Từ lâu, Việt Nam đã nổi tiếng với một nền văn hóa ẩm thực hết sức đa dạng và phong phú. Những món ăn từ đơn giản đến phức tạp lúc nào cũng cuốn hút và mang trong mình hương vị ăn hóa ẩm thực đặc trưng. Dưới đây là các món ăn truyền thống người Việt hay ăn trong những dịp Tết đến xuân sang.
Nội dung bài viết:
1. Bánh chưng
Được xem là một món ăn có lịch sử lâu đời ở trong nền văn hóa ẩm thực của nước ta thế nên đây là món ăn truyền thống ngày tết mà bạn không thể không biết tới. Món bánh chưng được tượng trưng cho mặt mặt đất là món bánh mà Lang Liêu ở con của đời Vua Hùng thứ 16 đã sáng tạo ra để thể hiện được lòng biết ơn đối với cha ông cùng đất trời.
Món bánh được làm từ gạo nếp song bên trong sẽ có nhân đậu xanh, thịt lợn được gói rất vuông ở bên trong những chiếc lá dong rồi mới đem luộc chín. Bánh là biểu trưng của nền văn hóa lúa nước nên bạn sẽ phải thích mê khi được thưởng thức hương vị thơm ngon của món bánh này
2. Giò lụa (chả lụa)
Giò lụa xuất hiện như một món ăn sang trọng và thường xuyên trong các bữa ăn của người Việt. Giò được làm từ 3 nguyên liệu chính là thịt nạc thăn giã nhuyễn kết hợp cùng nước mắm ngon sau đó gói trong lá chuối xanh và đem luộc chín. Giò có mùi thơm của vị thịt xay, giòn, rất ngon và bổ dưỡng
3. Xôi
Nhắc tới món ăn truyền thống ngày tết thì bạn sẽ không thể bỏ qua món xôi đã gắn bó với người Việt từ nhiều năm qua. Đây là một món ăn thông dụng trong đời sống của nền văn hóa lúa nước. Nguyên liệu để tạo nên món xôi: gạo, lạc, đỗ,…sẽ được người dân mang đi hấp hoặc đồ sau khi chín thì hương vị tuyệt ngon.
4. Nem rán (chả giò)
Món nem thơm giòn chấm với nước mắm chua ngọt là một món ăn rất ngon và ngày càng được nhiều thực khách nước ngoài yêu thích.
Làm món nem cũng không hề khó, những nguyên liệu không thể thiếu là thịt lợn băm nhuyễn, trứng gà hoặc trứng vịt, một vài loại củ như su hào, cà rốt… cùng với miến, mộc nhĩ…trộn đều với ít gia vị rồi đem cuốn với bánh đa (bánh tráng) rồi đem rán (chiên) vàng.
5. Dưa Hành
Chỉ cần một lần được thưởng thức món dưa hành thì bạn sẽ phải yêu thích hương vị chua chua giai giòn của nó. Bạn chỉ cần chọn hành già rồi cắt bỏ phần đuôi lấy củ và nhớ để cả rễ rồi ngâm hành vào trong nước tro có pha thêm ít hàn the để trong khoảng 2 ngày thì vớt ra rồi cắt bỏ hết rễ, lột vỏ để lại khoảng 5cm rồi hãy cho vào âu để cho muối hoặc một ít lớp mía chẻ mỏng ở trên.
6. Thịt đông
Kế đến là thịt đông – món ăn khá lạ lùng: vốn nguội lạnh, lại ăn trong tiết trời lạnh giá và kèm với dưa cải chua mới ngon.
Món này được làm từ thịt lợn ba chỉ, đôi khi được sử dụng cả gà, cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, bạn lấy khỏi bếp và đặt nồi thịt ra ngoài sân, đậy kỹ cho nó ăn gió uống sương, thu lấy cái rét mướt từ trời cao và đất thấp vào mình để sớm hôm sau, đã có nồi thịt đông đúng kiểu.
7. Măng khô kho
Món măng nà sáng tạo và chế biến cầu kỳ và đượm màu Tết. Cách làm món này không khó, đem măng khô ra ngâm nước khoảng 2 ngày rồi luộc kỹ, xả nước càng nhiều lần thì măng càng trắng và ngon. Khi thấy măng đã mềm, xé nhỏ ra từng miếng, ướp gia vị gồm tiêu, tỏi, đường, muối, bột ngọt, tùy theo khẩu vị từng người có thể thêm ngũ vị hương cho thơm, một ít màu đường cho thêm phần hấp dẫn. Thịt heo phải lựa thịt mông loại ngon, chân giò, móng, sau khi làm sạch thì chặt miếng to, áp chảo cho thịt săn lại rồi ướp chung vào với măng đã ngấm gia vị, cho tất cả vào một xoong to, đặt lên bếp lửa nhỏ cho thấm, nêm thêm muối và bột ngọt cho vừa, đặc biệt là không nêm nước mắm vì măng sẽ có vị chua, không để được lâu trong những ngày Tết…