Những điều cần biết khi kiêng cữ sau sinh

Đây là bài viết 105 / 47 trong series Kiến thức sinh sản

Bạn mất khoảng 9 tháng mang thai và có lẽ sẽ cần khoảng thời gian tương ứng để cơ thể hồi phục lại sau sinh. Dù sinh thường hay sinh mổ, cơ thể bạn cũng vừa trải qua một giai đoạn vất vả. Do đó, bạn nên chú ý các vấn đề cần kiêng cữ sau sinh để nhanh chóng hồi phục. Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết ngay nhé!

Những điều cần biết khi kiêng cữ sau sinh
Những điều cần biết khi kiêng cữ sau sinh

Thời gian kiêng cữ – ở cữ sau sinh 

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh cần ở cữ khoảng 3 tháng (hoặc dài hơn). Trong thời gian này, người phụ nữ phải ở trong phòng kín, hạn chế tiếp xúc với mọi người, tránh làm việc hoặc tắm rửa.

Nhưng theo các bác sĩ, phụ nữ sau sinh nên kiêng cữ khoảng 1 tháng. Trong thời gian này, mẹ cần tuân thủ một số điều về dinh dưỡng, sinh hoạt để cơ thể phục hồi tốt, cung cấp đủ sữa cho trẻ sơ sinh. Ngoài sự cố gắng của bản thân, người chồng và gia đình cũng là tác nhân quan trọng giúp mẹ bầu sau sinh vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Kiêng cữ sau sinh theo dân gian

Sau giai đoạn sinh nở đầy khó khăn, sức khỏe của nhiều chị em bị yếu đi về nhiều mặt nhất là thể lực và tinh thần. Tình trạng này là do việc bị mất máu quá nhiều khi sinh, mệt mỏi kéo dài trong thời kỳ mang thai và những cơn đau khi mang thai “làm phiền”. Theo kinh nghiệm từ dân gian và nghiên cứu ở hiện tại thì một số những lưu ý kiêng khem sau sinh dưới đây vẫn còn đúng và bạn nên thực hiện:

Kiêng lạnh sau khi sinh

Sau khi sinh, thận khí của người phụ nữ đang trong trạng thái suy nhược, các mẹ rất dễ bị nhiễm lạnh. Do đó hạn chế tiếp xúc với với nước lạnh là điều cần thiết như: Không nên dùng nước lạnh để tắm, giặt đồ,… Nhưng nếu trong khoảng thời gian ở cữ không tắm thì cũng không tốt chút nào. Các mẹ nên dùng khăn ấm lau mình, xông hơi cho ra mồ hôi. Cuối cùng, lau lại với khăn sạch. Nếu cơ thể người mẹ không vệ sinh trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển từ đó khiến mẹ và trẻ có thể mắc một số căn bệnh nguy hiểm.

Chườm nóng bụng và vệ sinh vùng kín

Sau khi sinh, các mẹ nên sử dụng ấm để rửa âm đạo mỗi ngày, cách này vừa để chống mùi hôi và giúp tránh nhiễm trùng hiệu quả.

Kiêng cữ sau sinh theo dân gian
Kiêng cữ sau sinh theo dân gian

Nếu có thời gian hãy sử dụng chai nước nóng hay túi chườm nóng để chườm khu vực bụng và lưng và 2 bên bẹn. Cách này sẽ giúp các mẹ giảm tình trạng đau lưng, mỏi gối giúp cơ thể sau sinh nhanh chóng được phục hồi. Ngoài ra, chườm nóng còn hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu tại chỗ tốt hơn, tăng sức đàn hồi của các bắp thịt, giúp phần da bụng sau sinh bớt nhăn nheo lại.

Kiêng vận động

Theo quan niệm dân gian phụ nữ sau sinh cần nằm một chỗ và kiêng vận động. Nhưng nếu kiêng vận động trong thời gian dài sẽ làm khí huyết khó lưu thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bởi vậy, điều này chỉ đúng với việc các bạn chỉ cần kiêng vận động nặng và mạnh. Nếu không các vết thương trong quá trình sinh nở khó có thể lành lại nhanh chóng. Ngoài ra, bạn chỉ nên thực hiện các bài luyện tập hồi sức, động tác nhẹ nhàng và đi đứng cẩn thận để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Kiêng ăn uống đồ lạnh

Ở cữ bao lâu được uống nước đá? Đây là một trong những thắc mắc của nhiều chị em. Trong giai đoạn mang thai, bạn phải nạp rất nhiều đồ ăn bổ dưỡng để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Nhưng khi sinh nở lại “lấy đi” khá nhiều máu, điều cần thiết lúc này là phải bổ sung lại lượng máu đã mất.

Tuy nhiên những đồ ăn lạnh lại không phù hợp với phụ nữ sau sinh như: Nước đá, cua, rau đay, cá, ốc. Chỉ nên ăn các thực phẩm như: Mướp, cà chua, thịt nạc, rau đậu, chuối.

Ở cữ bao lâu được ra ngoài?

Với câu hỏi “Ở cữ bao lâu được ra ngoài?”, các bác sĩ khuyên chị em rằng: Việc kiêng gió, tránh ra ngoài sau sinh là cần thiết, nhưng không cần quá lâu như quan điểm dân gian. Khi bào sản phụ mới sinh có thể ra ngoài phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ phục hồi, hoàn cảnh của từng sản phụ. 

Ở cữ bao lâu được ra ngoài?
Ở cữ bao lâu được ra ngoài?

Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất vẫn là sau sinh ít nhất 3 tuần sản phụ mới nên ra ngoài. Khoảng thời gian này đủ để các vết khâu tầng sinh môn, vết mổ đã lành dần. Cảm giác đau hông, đau lưng cũng giảm đi đáng kể. Những sản phụ sinh thường nhanh hồi phục sau sinh hơn nên có thể ra ngoài sớm hơn sản phụ sinh mổ. 

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì?

Sau khi sinh, điều quan trọng nhất đối với người mẹ ở thời gian này đó là vấn đề cung cấp sữa cho con bú và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, để sữa mẹ được về nhanh nhất và đủ cho con bú thì cần biết cách kích thích, tăng tiết sữa mẹ hợp lý để đạt được mục tiêu này. Trong những yếu tố giúp chosữa mẹ được dồi dào thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu.

Một số loại thực phẩm mà người mẹ có thể ăn trong thời gian sau sinh, vừa tốt cho sức khỏe và vừa kích thích sữa mẹ được dồi dào đó là:

  • Những món ăn theo kinh nghiệm từ xưa đến nay giúp lợi sữa như móng gió,gà ác, đu đủ… Tuy nhiên, vẫn nên thay đổi thực đơn mỗi ngày để không ngán ăn.
  • Uống nhiều nước, nên uống nước ấm 2 – 3L mỗi ngày.
  • Cá hồi: Đây là nguồn cung cấp đạm và đặc biệt là chất béo tốt cho cơ thể. Trong cá hồi có chứa nhiều DHA là chất cần thiết để giúp trẻ phát triển hệ thần kinh. Lượng cá hồi mà Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA khuyến cáo nên tiêu thụ mỗi ngày là khoảng 330 gram;
  • Những sản phẩm làm từ sữa điển hình nhưsữa chua,phô mai…: Đây là nguồn cung cấp vitamin D cần thiết để hệ xương của cả mẹ và bé được phát triển tốt hơn trong giai đoạn này. Sữa chua còn có một lượng đạm nhất định, vitamin B cũng như calci rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Lượng calci được khuyến cáo tiêu thụ mỗi ngày trong giai đoạn sau sinh là 1000mg;
  • Thịt bò: Thịt bò là loại thực phẩm chứa lượng sắt lớn nên sẽ cung cấp rất nhiều năng lượng cho mẹ khi đang cho con bú, trong thịt bò còn chứa đạm, vitamin B12. Nên ăn phần thịt bò nhiều nạc, ít mỡ để hạn chế chất béo cho cơ thể;
  • Các loại rau xanh như cải bó xôi,súp lơ xanh có chứa nhiều vitamin A tốt cho mẹ và bé. Trong những loại rau xanh, củ quả còn chứa vitamin C, calci, sắt… nên có khả năng chống oxy hóa. Đặc biệt đối với những loại rau xanh này thì lượng calories rất thấp nên sẽ giúp người mẹ vừa có sức khỏe và vừa giảm cân được theo một phương pháp an toàn, hiệu quả, bền vững hơn;
  • Trái cây: Một số loại trái cây như việt quất, các loại quả mọng cung cấp rất nhiều vitamin C cho người mẹ;
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Đây là món ăn cung cấp nhiều năng lượng và cách chế biến cũng rất nhanh chóng, tiện dụng, có thể dùng như bữa ăn sáng, bữa phụ hay những bữa ăn khác trong ngày.

Sponsored Links:

'
'