Mua sữa rửa mặt như nào cho đúng. Bài viết rất hay cho những bạn hay hỏi vì sao mình cứ bắt đổi sữa rửa mặt nhé. Đa số thấy các bạn dùng Senka Perfect Whip 😟
Da bạn bị khô căng, nổi mẩn đỏ sau khi rửa mặt? Các sữa rửa mặt bạn đang dùng, liệu đã phù hợp chưa???
Sữa rửa mặt nào nên tránh???
Cùng xem bác sĩ Hiển test độ pH của 1 số loại sữa rửa mặt phổ biến trên thị trường nhé, qua đó có thể giúp các bạn 1 phần trong việc lựa chọn srm phù hợp cho da của mình.
1, Đầu tiên, mình cùng tìm hiểu về độ pH sinh lí của da nhé
Da người trưởng thành khỏe mạnh có độ pH tự nhiên là 4,2-5,6
Bất cứ nguyên nhân nào làm mất cân bằng pH đều có thể gây ra 1 loạt các rắc rối trên da như: mất nước, chảy xệ, khô, kích ứng, lão hóa và mụn trứng cá. Độ pH thấp trên da tạo ra 1 môi trường khó bị nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn trứng cá.
>> vì vậy 1 srm phù hợp cần có độ pH trong khoảng pH sinh lí của da (4-6)
2, TEST độ pH bằng giấy quỳ
Giấy quỳ được sử dụng để xác định độ acid hoặc độ kiềm của 1 chất. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh trong điều kiện kiềm và chuyển dịch về phía màu đỏ trong môi trường axit.
Dưới đây bsi sd 1 loại giấy quỳ khá phổ biến trên thị trường, có các thang từ 1(axit nhất) đến 14 (kiềm nhất) và pH 7 là trung tính
Mình sẽ test 8 loại sữa rửa mặt phổ biến mà các bạn trẻ hay dùng.
**Kết quả dưới ảnh ạ
-Theo đó, 4 chú srm nhà Senka đều bị đưa vào vùng báo động đỏ với độ pH lên tới 8-9
-Em Ponds hồng huyền thoại cũng ko khá hơn, với độ pH rơi vào khoảng 8-9
-Em White seed (the face shop), pH 7-8
-Có lẽ 2 em đẹp nhất là Uriage xanh lá và Hadalabo với pH rơi vào tầm 4-5. Tuy nhiên em Uriage có vẻ pH thấp hơn 1 xíu, do màu vàng đậm hơn em Hadalabo 1 chút. Và nếu da ai dầu mụn thì xài hadalabo ko oke lắm vì dạng chất cream của nó.
Nếu bạn muốn đọc chính xác hơn thì hãy mua que đo pH nhé, nhưng nó mắc hơn giấy quỳ 😞
Tóm lại cho các chị em lười đọc cũng như để dễ hiểu:
💧Nên dùng loại số 7 và 8 ở hình bên dưới
💧Những loại còn lại pH cao quá cân nhắc hạn chế dùng.