Bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì? Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp

Đây là bài viết 3 / 10 trong series Mẹo phòng bệnh

Bệnh thoái hóa khớp là một loại bệnh tình trạng liên quan đến viêm khớp và dây ra bởi sụ hao mòn và rách cụm – mô bảo vệ đầu xương và khớp. Nó là một loại bệnh rất phổ biến về viêm khớp và thoái hóa được xuất hiện rất nhiều ở người đã có tuổi. Bệnh này được biết là nếu như không được điều trị sớm sẽ dẫn đến các bệnh như: Hoại tử xương, bệnh gút, tim mạch và trầm cảm,… Chính bì vậy mà các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp cần được biết sớm và điều trị sớm để tốt cho sức khỏe. Trong thời gian điều trị, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Vì thế mà trong bài này mình sẽ nói về các phương pháp điều trị và các loại thực phẩm nên ăn trong thời gian điều trị. Mong sao sẽ giúp được cho ai đang mắc phải bệnh này.

Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp
Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Đầu tiên ta phải hiểu rõ về bệnh. Khớp đầu gối là khu vực chịu áp lực từ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, là đòn bẩy giúp thực hiện các động tác đi lại, chạy nhảy, bê vác… Qua thời gian, lớp sụn khớp cọ xát nhiều dẫn đến bào mòn, vụn vỡ và thoái hóa dần. Dịch khớp tràn ra khiến đầu gối sưng húp và tấy đỏ. Nếu không được xử lý giúp hồi phục kịp thời, lớp sụn khớp đầu gối sẽ gần như biến mất hoàn toàn. Hai đầu xương dưới sụn bắt đầu chạm vào nhau, tạo thành tiếng lạo xạo, lục khục mỗi khi chúng ta di chuyển.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

Nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối không quá khỏ. Về cơ bản thoái hóa khớp gối có những dấu hiệu sau:
Đau nhức đầu gối
Viêm sưng tấy đầu gối
Đi lại khó khăn
Biến dạng và teo cơ

2. Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp

Bạn nên bổ sung về dinh dưỡng lẫn có chế độ tập luyện cho hợp lí giúp dãn cơ làm cho bệnh giảm đi đáng kể.

Về dinh dưỡng: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối cần tăng cường bổ sung canxi, axit béo Omega3, Glucsamin, Chodroitin, các loại vitamin C D E K…. Một số thực phẩm bệnh nhân cần tránh như: ngô (bắp), đồ ăn dầu mỡ, chiên xào và các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá…

Về chế độ tập luyện: Bệnh nhân thoái hóa khớp nên tích cực tập đi bộ khoảng 2 tiếng mỗi ngày, có thể chia nhỏ 30 phút mỗi lần. Bệnh nhân lưu ý nên đi lại nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh các cử động mạnh gây tổn thương sụn khớp gối.

3. Bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì?

Bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì?
Bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì?

Chế độ ăn có thể giúp hỗ trợ điều này. Mặc dù ăn uống không giúp giải quyếtb triệt để vấn đề nhưng đối với những bệnh nhân thoái hóa khớp, chế độ ăn uống kiêng khem có thể giúp cải thiện tình hình viêm, ổn định cân nặng để giảm áp lực. Do đó, cần lưu ý một số vấn đề sau :

– Chú ý lên bổ sung thịt lợn, thịt gia cầm (gà, vịt), tôm, cua, đặc biệt là nên ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3.

– Đừng nên nghĩ rằng ăn gì bổ nấy mà nhiều người bị bệnh thoái hóa khớp thường ăn những món từ xương ống hoắc sườn. Về mặt khoa học, nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên trong sụn, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Ngoài ra, các món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn còn có thể bổ sung nguồn canxi quí báu cho cơ thể. Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi. Những người cao tuổi nếu có điều kiện thì nên sử dụng những “dược liệu” tự nhiên này.

– Nên bổ sung các loại ngũ cốc như đậu nành, rau xanh, hạt mầm có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng ôxy hóa. Tăng cường ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm. Đặc biệt hiện nay, người ta đã phát hiện được tác dụng chữa thoái hóa khớp của quả bơ kết hợp với đậu nành.

Các loại ngũ cốc rất tốt cho người bị bệnh thoái hóa khớp
Các loại ngũ cốc rất tốt cho người bị bệnh thoái hóa khớp

– Có nhiều loại nấm rất có ích cho sức khỏe người cao tuổi. Vì trong nấm có một loại Polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể để chống chất phóng xạ và ức chế khối u. Nấm hương được mệnh danh là “vua của các loại nấm” còn có tác dụng chống viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại. Các món ăn chế từ nấm như canh nấm đông cô, lẩu nấm, nấm hương xào thập cẩm rất được ưa chuộng. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… là các bệnh thường hay kèm theo người cao tuổi. Mộc nhĩ có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

Việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng, nó sẽ giúp người bị viêm đau khớp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh mang lại, ngoài ra, người bệnh cũng nên duy trì vận động nhẹ nhàng và liên tục, kiểm soát cân nặng để tránh những áp lực tới khớp xương, giúp việc điều trị đạt hiệu quả hơn.

Tags:

Sponsored Links:

Trả lời

'
'