Trong y khoa thường chia làm hai ngành là nội khoa và ngoại khoa. Mỗi phân ngành sẽ có những đặc điểm riêng đặc trưng cho từng loại bệnh. Riêng đối với một bác sĩ nội khoa hay còn gọi là bác sĩ nội trú thường phụ trách các mảng về chẩn đoán điều trị và quản lý các bệnh nội tiết. Đây thường là bước đầu trong việc điều trị các bệnh lý tổng quát và các chuyên môn cần thiết khác nhau.
Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung bài viết:
Nội khoa là gì?
Y khoa thường được chia làm hai ngành chính là nội khoa và ngoại khoa.
Nội khoa là phân ngành trong y khoa liên quan đến việc ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh của cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt là ở người lớn.
Bác sĩ nội khoa cần có kỹ năng trong việc quản lý các bệnh nhân có quá trình bệnh không rõ ràng hoặc nhiều bệnh cùng lúc.
Khám nội khoa là gì?
Khám nội khoa (hay còn gọi là khám nội tổng quát, khám nội chung) là một trong những bước quan trọng trong dịch vụ khám sức khỏe tổng quát nhằm khai thác bệnh sử, theo dõi tình trạng sức khỏe hiện tại để đưa ra phương hướng chẩn đoán, điều trị chính xác nhất.
Thông thường, hoạt động khám nội chung bao gồm: kiểm tra huyết áp, cân nặng, chiều cao, nội tiêu hóa, nội hô hấp, nội thần kinh, nội nội tiết, nội cơ xương khớp,… Một số gói khám chuyên sâu còn bao gồm hoạt động xét nghiệm và thăm dò sự tồn tại của tế bào ung thư, từ đó phát hiện bệnh sớm để có tiên lượng tốt nhất.
Tùy vào mục đích khám và tầm soát bệnh lý, người bệnh có thể lựa chọn các danh mục khám nội khoa mà mình mong muốn. Đồng thời, hoạt động khám nội cũng không thể thay thế các xét nghiệm kiểm tra cận lâm sàng để đưa ra những kết luận, đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của các hệ cơ quan.
Trong trường hợp bạn chủ động thăm khám khi đã phát hiện những triệu chứng đặc trưng, bạn có thể tìm đến những chuyên ngành của khoa nội để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị, ví dụ như:
- Dị ứng
- Nội tim mạch
- Nội tiết
- Nội ung bướu
- Tiêu hóa
- Lão huyết học
- Miễn dịch học
- Bệnh truyền nhiễm
- Nội thận
- Khoa hô hấp
- Phong thấp…
Những phương pháp chẩn đoán trong nội khoa
Hai công cụ quan trọng nhất hỗ trợ chẩn đoán bệnh nội khoa là khám lâm sàng và hỏi thông tin về bệnh sử, tiền sử của bệnh nhân. Các bác sĩ Nội khoa ghi lại cẩn thận các đặc điểm mô tả căn bệnh thực tế, các triệu chứng thực thể và tất cả thông tin quan trọng để chẩn đoán bệnh. Bệnh sử là tất cả dữ liệu liên quan đến tình trạng của bệnh nhân, giúp bác sĩ ghi lại và lưu ý các triệu chứng y khoa mà bệnh nhân có thể đã bỏ sót.
Chẩn đoán bệnh nội khoa của bệnh nhân có thể kết hợp với các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng. Để thu hẹp phạm vi chẩn đoán, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm máu và chụp ảnh bằng siêu âm hoặc nội soi,… Ví dụ: Chụp X-quang ngực, siêu âm nội soi dạ dày và đại tràng, phương pháp chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp từ tính hoặc chụp cắt lớp não,… Những xét nghiệm và khám lâm sàng này giúp bác sĩ chẩn đoán, xác định hoặc loại trừ bệnh một cách chính xác. Nếu bệnh nhân bị nghi ngờ có tình trạng phức tạp hơn, có thể cần phải sinh thiết, chọc dò tủy sống, chọc dò dịch não tủy hoặc xét nghiệm vi sinh.
Các phương pháp điều trị nội khoa
Khoa nội chủ yếu tập trung và điều trị bằng thuốc như kháng sinh, steroid hay các loại thuốc khác. Đôi khi điều trị nội khoa cũng cần can thiệp bằng phẫu thuật. Khi đó các bác nội khoa sẽ kết hợp với các bác sĩ ngoại khoa có liên quan như chỉnh hình, tim mạch, phẫu thuật tổng quát để đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh.
Ngày nay các phương pháp điều trị nội khoa cũng đa dạng hơn chứ không chỉ dừng lại ở điều trị bằng thuốc chẳng hạn như: chụp mạch vành, đốt khối u, can thiệp mạch máu…
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp qua bài viết này chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nội khoa và những kiến thức xoay quanh nó.
Khám nội khoa có ảnh hưởng gì không?
Khám nội khoa chỉ là một phần nhỏ trong toàn gói kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân. Nên nó sẽ hoàn toàn không gây bất cứ nguy hiểm nào cho người bệnh. Ngoài việc khám bệnh, các bác sĩ khoa nội cũng sẽ hỗ trợ chăm sóc và khám cận lâm sàng chuyên sâu để:
- Đưa ra chẩn đoán sớm và các phương pháp điều trị: Khám nội khoa giúp các vấn đề về sức khỏe được cải thiện từ đó giúp các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh sớm nhất có thể.
- Quản lý bệnh mãn tính: Đối với người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch… thì việc khám nội khoa định kỳ sẽ giúp tình trạng bệnh lý được điều trị một cách hiệu quả nhất.
- Tư vấn sức khỏe: Ngoài việc thăm khám tổng quát thì các bác sĩ khoa nội sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc và phục hồi sau quá trình điều trị cũng như xây dựng cho người bệnh thói quen sống lành mạnh, phòng ngừa bệnh tật tối ưu.