏi? Các chuyên gia về Nhãn khoa cho biết, lẹo mắt có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Mủ của nốt lẹo sẽ vỡ ra và các tình trạng đau nhức sẽ giảm dần.

Lẹo mắt có tự hết không?
Lẹo mắt có tự hết không?

Bệnh nhân có thể đẩy nhanh tốc độ lành bệnh bằng cách, ở giai đoạn sớm, người bệnh dùng khăn ấm chườm lên mắt khoảng 10-15 phút và thực hiện khoảng 3-5 lần mỗi ngày. Tác dụng của việc chườm bằng khăn ấm là giúp lấy sạch các chất tiết vàng vùng mi mắt, giải phóng các tuyến sụn mi đang bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý – loại dùng rửa mắt mỗi ngày.

Trong khoảng thời gian bị lẹo, bệnh nhân không được dùng tay gãi hoặc chà xát mạnh vào nốt lẹo, bởi như vậy sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào mắt, gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Không được trang điểm vùng mắt hay đeo kính áp tròng trong suốt thời gian điều trị lẹo mắt, lý do là vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho mắt.

Phòng ngừa mụt lẹo ở mắt như thế nào?

Mụt lẹo gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng tầm nhìn, ngại giao tiếp. Dưới đây là những phương pháp phòng ngừa mụt lẹo ở mắt:

  • Giữ mí mắt và lông mi sạch sẽ, tẩy trang mắt trước khi ngủ.
  • Rửa tay trước khi chạm vào vùng quanh mắt.
  • Không dùng chung đồ trang điểm mắt.
  • Thay đồ trang điểm mắt 3 tháng 1 lần.
  • Giữ kính áp tròng sạch sẽ, không đeo kính áp tròng nhiều.
  • Nếu bị viêm bờ mi cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không dùng chung khăn mặt hay vật dụng sinh hoạt với người bị lẹo

Câu hỏi thường gặp

Lẹo mắt là gì? Dấu hiệu của lẹo mắt
Lẹo mắt có tự hết không?

Sponsored Links:

'
'