Sự khác nhau giữa tẩy tế bào chết hóa học và tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết hóa học và tẩy tế bào chết vật lý tuy có cùng nhiệm vụ trong quá trình chăm sóc da. Tuy nhiên chúng lại có công dụng và khả năng loại bỏ tế bào chết khác nhau rất lớn. Chính vì vậy để có được một làn da khỏe mạnh, chúng ta cần phân biệt chúng một cách rõ ràng để có thể lự chọn được sản phẩm tốt nhất cho mình.

Tẩy tế bào chết là gì?

Sự khác nhau giữa tẩy tế bào chết hóa học và tẩy tế bào chết vật lý
Sự khác nhau giữa tẩy tế bào chết hóa học và tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết là quá trình lấy đi lớp da chết trên bề mặt da. Chuyên sâu hơn, da chết thực chất là một quá trình phát triển bình thường của cơ thể. Trong cơ thể chúng ta, việc trao đổi chất diễn ra liên tục và các tế bào chết sẽ được thay thế bằng các tế bào mới. Vì vậy, tẩy da chết là khái niệm phổ biến khi nói về việc loại bỏ các tế bào chết trên da ra khỏi cơ thể của chúng ta. Việc tẩy da chết là công đoạn đặc biệt quan trọng và các chuyên gia làm đẹp chúng tôi luôn đặc biệt nhấn mạnh nhắc nhở với tất cả mọi người trước khi thực hiện các liệu pháp chăm sóc da.

Sau khi tẩy da chết, bạn sẽ cảm nhận được làn da mịn màng, sạch sẽ của chính mình. Vì tẩy da chết thực sự đã giúp làn da bạn loại bỏ được một lớp tế bào chết bên trên làn da. Và sau khi tẩy tế bào chết bạn áp dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da thì lúc này làn da của bạn cũng sẽ hấp thu được tốt nhất và các tinh chất trong mỹ phẩm cũng sẽ nhanh thẩm thấu lên làn da của bạn tốt hơn. Nếu lần đầu tẩy da chết, làn da của bạn sẽ sáng lên khoảng từ 10 – 20% (nếu bạn tẩy da chết đúng cách).

Tẩy da chết vật lý

Tẩy da chết vậy lý là việc dùng các sản phẩm có chứa hạt, với cơ chế xoa nhẹ các hạt nhỏ này trên mặt, giúp loại bỏ các lớp da chết trên bề mặt da. Ngoài hạt ra, những động tác chà sát khác như dùng tay, dùng máy, khăn mặt, gel lột cũng được coi là tẩy tế bào chết vật lý.

Tẩy tế bào chết vật lý chỉ nên áp dụng từ 1 đến 2 lần/tuần để tránh gây tổn thương da, bởi vì tẩy dạng hạt chỉ hoạt động trên bề mặt da, bằng thao tác massage chỉ lấy đi được 10-20% lượng da chết, và dù nhẹ tay đến đâu, thì vẫn có khả năng gây ra những vết xước siêu nhỏ trên da, làm da bị tổn thương, đặc biệt là da mặt.

Nguyên lý hoạt động cơ bản

Nguyên lý hoạt động của tẩy tế bào chết vật lý chính là sử dụng áp lực trên da để lớp da chết bên ngoài bề mặt da được lấy ra. Chính vì vậy mà việc sử dụng tẩy tế bào chết vật lý không được thường xuyên. Vì dễ dẫn đến lão hóa da sớm và các vấn đề khác.

Do đó khi sử dụng các biện pháp tẩy tế bào chết vật lý chúng ta cần lưu ý cao về mức độ tác động trên da. Tránh tìm các sản phẩm khi trà sát lên da bị tổn thương.

Các loại tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết vật lý là dạng tẩy tế bào chết sử dụng hạt jojoba, tinh thể pumice crystals, các loại bột từ quả óc chó, oliu, tre, yến mạch, cám gạo, các loại sáp Beeswax (sáp ong), hạt polyetylen (nhựa), đường (sucrose) tạo áp lực chà sát. Sản phẩm có dạng kết cấu dạng hạt có kích cỡ khác nhau, dạng gel lỏng trong suốt, dạng lột.

Ngoài các thành phần trên trong các sản phẩm tẩy tế bào chết, với nguyên lý hoạt động chà sát thì chúng ta còn có nhiều dạng tẩy tế bào chết khác. Các sản phẩm máy rửa mặt, máy massage mặt, dụng cụ hỗ trợ rửa mặt, khăn mặt cũng là một dạng tẩy tế bào chết. Do đó chúng ta cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm rửa mặt nào thường xuyên.

Cách sử dụng

Khi sử dụng các sản phẩm tây tế bào chết vật lý chúng ta không nên nhấn mạnh sản phẩm vào da. Không nên dùng sức để kỳ cọ da mà phải nhẹ nhàng nhất có thể. Di chuyển các hạt, dụng cụ tẩy tế bào chết trên da mà không nên đè, nhấn mạnh trên da.

Ngoài ra tuyệt đối không nên kết hợp máy rửa mặt, dụng cụ rửa mặt cùng tẩy tế bào chết vật lý. Bởi vì cả 2 đều sử dụng biện pháp tác động lớn trên da, việc sử dụng cùng một lúc dễ gây tổn thương trên da,

Loại da khi sử dụng

Đối với dạng tẩy tế bào chết vật lý, loại da thích hợp sử dụng là da thường, da khỏe và không bị nhiều vấn đề về da. Tuy nhiên khi sử dụng cũng cần phải nhẹ nhàng với da.

Các loại da mụn, nhạy cảm không nên sử dụng các dạng tẩy tế bào chết này. Mức độ tổn thương mà các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý gây ra cho da rất lớn. Do đó với những làn da nhạy cảm, mụn khi sử dụng dễ gây ra những tổn thương khó phục hồi.

Cách chăm sóc sau khi sử dụng

Khi sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý chúng ta cần lưu ý không nên sử dụng thường xuyên mà chỉ nên sử dụng từ 1 -2 lần trong 1 tuần. Sau khi sử dụng sản phẩm chúng ta có thể chăm sóc da bình thường mà không cần lưu ý quá nhiều chất trong các sản phẩm dưỡng da tiếp theo.

Ngoài ra, sau khi sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý chúng ta không nên sử dụng thêm tẩy tế bào chết hóa học. Vì dù bản chất như thế nào thì tẩy tế bào chết hóa học lại lấy thêm một phần tế bào trên da. Do đó việc kết hợp 2 loại tẩy tế bào chết cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu và tổn thương da một cách quá mức.

Ưu điểm, nhược điểm

Ưu điểm:

Phổ biến, dễ dùng
Giá thành từ thấp đến cao đều có đủ. Ai cũng có thể sử dụng.
Nhiều sản phẩm để lựa chọn.

Nhược điểm:

Dễ gây tổn thương da nếu hạt scrub to hoặc độ mòn của hạt scrub chưa hợp lý.
Chỉ hoạt động trên bề mặt da, bằng thao tác massage chỉ lấy đi được 10-20% lượng da chết, tức là da chết không được loại bỏ triệt để.

Sự khác nhau giữa tẩy tế bào chết hóa học và tẩy tế bào chết vật lý
Sự khác nhau giữa tẩy tế bào chết hóa học và tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy da chết hóa học

Khác với phương pháp tẩy tế bào chết vật lý, tẩy tế bào chết hóa học thường chứa các thành phần a xít nổi bật như: Salicylic Acid (BHA), Glycolic Acid, Latic Acid, Mandelic Acid (các dạng phổ biến của AHA) và enzyme…

Có khả năng loại bỏ da chết bị tắc sâu trong lỗ chân lông hay dưới bề mặt da, song song đó đẩy nhân mụn ra bên ngoài, nhanh chóng thúc đẩy và tái sinh tế bào da mới, giúp da bạn trở nên trắng sáng, mịn màng hơn. Chính vì thế mà tẩy tế bào chết hóa học thường hiệu quả hơn tẩy tế bào chết vật lý.

Nguyên lý hoạt động cơ bản

Đây là phương pháp dùng các chất có tính acid có khả năng thẩm thấu nhẹ nhàng vào da tẩy sâu vào giới hạn da cho phép.Nguyên lý hoạt động của tẩy tế bào chết hóa học là sử dụng các chất hóa học thấm vào da theo cách của từng loại sản phẩm. Từ đó lấy đi các bã nhờn, cặn dầu thừa trên da.

Chính nhờ những đặc điểm thấm vào da theo cách riêng của từng loại. Các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học còn giúp cải thiện làn da tốt hơn. Các sản phẩm này còn có khả năng trị mụn, thu nhỏ lỗ chân lông, cung cấp độ ẩm cho da, ngăn ngừa và chữa trị mụn ,… khác nhau tùy theo từng loại sản phẩm.

Các loại tẩy tế bào chết hóa học

Các loại tẩy tế bào chết hóa học có thể nhắc đến là AHA và BHA để phá vỡ liên kết của các tế bào da và tạo ra các lỗ hổng giữa các tế bào chết. Tẩy tế bào chết hóa học phổ biến nhất dùng 2 loại axit: Alpha Hydroxy Acid – AHA và Beta Hydroxy Acid – BHA. Ngoài ra hiện nay có các loại tẩy tế bào chết hóa học hiện đại phù hợp hơn với nhiều loại da như: LHA, PHA, Enzim từ các loại quả tự nhiên. Các sản phẩm retinol cũng được tính là dạng tẩy tế bào chết hóa học.

Việc phân chia các loại tẩy tế bào chết hóa học còn phải dựa vào phần trăm của sản phẩm. Các sản phẩm giống nhau có cùng công dụng như phần trăm khác nhau thì mức độ ảnh hưởng trên da cũng khác nhau. Từ đó dẫn đến việc tẩy tế bào chết và mức độ điều trị cho da cũng khác nhau.

Cách sử dụng

Tẩy tế bào chết hóa học được sử dụng sau các bước làm sạch như tẩy trang, sữa rửa mặt cho da. Sau đó chúng ta bôi sản phẩm lên mặt bình thường. Đối với các sản phẩm nồng độ cao chúng ta cần phải đợi sản phẩm ngấm rồi rửa lại mặt bằng nước sau đó mới bắt dầu tiếp các bước kem dưỡng khác. Đối với các sản phẩm nồng độ thấp hơn. Chúng ta chỉ cần đợi sản phẩm thấm rồi trực tiếp sử dụng các bước dưỡng khác.

Đối với người mới bắt đầu sử dụng, chúng ta nên chọn các sản phẩm phần trăm thấp và nhẹ dịu cho da. Chúng ta nên sử dụng với cường độ cách ngày. Khi da bắt đầu khỏe lên và quen với axit thì cường độ có thể tăng lên hằng ngày và nồng độ cũng có thể nâng cao để có thể tận hưởng hiệu quả cao nhất của sản phẩm.

Loại da khi sử dụng

Đối với từng loại da chúng ta lại nên sử dụng một loại sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học khác nhau. Chính vì vậy việc sử dụng tẩy tế bào chết hóa học cần chúng ta thấy hiểu làn da và biết vấn đề của da mình là gì.

Cách chăm sóc sau khi sử dụng

Sau khi sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học chúng ta cần chọn các loại kem dưỡng có nông độ PH phù hợp để không trung hòa axit trên da. Ngoài ra cần đợi khoảng thời gian nhất định để sản phẩm thấm sau đó mới tiếp tục sử dụng các bước kem dưỡng khác. Không nên để da trần sau khi tẩy tế bào chết mà phải sử dụng thêm một vài bước chăm sóc da nữa

Sau khi tẩy tế bào chết, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng nhất có thể. Nên sử dụng các biện pháp chống nắng như kem chống nắng, che chắn thật kỹ.

Ưu điểm, nhược điểm

Ưu điểm:

Được khẳng định bởi các chuyên gia là hiệu quả hơn tẩy da chết vật lý, có khả năng đẩy da chết bị tắc sâu trong lỗ chân lông hay dưới bề mặt da.
Hạn chế mụn đầu đen rõ ràng
Không khiến da bị tổn thương

Nhược điểm:

Làm tăng độ nhạy cảm của da dưới tác dụng của ánh nắng Mặt Trời. Nên các nàng cần chú ý chống nắng cẩn thận nếu sử dụng sản phẩm này vào ban ngày.
Dễ gây kích ứng nếu sử dụng sai cách, sai liều lượng, da quá nhạy cảm

Sponsored Links:

'
'