Ăn đồ ngọt sau bữa ăn có tốt không? Ăn nhiều đồ ngọt có tác hại như thế nào đến sức khỏe?

Chắc hẳn có nhiều bạn đã từng làm hoặc làm rất nhiều, đó là ăn đồ ngọt tráng miệng ngay sau bữa ăn chính hoặc cảm giác thèm đồ ngọt sau ăn chính. Vậy việc làm này nên hay không?

Ăn đồ ngọt sau bữa cơm có tốt không
Ăn đồ ngọt sau bữa cơm có tốt không

1. Lý giải hiện tượng thèm đồ ngọt sau bữa ăn

Thèm một chiếc bánh ngọt sau bữa ăn không đơn giản chỉ là sở thích mà đây là phản ánh chế độ ăn uống của bạn

1. Điều này được gọi là “đói đặc hiệu cảm giác”, nghĩa là việc ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó trong 1 thời gian lâu dài sẽ não bộ bạn thích nghi điều đó và khiến bạn thèm cái đó. Đặc biệt, khi bạn ăn quá nhiều fat và đồ ngọt, hoặc thường xuyên ăn ngọt sau bữa ăn chính, bạn sẽ lại thèm nó cho dù bạn không thực sự cần nó.

2. Trong khi đó, một số ý kiến khác rằng hóa chất trong não bộ chính là nguyên nhân. Khi gặp stress, bạn thường có xu hướng ăn nhiều tinh bột và đồ ngọt bởi cơ thể đang có nhu cầu cần nhiều hormone serotonin để cơ thể được thoải mái, vui vẻ hơn. Bên cạnh đó, có một vài bằng chứng khoa học cho thấy ăn đường có thể tăng cường khả năng hấp thụ tryptophan amino acid trong một số loại thức ăn. Do đó, não bạn đã kích hoạt một tín hiệu cần đường để tăng chuyển hóa tryptophan, qua đó cũng làm tăng hàm lượng serotonin – chất dẫn truyền thần kinh kiến bạn cảm thấy thỏa mãn nên nghĩ rằng việc ăn đồ ngọt sau bữa ăn chính là ổn.

2. Ăn đồ ngọt sau bữa ăn có tốt không?

1. Sở dĩ không tốt vì là khi chúng ta ăn 1 bữa cơm (có đầy đủ hàm lượng các chất tinh bột, protein (đạm) hay chất béo). Cơ thể chúng ta đã phải hoạt động, tiết các enzyme để tiêu hóa các chất trên, trong đó insulin tiết ra từ tụy để tiêu hóa và hấp thụ glucose. Nếu ăn cùng với đồ ngot, lượng đường trong bữa ăn tăng cao hơn nữa, cơ thể phải tiếp tục tiết thêm insulin. Lâu ngày, sẽ có thể dẫn đến làm rối loạn chức năng tiết insulin gây tiểu đường.

2. Khi ăn 1 bữa có chứa lượng lớn glucose, cơ thể sẽ báo động rằng glucose đang ở mức cao, qua đó sẽ kích thích cơ thể sản xuất 1 lượng rất lớn insulin để tiêu hóa giúp glucose máu trở lại bình thường, có thể làm hạ đường huyết. Điều này có thể dẫn đến cơ thể rơi vào trạng thái Reactive Hypoglycemia hay postprandial hypoglycemia (tức là bị hạ đường huyết sau ăn) với các triệu chứng như đói, yếu, đổ nhiều mồ hôi, run rẩy, đau đầu nhẹ, bồn chồn, không tỉnh táo.

Ăn đồ ngọt sau bữa ăn có thể dẫn đến cơ thể rơi vào trạng thái hạ đường huyết sau ăn
Ăn đồ ngọt sau bữa ăn có thể dẫn đến cơ thể rơi vào trạng thái hạ đường huyết sau ăn

Tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở những người vừa trải qua phẫu thuật thu nhỏ dạ dày gây Dumpling syndrome, khiến thức ăn khi vào cơ thể qua dạ dày rồi chuyển xuống ruột non quá nhanh không kiểm soát được, đặc biệt nếu ăn đồ ngọt nhiều gây kích thích mạnh tiết insulin làm hạ đường huyết nhanh. Tình trạng này thường xảy ra trong khoảng 1-3 tiếng sau bữa ăn giàu carbohydrate.

3. Thói quen ăn như vậy lâu ngày sẽ làm cho não bị rơi vào trạng thái “thèm đồ ngọt sau ăn (cravings sweets after eating). Qua đó, sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì do năng lượng ăn vào tăng lên từ trong bữa ăn chính cộng với bữa ăn ngọt.

3.  Cách hạn chế việc thèm đồ ngọt

Cách hạn chế việc thèm đồ ngọt
Cách hạn chế việc thèm đồ ngọt

1. Phá vỡ thói quen và hãy cố gắng vượt qua trong vòng 30 phút. Đừng dậy, đi bộ hoặc tập luyện ngắn sẽ giúp cải thiện tâm trạng, có thể bằng cách tăng mức serotonin.

2. Đánh răng ngay sau khi ăn cũng có thể làm giảm sự thèm sau bữa ăn.

3. Ăn các bữa ăn một cách cân bằng. Tiêu tụ các sản phẩm có chỉ số glycemic thấp (GI), tăng chất xơ vào bữa ăn để giúp giữ mức đường trong máu của bạn ổn định sau khi ăn. Thực phẩm có GI thấp bao gồm bánh mì whole wheat, gạo lức, gạo tự nhiên, quinoa, khoai lang, khoai tây mới, đậu và hầu hết các loại trái cây.

4. Làm ngọt bữa sáng của bạn. Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung một chút ngọt vào bữa sáng như một miếng nhỏ chocolate sẽ ngăn cản sự thèm muốn đồ ngọt vào các bữa ăn sau. Theo lý thuyết: Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, mức độ serotonin là cao nhất và thèm muốn là thấp nhất. Điều đó có nghĩa là nếu ăn một bữa ăn sáng có chút ngọt, mức serotonin được đẩy lên cao, sẽ không làm cho bộ não của bạn kích thích sự tăng serotonin nữa

Source:  Drug & Diet vs Disease

Tags:

Sponsored Links:

Trả lời

'
'