Người tiểu đường có được uống cà phê hay không?

Đây là bài viết 212 / 304 trong series Lời khuyên sức khỏe

Người tiểu đường có được uống cà phê hay không? Cà phê là thức uống phổ biến trong thời hiện đại. Nhâm nhi một tách cà phê vào mỗi sáng thức dậy vốn là thói quen của nhiều người Việt. Nghiên cứu gần đây cho rằng cà phê tốt cho người tiểu đường, những người uống cà phê thường giảm nguy cơ tiểu đường và giảm nguy cơ tử vong.

Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!

Người tiểu đường có được uống cà phê hay không?
Người tiểu đường có được uống cà phê hay không?

Người tiểu đường có được uống cà phê hay không?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với ly cà phê thơm ngây ngất, hương vị cuốn hút. Không chỉ ngon miệng, mà còn là nét văn hóa của người Việt, giúp tinh thần sảng khoái, làm việc hứng khởi. Cà phê có vị đắng, người bệnh đái tháo đường có thể pha thêm đường hoặc sữa không?

Theo bác sĩ Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM, người bệnh hoàn toàn có thể pha thêm đường hoặc sữa tươi vào cà phê. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng xác định cụ thể số gram đường người bệnh đái tháo đường có thể tiêu thụ mỗi ngày.

Với người bình thường, Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mức đường nhanh (đường kính, đường mía…) tiêu thụ mỗi ngày như sau: nam giới dùng khoảng 36 gram (9 muỗng trà, mỗi muỗng tương đương 4 gram); nữ giới dùng khoảng 25 gram (6 muỗng trà). Người bình thường nên sử dụng lượng ít hơn mức trên.

Như vậy, người bệnh có thể thêm khoảng 1 – 2 muỗng cà  phê đường/sữa đặc để ly cà phê vừa thơm ngon vừa không gây tăng đường huyết. Đồng thời, nên uống trong bữa phụ để không tăng lượng đường trong máu.

Lợi ích của việc uống cà phê

Cà phê là một điều tuyệt vời kỳ lạ. Vì vậy, nhiều người trong chúng ta trên toàn cầu cảm thấy như thể chúng ta không thể bắt đầu ngày mới mà không có nó – và đó không phải là một điều tồi tệ với số lượng nhỏ.

Để trả lời cho câu hỏi người tiểu đường uống cà phê có được hay không thì bạn đọc phải thực sự hiểu về món đồ uống này. Cà phê là món đồ uống vô cùng hấp dẫn, đem lại khá nhiều lợi ích nhưng cũng có phần kém lành mạnh so với các món đồ uống khác.

Giảm nguy cơ bị đột quỵ 

Đột quỵ là một tình trạng đe dọa tính mạng nghiêm trọng, trong đó các mô của não bị tổn thương do việc cung cấp máu không hiệu quả gây ra bởi cục máu đông. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Circulation cho thấy tiêu thụ ít nhất một tách cà phê không chứa đường mỗi ngày có thể làm cho các mạch máu giãn nở để ngăn ngừa cục máu đông, dẫn đến ngăn ngừa đột quỵ.

Giảm cân 

Cà phê có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng béo phì, khả năng rằng caffeine và axit chlorogenic chứa trong cà phê có liên quan đến sự trao đổi chất. Những a xít này làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate và đường. Uống cà phê mỗi ngày được cho là có thể đẩy mạnh quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể..

Giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường

Một nhóm các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng từ khắp nơi trên thế giới khám phá ý tưởng rằng có một mối liên hệ giữa việc uống cà phê và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các nghiên cứu dịch tễ học còn chỉ ra những người sử dụng cà phê thường xuyên sẽ giảm 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người hiếm khi uống hoặc thậm chí không uống.

Cà phê tác động tới đường huyết như thế nào?

Đối với hầu hết những người trưởng thành, caffeine (chất có trong cà phê) dường như không ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường (glucose) trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê dù chứa caffein – thực sự có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Tuy nhiên, nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường, tác động của caffeine đối với hoạt động của insulin có thể liên quan đến lượng đường trong máu cao hơn hoặc thấp hơn. Đối với một số người mắc bệnh tiểu đường, khoảng 200 mg caffeine – hoặc tương đương với một đến hai cốc cà phê pha nguyên chất 8 ounce (240ml) – có thể gây ra tác dụng này. 

Caffeine ảnh hưởng đến mỗi người một cách khác nhau. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu, việc hạn chế lượng cafein trong chế độ ăn uống có thể mang lại kết quả tốt.v

Uống bao nhiêu ly thì tốt?

Cà phê là một loại thức uống có tác dụng tốt cho sức khỏe, cà phê tốt cho người tiểu đường, nhưng hãy cẩn thận khi bạn uống quá nhiều. Khi uống một lượng lớn caffein có trong cà phê có thể gây mất ngủ, rối loạn thần kinh, nhịp tim tăng nhanh hoặc chậm bất thường, tăng huyết áp. Chất caffeine tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây khó ngủ và mệt mỏi, tạo cảm giác hưng phấn tác động vào chức năng vận động, tác động lên cơ xương, làm cảm giác mệt mỏi trở nên nặng nề hơn.

Uống bao nhiêu ly thì tốt?
Uống bao nhiêu ly thì tốt?

Ngoài ra, caffeine tác động lên cơ tim gây ra tình trạng co thắt cơ tim và tăng cung lượng tim, làm giãn nở mạch máu của thận, giúp lợi tiểu thúc đẩy việc tiết nước tiểu làm tăng lưu lượng máu đến thận. Theo cơ quan An toàn Thực phẩm của Liên minh châu Âu EU (EFSA) lượng caffeine tiêu chuẩn để duy trì một sức khỏe ổn định ở người trưởng thành là dưới 400mg, lượng hấp thụ của 1 lần không được vượt quá 200mg.

Đối với cà phê thông thường, người ta nói rằng lượng caffeine thích hợp là từ 4 đến 5 ly mỗi ngày.

Chú ý khi uống cà phê

Sau khi giải đáp được thắc mắc uống cà phê có tác dụng gì, ta cần quan tâm đến những lưu ý khi dung nạp thức uống này bởi nếu dùng sai thời điểm hay sai liều lượng thì chúng gây hại cho cơ thể:

  • Không uống sau 2 giờ chiều: Caffeine là chất kích thích, cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng và giúp cơ thể ở trạng thái tỉnh táo nhất. Tuy nhiên nếu uống chúng sau 2 giờ chiều thì bạn có khả năng cao gặp khó ngủ vào buổi tối.
Chú ý khi uống cà phê
Chú ý khi uống cà phê
  • Không uống với nhiều đường và sữa: Cà phê sẽ rất đắng và chát nếu không thêm đường hoặc sữa. Tuy nhiên việc lạm dụng đường và sữa khi uống cà phê có thể làm giảm lợi ích vốn có của thức uống này cũng như tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường. Tốt nhất hãy uống cà phê nguyên chất hoặc chỉ thêm chút đường và sữa để dễ uống hơn.
  • Chọn cà phê chất lượng: Uống cà phê có tác dụng gì tốt cho sức khoẻ không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên chỉ đúng trong trường hợp bạn sử dụng cà phê chất lượng. Hiện nay hạt cà phê đang có xu hướng bị phun thuốc trừ sâu hoặc được thêm các phụ gia độc hại trong quá trình chế biến. Vậy nên hãy lựa chọn các hãng cà phê chất lượng.
  • Không uống khi bụng đói: Nếu uống cà phê trong lúc đói, quá nhiều chất caffeine sẽ kích thích tiết axit dịch vị và làm tăng nồng độ axit dịch vị. Chưa kể uống nhiều dạng cà phê espresso khi bụng rỗng sẽ làm tăng nhịp tim, dẫn đến đau tức ngực và bị hạ đường huyết.
  • Không uống quá nhiều và đậm đặc: Uống cà phê lớn hơn 2 cốc mỗi ngày và đậm đặc sẽ khiến bạn dễ bị say cà phê. Việc say cà phê khiến bạn bị hạ đường huyết, vã nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, bụng cồn cào. Để nhanh chóng thoát khỏi cơn say cà phê, bạn phải uống nhiều nước và ăn chút tinh bột.
  • Không dùng khi mang thai: Cà phê không dành cho mọi người. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng cà phê bởi cà phê có thể làm mẹ bỉm rối loạn nhịp tim, thai nhi bị ảnh hưởng và dễ bị sảy thai. Đôi khi chất caffeine có thể kích thích tuần hoàn máu ở mẹ bỉm khiến thai bị dị tật.

Câu hỏi thường gặp

Tiểu đường uống cà phê được không?
Uống bao nhiêu ly thì tốt?
Cà phê tác động tới đường huyết như thế nào?

Sponsored Links:

'
'