Làm thế nào để phân biệt da nhạy cảm, da phản ứng và da dễ kích ứng?

Làm thế nào để phân biệt da nhạy cảm, da phản ứng và da dễ kích ứng? Có rất nhiều bạn vẫn thường nhầm lẫn bản thân mình là da nhạy cảm, và chăm chăm đi tìm các sản phẩm chăm sóc cho loại da này, trong khi thực chất da bạn thuộc loại dễ kích ứng, hoặc da đang có phản ứng tạm thời do yếu tố từ môi trường bên ngoài. Sự nhầm lẫn trong việc phân biệt các khái niệm này dẫn đến việc chăm sóc da không được đúng cách, không đạt được hiệu quả như bạn mong muốn.

Cách phân biệt da nhạy cảm, da phản ứng và da dễ kích ứng

1. Da nhạy cảm (sensitive skin)

Da nhạy cảm (sensitive skin)
Da nhạy cảm (sensitive skin)

Da nhạy cảm nói chung là một tình trạng da phản ứng dai dẳng với những biểu hiện cảm giác khó chịu với một loạt các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, bên trong và thậm chí là dược mỹ phẩm. Biểu hiện khó chịu ở da có thể là đỏ da, da sừng nhẹ và bong tróc vẩy khô, hoặc chỉ đơn thuần là cảm giác ngứa và châm chích. Nhưng mấu chốt vấn đề là bị dai dẳng.

2. Da phản ứng (reactive skin)

Da phản ứng (reactive skin)
Da phản ứng (reactive skin)

Da phản ứng là tình trạng da đỏ, sưng và tổn thương nhiều nhưng chỉ mang tính chất tạm thời khi có yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Và tình trạng này rầm rộ nhưng thoáng qua và hết rất nhanh nếu cắt được nguyên nhân tác động từ bên ngoài.

3. Da dễ kích ứng (allergy-prone skin)

Da dễ kích ứng là tình trạng dị ứng da thật sự, tương tự như bạn dị ứng thức ăn vậy, chỉ cần tiếp xúc một chút nhỏ sản phẩm lên mặt là bị sưng vù và cực kì ngứa, khó chịu. Điều này liên quan đến phản ứng miễn dịch gây ngứa của tự cơ thể bạn trước tác nhân gây dị ứng.

Da dễ kích ứng (allergy-prone skin)
Da dễ kích ứng (allergy-prone skin)

Đối với hai trường hợp dưới, thông thường bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp, vì tình trạng này khá nặng và bạn không đủ sức để tự giải quyết đâu.

Riêng với da nhạy cảm, điều gì gây nên tình trạng này?

Như các bạn đã biết thì lớp ngoài cùng của da có chức năng bảo vệ cho cơ thể. Lớp da này được cấu thành bởi một loạt các tế bào sừng đã chết, nhưng được hỗ trợ bởi lớp chất dưỡng ẩm tự nhiên của da ở bên dưới. Vì một lý do gì đó mà bạn làm tổn thương lớp bảo vệ này, như dùng kem trộn, phơi nắng quá lâu hoặc dùng sản phẩm tẩy lột quá mạnh khiến cho lớp bảo vệ này suy yếu đi và các sợi thần kinh tận cùng cảm giác này trở nên dễ bị kích thích hơn bao giờ hết.

Một số yếu tố làm da trở nên nhạy cảm:

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều
  • Tiếp xúc với không khí ô nhiễm
  • Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (như từ phòng máy lạnh ra ngoài đường) dẫn đến shock nhiệt da
  • Rửa mặt với nước cứng (nước có hàm lượng khoáng chất cao như nước phèn)
  • Rửa mặt bằng nước nóng thường xuyên
  • Thiếu ngủ, lo lắng hay căng thẳng quá mức
  • Thay đổi hormone trong lúc mang thai hoặc gần đến ngày kinh
  • Tiếp xúc với Chloride từ nước hồ bơi
  • Da bị khô bong vẩy, mất nước do dùng sản phẩm tẩy lột trước đó

Làm thế nào để cải thiện và phục hồi lại làn da nhạy cảm?

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng lớp chất dưỡng ẩm xen kẽ giữa các lớp tế bào chết bị mất thành phần filagrin là thành phần dưỡng ẩm tự nhiên được tiết ra bởi tế bào sừng sau khi bị thoái hóa, do đó da trở nên khô và mất nước.

=> Vì vậy, việc dưỡng ẩm bằng cách bổ sung các thành phần tự nhiên như Hyaluronic Acid, Ceramide, và một số hoạt chất dưỡng ẩm khác sẽ giúp phục hồi lại lớp màng bảo vệ da này.

Bên cạnh đó việc chống nắng phải được thực hiện hàng ngày để tránh góp phần kích thích thêm phản ứng ở các đầu tận dây thần kinh trên da.

Nói tóm lại, da nhạy cảm khác hẳn với da phản ứng hay da dễ kích ứng. Da nhạy cảm nếu không được chăm sóc đúng cách thì khi bạn thoa sản phẩm không phù hợp là đã thấy khó chịu rồi.

 

Sponsored Links:

'
'