Tác hại của tự nặn mụn tại nhà – Để loại bỏ mụn trên da mặt, nhiều người lựa chọn phương pháp nặn mụn. Theo các chuyên gia da liễu, nhiều người thường hay tự ý nặn mụn tại nhà mà không biết rằng, hành động này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với làn da và sức khỏe.
Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết:
Nguyên nhân hình thành mụn
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, mụn xuất hiện là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung mụn hiện diện trên da do sự tác động của nội tiết tố và các vi khuẩn sống ở nang lông.
Sự mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm bã nhờn tiết nhiều. Trong khi đó nang lông bị bịt kín dẫn đến chất thải bị ứ đọng và gây nên mụn. Khi mụn hình thành và bã nhờn gây tắc lỗ chân lông sẽ dễ dẫn đến viêm da hoặc hình thành mụn bọc, mụn mủ.
Hầu hết các loại mụn hình thành trên da dưới tác động của các nguyên nhân như hormone, phản ứng dị ứng, vi khuẩn và dầu thừa trên da. Kết quả là lỗ chân lông bị tắc nghẽn do dầu thừa, mủ hoặc bã nhờn, khiến da bị sưng tấy và viêm nhiễm. Dưới đây là 3 loại mụn trứng cá phổ biến nhất:
- Mụn đầu đen: Hình thành khi dầu và tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi tiếp xúc với không khí, dầu và các tế bào chết ở trong lỗ chân lông bị chuyển thành màu đen và hình thành mụn đầu đen.
- Mụn đầu trắng: Đây là tình trạng tương tự mụn đầu đen, đầu mụn có màu trắng hoặc vàng nhạt, cứng và làm tắc nghẽn lỗ chân lông;
- Mụn mủ: Đây là những nốt mụn sâu, khó nặn hơn. Chúng thường có màu đỏ và viêm. Mụn mủ có thể xuất hiện do nội tiết tố, dị ứng, vi khuẩn hoặc một tình trạng da khác.
Tại sao không nên tự ý nặn mụn tại nhà? Tác hại của tự nặn mụn tại nhà
Nặn mụn là hành động tác động lực cơ học trực tiếp vào những vùng da bị mụn, để đẩy nhân mụn từ bên trong ra ngoài. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng không phải loại mụn nào cũng dễ xử lý. Đồng thời, để nặn mụn an toàn, cần thực hiện theo trình tự chuẩn xác, đảm bảo tuân thủ nhiều nguyên tắc về y tế.
Khi nặn mụn tại nhà, thường bạn sẽ mắc phải những sai lầm sau:
– Không vệ sinh và vô trùng triệt để tay, cũng như dụng cụ nặn mụn: Việc này sẽ vô tình đưa thêm vi khuẩn vào những vết thương đang bị viêm, sưng…
– Thao tác sai cách, sử dụng lực quá mạnh: Vô tình phá vỡ cấu trúc da, khiến vùng da bị mụn chịu tổn thương nặng hơn.
– Không nặn hết nhân mụn: Khiến mụn không dứt, dễ lây lan.
Nặn mụn đúng cách như thế nào?
Lời khuyên không nên nặn mụn tại nhà mà bạn thường nghe là do việc nặn mụn không thể áp dụng cho mọi loại mụn. Bên cạnh đó, kỹ thuật nặn mụn đòi hỏi sự chính xác và khéo léo nhằm không khiến vùng da có mụn bị tổn thương, tạo thành vết thâm hay sẹo khó phục hồi.
Tuy nhiên, nhân mụn vẫn nên được lấy ra khỏi da để tránh hiện tượng mụn trở nên viêm sưng và bùng phát. Bên cạnh đó, nặn mụn còn góp phần giảm viêm và đẩy nhanh quá trình phục hồi da. Trong lúc nặn mụn không được bóp mạnh, chọc vì dễ hình thành nên các vết thương trên bề mặt da hoặc sẹo vĩnh viễn. Hãy quan sát mụn thường xuyên để nhận biết thời điểm nào có thể nặn mụn. Càng nhìn thấy rõ đầu mụn trồi lên cao, việc nặn mụn sẽ càng dễ dàng và ít gây đau.
Trước khi nặn mụn, bạn nên rửa mặt bằng sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ. Không rửa mặt bằng nước quá nóng hay quá lạnh vì dễ gây viêm vùng da bị mụn. Sau khi rửa mặt, thấm khô da bằng khăn bông mềm. Bạn cần có cây nặn mụn. Cây nặn mụn rất dễ tìm mua tại các quầy mỹ phẩm. Đặt vòng tròn của cây nặn mụn vào trung tâm khu vực đầu nốt mụn.
Ấn thật nhẹ cây nặn mụn xuống và trượt qua nốt mụn. Có thể cần lặp lại thao tác này nếu ở lần đầu tiên nhân mụn vẫn chưa trồi lên. Luôn thao tác với cây nặn mụn thật nhẹ nhàng nhằm loại bỏ nhân và đầu trắng của nốt mụn, đồng thời không làm tổn thương sâu vùng da mụn và vùng da lành xung quanh.
Sau khi loại bỏ nhân, đầu trắng của nốt mụn viêm, bạn sử dụng sản phẩm trị mụn có chứa benzoyl peroxide hoặc salicylic acid (BHA) thoa lên khu vực vừa nặn. Benzoyl peroxide và salicylic acid đều có đặc tính diệt khuẩn, giảm viêm và ngừa mụn hiệu quả.
Chăm sóc da đang bị mụn
Khi chăm sóc da đang bị mụn bạn cần chú ý bảo vệ da trước những yếu tố gây hại từ bên ngoài bao gồm các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm trang điểm, tia nắng mặt trời, … Cụ thể như sau:
- Cần sử dụng sản phẩm chăm sóc da đang bị mụn phù hợp: Bạn cần chọn cả sản phẩm trị mụn, trang điểm, chống nắng phù hợp với làn da của bạn để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị và chăm sóc. Đặc biệt, nên chú ý chống nắng bằng trang phục, đội nón, mang khăn che mặt để tránh tia UV ảnh hưởng đến vùng da đang bị mụn.
- Tránh chọn những sản phẩm chăm sóc da đang bị mụn có chứa dầu: Một lưu ý khác là cần tìm hiểu thành phần của sản phẩm để không chọn mua những loại có chứa dầu. Việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da đang bị mụn chứa dầu có thể khiến mụn không thuyên giảm mà còn tăng thêm vì các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn do tăng tiết dầu, bã nhờn mà sản phẩm chăm sóc da gây ra.
- Ghi nhớ thứ tự sử dụng sản phẩm chăm sóc da: Trước khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ, sau đó bạn có thể đợi khoảng 5 – 10 phút rồi bắt đầu bôi thuốc trị mụn để tránh làm rát da. Tiếp theo là sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm và nếu bạn chuẩn bị ra ngoài thì hãy thoa thêm kem chống nắng để bảo vệ da. Đây là thứ tự hợp lý mà bạn cần ghi nhớ khi chăm sóc da đang bị mụn.