Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị đau thắt lưng

Đây là bài viết 299 / 300 trong series Lời khuyên sức khỏe

Đau thắt lưng là tình trạng đau nhức vùng lưng dưới, có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu trì hoãn điều trị, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tàn phế. Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!

Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị đau thắt lưng
Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị đau thắt lưng

Đau thắt lưng vì sao?

Đau vùng thắt lưng là bệnh lý thường gặp ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên đau vùng thắt lưng cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm khuẩn, ung thư, bệnh lý tự miễn dịch. Không ít trường hợp người bệnh bị đau vùng thắt lưng sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau đáp ứng tại một thời điểm nhất định nhưng cơn đau vẫn tái diễn, khi đến khám tại Khoa Lão khoa – Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bãi Cháy đã phát hiện ra những căn bệnh nguy hiểm như viêm cột sống dính khớp, ung thư di căn, lao cột sống, nhiễm khuẩn cột sống,…

Các đốt sống ở vùng cột sống thắt lưng có liên quan trực tiếp với tủy sống vùng đuôi ngựa và các rễ thần kinh, và các tạng trong ổ bụng và tiểu khung cũng có liên quan với các thần kinh ở vùng này. Với đặc điểm giải phẫu như vậy, các nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng rất đa dạng và phức tạp. Các nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng được chia thành hai nhóm chính: do nguyên nhân cơ học hoặc là triệu chứng của một bệnh toàn thân.

Triệu chứng đau vùng thắt lưng

Tùy thuộc vào yếu tố khởi phát, nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng đau dưới thắt lưng sẽ có sự khác biệt.

Triệu chứng đau vùng thắt lưng
Triệu chứng đau vùng thắt lưng
  • Phần lớn người bệnh bị đau lưng sau một chấn thương, té ngã, khi ngồi hay đứng lâu, khi nâng vác vật nặng.
  • Một số trường hợp cơn đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi.
  • Các cơn đau lưng dưới gần mông diễn ra ngày càng thường xuyên hơn.
  • Đau lan xuống cẳng chân hoặc bàn chân, gây tê bì, châm chích.

Cảm giác đau thường tăng lên khi vận động nhiều, khi cúi, khi đứng, ngồi lâu. Ban ngày đau nhiều hơn đêm. Nếu tình trạng đau tăng khi nghỉ ngơi, giảm khi vận động và đau nhiều về ban đêm khiến người bệnh thức giấc cần nghĩ đến các bệnh lý viêm khớp cột sống.

Nếu đau lưng dưới kèm yếu liệt hai chân, đi tiêu tiểu không kiểm soát, sốt cao lạnh run hoặc đau sau té ngã/chấn thương nhẹ, người bệnh cần nhanh chóng đi đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán một số tình trạng nguy hiểm và có hướng xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Các vị trí đau lưng thường gặp

Cơn đau nhức lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, chẳng hạn như: 

Đau lưng trên: Cơn đau lưng trên xảy ra từ cổ đến cuối khung sườn, thường gặp nhất là tại đốt sống T1 – T12. Cơn đau có thể khởi phát đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài dai dẳng; đi kèm là cảm giác bỏng rát, tê, ngứa ran, yếu cơ… 

Đau lưng giữa: Đau lưng giữa cũng là một triệu chứng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng với các biểu hiện như đau lưng âm ỉ hoặc dữ đội, tức ngực, tê ngứa ở ngực hoặc tứ chi… gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Các vị trí đau lưng thường gặp
Các vị trí đau lưng thường gặp

Đau lưng dưới: Đau lưng dưới còn gọi là đau thắt lưng cột sống; xảy ra do tiến trình lão hóa tự nhiên, thường xuyên mang vác nặng, ngồi nhiều hay do thừa cân, béo phì… Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ cảm thấy đau dai dẳng đi kèm cảm giác nóng rát, co thắt cơ và căng tức khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Đau lưng một bên (trái/phải): Cơn đau xuất hiện ở một bên lưng, có thể là bên trái hoặc bên phải. Tình trạng này là dấu hiệu cho thấy sự sai lệch giữa các khớp ở đốt sống vùng chậu, thắt lưng hoặc khớp hông; cần thăm khám kịp thời để điều trị tận gốc. 

Điều trị bệnh đau mỏi ngang thắt lưng tại nhà

Đầu tiên, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi thắt lưng. Trong trường hợp bệnh không nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp điều trị như sau:

Khi bạn cảm thấy đau cơ lưng bên trái, việc đầu tiên bạn cần làm là hiểu rõ cách tự chăm sóc bản thân, chẳng hạn như: 

  • Nghỉ ngơi nhiều và cố gắng thả lỏng cơ thể trong 1 – 2 ngày. 
  • Hạn chế tối đa những hoạt động cần nhiều sức lực, tránh để cơn đau của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng thuốc giảm đau nhức  không kê đơn để làm giảm bớt sự khó chịu, chẳng hạn như paracetamol, aspirin, ibuprofen,… Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, có một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như dị ứng, loét dạ dày, suy thận… Bạn cũng nên tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Điều trị bệnh đau mỏi ngang thắt lưng tại nhà
Điều trị bệnh đau mỏi ngang thắt lưng tại nhà

Chườm mát hoặc chườm nhiệt không chỉ giúp giảm sưng mà còn có khả năng tăng lưu lượng máu và xoa dịu tình trạng căng cơ. Đây là một cách để giúp giãn cơ, làm giảm cơn đau vùng thắt lưng. Bạn có thể dùng một túi đá, một túi nước nóng hoặc một chai dầu nóng để chườm lên vùng lưng dưới, nơi cơn đau thường xảy ra. Khi cơn đau xuất hiện trong 48 đến 72 giờ đầu tiên bạn nên sử dụng phương pháp chườm đá,, sau đó chuyển sang chườm nóng. Khi thực hiện chườm cần phải duy trì trong khoảng 15-20 phút, vài lần một ngày. Tuy nhiên, bạn nên tránh chườm quá nóng hoặc quá lạnh, vì có thể gây bỏng hoặc đóng băng da. Bạn cũng nên đặt một khăn mỏng giữa túi chườm và da để bảo vệ da.

Giãn gân kheo mỗi ngày: Đây là một cách để cải thiện độ linh hoạt và làm dịu cơn đau thắt lưng. Bạn có thể thực hiện các bài tập giãn gân kheo đơn giản như kéo chân, uốn lưng, xoay hông, cúi người… Bạn nên tập giãn gân kheo mỗi ngày, ít nhất 2 lần, mỗi lần khoảng 10-15 phút. Bạn nên tập giãn gân kheo ở những tư thế thoải mái, như nằm, ngồi hoặc đứng. Bạn nên tập giãn gân kheo một cách nhẹ nhàng, không gây đau hoặc căng thẳng. Bạn nên giữ mỗi tư thế từ 10 đến 30 giây, và lặp lại từ 3 đến 5 lần

Đôi khi, một số biện pháp khắc phục giúp bạn đối phó với nhiều loại cơn đau cũng có thể hữu dụng trong trường hợp này, bao gồm:

  • Châm cứu
  • Thiền
  • Massage

Bạn cũng có thể tự luyện tập tại nhà bằng các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thở sâu, duỗi cơ hoặc vũ đạo mỗi ngày để tập luyện khả năng bền bỉ của xương khớp. Các hoạt động này bạn có thể từ tập ở nhà từ 15-20 phút mỗi ngày, ít nhất 2 lần một tuần. Khi tham gia các hoạt động này bạn nên chọn những tư thế thoải mái nhất như:  nằm, ngồi hoặc đứng.

Sponsored Links:

'
'