Giấc ngủ là vàng!

Đây là bài viết 70 / 304 trong series Lời khuyên sức khỏe

Ngày nay, cuộc sống bộn bề khiến con người ta phải làm việc nhiều hơn và dùng ít thời gian hơn cho việc ngủ. Thế nhưng,  con người ta lại chưa hiểu rõ hết về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với suy nghĩ và trí nhớ. Trân trọng giấc ngủ chính là trân trọng tính mạng của chính mình.

Ngủ bao giờ là đủ?

Những người trưởng thành cần 7-8 tiếng cho giấc ngủ mỗi đêm và thiếu niên thì cần khoảng 10 tiếng. Chúng ta cảm thấy buồn ngủ do những tín hiệu từ cơ thể thông báo rằng bộ não của chúng ta đã mỏi mệt và những tín hiệu từ môi trường xung quanh báo rằng bên ngoài trời đã tối. Sự gia tăng của các chất gây buồn ngủ như adenosine và melatonin đưa chúng ta vào một giấc ngủ mơ màng và càng ngày càng sâu hơn, làm cho hơi thở, nhịp tim chậm lại và các cơ bắp được thư giãn. Giấc ngủ non (ngủ chập chờn) này là khi ADN được hồi phục và cơ thể chúng ta làm mới lại cho ngày hôm sau.

Ở Hoa Kì người ta ước tính có khoảng 30% người trưởng thành và 66% thiếu niên bị mất ngủ thường xuyên. Đây không chỉ là một bất thường nhỏ. Việc thức ngủ có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể. Khi chúng ta không ngủ được, việc học, tâm lý, trí nhớ và những khả năng phản ứng đều bị ảnh hưởng. Chứng mất ngủ có thể gây ra sự kích động, nhìn thấy các ảo giác, huyết áp cao và nó thậm chí còn dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm tăng khả năng đột quỵ hơn gấp 4,5 lần khi so sánh với những ai ngủ đều đặn 7-8 tiếng/đêm. Với một số ít người trên thế giới, bị đột biến di truyền rất hiếm gặp, việc mất ngủ là việc diễn ra hàng ngày. Tình trạng này còn được gọi là Fatal Familial Insomnia – đưa cơ thể vào tình trạng tỉnh táo đáng sợ ngăn chúng ta chìm sâu vào giấc ngủ. Trong vòng vài tháng hoặc vài năm, tình trạng tồi tệ này cứ dần dần dẫn tới mất trí và cái chết. 

Hậu quả của việc mất ngủ.

Làm sao mà chứng mất ngủ có thể gây ra những hậu quả lớn đến như vậy. Những nhà khoa học nghĩ rằng câu trả lời nằm ở sự gia tăng của các chất thải thừa trong bộ não. Trong khi chúng ta thức, các tế bào bận bịu sử dụng nguồn năng lượng hàng ngày thứ dần hư hại và chuyển thành nhiều loại phụ phẩm bao gồm adenosine. Khi adenosine được hình thành nó gia tăng sự thúc đẩy giấc ngủ, còn được gọi là áp lực giấc ngủ. Trên thực tế chất caffein hoạt động bằng cách chặn thụ thể adenosine. Các chất thừa thãi khác cũng hình thành trong bộ não, và nếu chúng không được loại bỏ, chúng sẽ đồng thời làm quá tải não bộ và dẫn tới nhiều triệu chứng tiêu cực của mất ngủ.

Vậy điều gì sẽ xảy ra trong não bộ khi ta ngủ để chống lại hiện tượng đó? Các nhà khoa học đã tìm ra khi chúng ta ngủ, một cơ chế dọn dẹp để loại bỏ quá trình gia tăng này và hoạt động nhiều hơn khi chúng ta ngủ. Nó sử dụng chất lỏng cerebrospinal để quét đi các chất thải độc hại được dồn lại giữa những tế bào. Các mạch bạch huyết làm đường dẫn cho các tế bào miễn dịch vừa mới được phát hiện ra trong não bộ và chúng có thể đóng vai trò dọn dẹp các chất thừa thãi hàng ngày trong não bộ. 

Những loại quả trị bệnh mất ngủ lâu năm: 

  • Táo 
  • Dứa
  • Bơ 
  • Nhãn
  • Chuối

Tags:

Sponsored Links:

'
'