Trào lưu làm móng giả thuận tiện này ngày càng phát triển và được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng, ít ai biết keo dán móng rất có hại, ảnh hưởng đến móng, làm móng tay yếu đi. Dưới đây là những cách dán móng mà không cần dùng keo, giảm độ độc hại của keo dán móng gây ra mà vẫn cho bạn một bộ móng ưng ý.
Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung bài viết:
Các loại móng giả phổ biến
Có 3 loại móng tay giả phổ biến là lụa, gel và acrylic. Hầu hết mọi người chọn gel hoặc acrylic khi muốn đắp móng giả trong thời gian dài. Móng tay lụa thường chỉ dùng trong một thời gian ngắn để làm móng chắc hơn hoặc chữa tình trạng hư móng.
1. Móng tay lụa: Phương pháp làm móng tay lụa phù hợp với người có móng tay giòn dễ gãy. Móng tay lụa được làm từ chất liệu giống lụa như tơ tằm tổng hợp hoặc sợi thủy tinh. Để đắp móng tay lụa, thợ sẽ dùng một loại siêu keo có thể hòa tan trong nước. Lớp móng tay lụa khá mỏng nên móng tay tự nhiên sẽ giảm nguy cơ bị nấm.
Bạn có thể dễ dàng tháo móng tay lụa bằng cách ngâm các đầu ngón tay trong dung dịch acetone khoảng vài phút để móng giả bung ra.
2. Móng tay gel: Phương pháp đắp gel giúp kéo dài móng để ngón tay trông thon thả hơn. Thợ làm móng sẽ sơn một lớp primer, sau đó đến gel đắp móng rồi hơ khô dưới tia cực tím. Ngón tay sẽ được giũa để có hình dạng và chiều dài theo ý thích. Bạn có thể giữ móng gel đến 3 tuần vì chất liệu này khá cứng nên khó tháo bỏ.
So với móng tay lụa, móng tay gel có thể gây hại nhiều hơn cho móng tay tự nhiên vì dễ bị nấm móng khi phải dùng lực mới loại bỏ móng giả được.
3. Móng tay acrylic: Phương pháp làm móng tay giả acrylic kết hợp một loại bột (polymer) và chất lỏng (monomer) tạo ra chiếc móng nhựa cứng. Móng tay acrylic được gắn vào móng tay tự nhiên mà không cần sử dụng đèn. Bạn nên hạn chế đắp móng tay acrylic vì loại móng tay này có mùi hóa chất khá nặng và có nguy cơ cao gây hại cho móng tay tự nhiên.
Khi đắp móng tay acrylic, nhiều người có thể bị dị ứng hóa chất mạnh hoặc bị tổn thương ở móng tay tự nhiên do nấm và vi khuẩn
Móng tay giả không những giúp ngón tay thanh mảnh hơn mà còn mang đến vẻ đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, loại phụ kiện này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nhiễm trùng.
Tiềm ẩn khi làm móng úp không đúng cách
Bạn luôn băn khoăn với câu hỏi “Có nên úp móng không?”
Làm móng úp giúp bạn tránh được việc sử dụng hóa chất trực tiếp lên móng thật. Khi không còn nhu cầu sử dụng, bạn có thể gỡ ra dễ dàng với dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Nhưng nhược điểm của móng úp là tạo nên một khoảng trống giữa móng giả và móng thật. Đây là môi trường cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây hại đến lớp keratin trên móng.
Bạn sẽ gặp phải những vấn đề này khi làm móng ở những cơ sở kém chất lượng, thợ nail tay nghề kém, dùng móng chất lượng kém. Khi đi làm móng, dù chỉ một thao tác sai nhỏ gây tổn thương móng hoặc đã cũng dễ tạo ra các vết thương gây nhiễm trùng.
Nếu móng thật khỏe mạnh thì việc làm móng úp không có khả năng gây hại cho móng thật. Do vậy, cần kiểm tra và chăm sóc móng thường xuyên, đồng thời chọn được địa chỉ uy tín để làm móng an toàn.
Gắn móng giả có hại không?
Làm đẹp móng tay, móng chân là nhu cầu của nhiều chị em phụ nữ và đây cũng là nhu cầu thiết yếu đối với phái đẹp. Tuy nhiên, tần suất gắn móng giả nhiều khiến các chị em không khỏi lo lắng việc gắn móng giả có hại không. Móng giả hiện nay đang rất phổ biến với nhiều dạng khác nhau, thời hạn sử dụng và chất liệu, cách gắn cũng có sự khác biệt nên để phân tích chính xác gắn móng giả có hại không, cần dựa trên nhiều yếu tố.
Mặc dù móng tay, móng chân người được tạo thành từ các tế bào sừng và không phải tế bào sống thông thường nhưng nếu bị tác động quá nhiều trong thời gian ngắn, móng vẫn có thể bị tổn thương, hư hại. Bên cạnh đó, những vùng xung quanh móng, nơi có tiếp xúc với móng giả và keo dính móng giả cũng có nguy cơ cao bị thương tổn.
Rất nhiều người sử dụng móng giả để tránh sơn trực tiếp sơn móng tay lên móng thật, từ đó giảm thiểu tác hại của sơn móng tay đối với móng và sức khỏe. Tuy nhiên, liệu gắn móng giả có thực sự an toàn? Gắn móng giả có hại không? Theo các chuyên gia là có, móng giả và chất kết dính móng giả có thể làm hại đến móng, da quanh móng nói riêng và sức khỏe nói chung.
Lưu ý khi gắn móng giả để bảo vệ sức khỏe
Gắn móng giả có hại không? Nếu biết cách gắn móng giả đúng và sử dụng với tần suất thích hợp, đây vẫn là cách làm đẹp an toàn. Khi muốn sử dụng móng giả bạn cần lưu ý một số điều sau:
Lựa chọn loại móng giả chất lượng: Thay vì dùng các loại móng giả chất lượng thấp, có giá thành thấp trên thị trường, bạn nên đầu tư loại móng giả uy tín, chất lượng hơn để vừa dùng được lâu lại an toàn cho sức khỏe.
Dùng riêng dụng cụ làm móng: Nếu bạn tự làm món tại nhà và có bộ dụng cụ làm món riêng biệt, đây là điều rất tốt. Tuy nhiên nếu thường xuyên ra ngoài để gắn móng giả, bạn nên đem theo bộ dụng cụ của mình để đảm bảo vệ sinh trong quá trình làm móng. Các hoạt động cắt tỉa móng, dũa móng,… rất dễ khiến móng, da tay bị tổn thương, trầy xước và chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nấm móng, viêm nhiễm móng,…
Dưỡng móng đầy đủ trước khi gắn móng giả: Một trong những cách hiệu quả giúp bạn giảm thiểu tổn thương bề mặt móng thật khi làm móng giả, đó là dưỡng móng. Bước này sẽ giúp da quanh móng mềm hơn, dễ tạo hình móng và móng cũng được bảo vệ tốt hơn.
Không nên gắn móng giả liên tục: Sau mỗi lần gắn móng giả bạn nên cho móng có thời gian “nghỉ ngơi”, phục hồi và phát triển. Điều này giúp giảm thiểu tác hại của việc gắn móng giả.