NGẪM: HÓA ĐƠN THANH TOÁN CHO TÌNH NGƯỜI

Học về tình người, học làm người là những điều phải tu luyện- từ cách đối xử đến cách nói năng

HÓA ĐƠN THANH TOÁN CHO TÌNH NGƯỜI

Tại một thành phố ở Ấn Độ.. có vị thương gia nọ bận rộn cả ngày vì công việc.. mệt mỏi.. ông vào một nhà hàng tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn..!
Khi những món ăn đã được dọn sẵn trên bàn.. bất chợt ông nhìn thấy một cậu bé đang nhìn trộm ông qua cửa kính với ánh mắt thèm thuồng.. hình ảnh ấy như có gì làm nhói tim ông..!
Ông đưa tay vẫy cậu bé.. cậu liền bước vội vào.. theo sau cậu là 1 bé gái nhỏ.. 2 đứa trẻ nhìn chăm chăm vào những đĩa thức ăn còn nóng hổi.. mà chẳng cần biết người vừa gọi chúng vào là ai..?
Vị thương gia bảo chúng cứ tự nhiên mà ăn thỏa thích…
Không nói.. không cười.. cả hai ngấu nghiến ăn hết các món ăn trên bàn một cách ngon lành…
Vị thương gia im lặng.. nhìn hai đứa trẻ ăn đắm đuối.. và khi chúng rời đi.. chúng đã không quên nói lời cám ơn với ông..!
Cơn đói trong lòng vị thương gia lúc ấy được xua tan một cách lạ kỳ.. kèm theo một cảm giác khó tả đang lâng lâng trong lòng…
Mãi một hồi sau.. vị thương gia gọi tiếp các món ăn lần nữa.. rồi từ từ thưởng thức.. đến khi gọi thanh toán.. nhìn tờ hóa đơn.. không ghi số tiền.. mà chỉ là một hàng chữ:
– “Thật đáng tiếc.. tiệm chúng tôi không in được HÓA ĐƠN THANH TOÁN CHO TÌNH NGƯỜI.. xin chúc ngài mãi luôn hạnh phúc..!”
Một giọt nước mắt đã rơi từ vị thương gia.. ông quay nhìn người đàn ông đang đứng tại quầy thu ngân rồi gật đầu mỉm cười.. ông ta đáp lại bằng một nụ cười rạng rỡ…
Vị thương gia đã dùng “Đức” đối xử với người nghèo.
Chủ nhà hàng dùng “Nghĩa” đáp lại “Đức” không biết ai hơn ai.?
Người xưa có câu :
– Ngồi trên đống Cát.. ai cũng là hiền nhân.. quân tử.
– Ngồi trên đống Vàng.. mới biết rõ.. ai mới là quân tử.. hiền nhân.
Tình yêu thương luôn đem đến những sự kỳ diệu từ hai phía:
– “người cho và người nhận”.
Hạnh phúc của TÌNH NGƯỜI là cảm giác bình yên và thật sâu lắng.. xóa tan tất cả những đau khổ và bất hạnh.
Vạn vật tồn tại trên thế giới này đều không thể sống mãi với thời gian.. ngay cả con người cũng không thể đi ngược lại hay cưỡng cầu với quy luật ấy.
– Theo thời gian.. mọi thứ đều biến hóa và thay đổi..
– Tất cả có thể sinh ra hoặc mất đi.. có thể phát triển hay lụi tàn..
– Cái gì có đến chắc chắn sẽ rời đi.. không bao giờ là tồn tại mãi mãi.
– Vật chất là ngoại thân.. TÌNH NGƯỜI là vĩnh cửu.
Sưu tầm.

 

NHỮNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT VỀ ĐẠO LÀM NGƯỜI

\
🙏Những lời của Đức Phật dạy làm người tốt
Nếu bạn muốn trở thành một người tốt thì cần phải làm theo những lời của Đức Phật dạy dưới đây:
🙏Phúc hậu
Đạo Phật luôn lấy phúc làm đầu. Chính vì thế, muốn trở thành một người tốt chân chính thì trước tiên ta phải có phúc hậu đối đãi hòa nhã với mọi người.
🙏Lương thiện
Đạo Phật luôn hướng thiện và lấy lương tâm làm thước đo của một người tốt.
🙏Giữ chữ tín
Làm người luôn phải ấy chữ tín răn dạy mình, không được dối trá, thất hẹn với người khác. Đây chính là tiêu chuẩn Phật dạy làm người tốt.
🙏Khoan dung
Làm người không nên chấp nhất những chuyện nhỏ nhặt mà phải có cái nhìn thoáng rộng và sẵn sàng tha thứ cho những sai lầm để giáo hóa cái sai bằng tấm lòng.
🙏Thành thật
Đây chính là điều cơ bản mà bất cứ ai cũng phải hiểu, phải biết làm người ngay thẳng tránh dối trá sẽ nhận lấy quả báo.
🙏Khiêm tốn
Phật dạy muốn làm người tốt thì phải không ngừng tu dưỡng, luôn kính trên nhường dưới, khiêm tốn giữ mình.
🙏Chính trực
Người sống ở đời thì cần phải chính trực không xu nịnh, dám thẳng thắn nhìn vào sự thật, đấu tranh vì sự công bằng.
🙏Kiên trì
Phật dạy: Cho dù cuộc sống có gặp nhiều khó khăn thì cũng cần phải có sự kiên trì, dũng cảm đối mặt không nao núng.

10 KIỂU KHẨU NGHIỆP TUYỆT ĐỐI PHẢI TRÁNH

Khẩu nghiệp được hiểu như là một loại nghiệp chướng, bắt nguồn từ những lời nói của chính chúng ta. Theo như trong đạo phật thì khẩu nghiệp là một trong 4 nghiệp nặng nhất. Lời nói một khi nói ra thì sẽ không thể thu lại, giống như một bát nước đã hất đi thì sẽ không thể lấy lại được.

Khẩu có 4 nghiệp:

Một là nói dối.
Hai là nói hai lưỡi, hai lưỡi là nói đâm thọc, kích bác người này, kích bác người kia để cho họ mâu thuẫn nhau.
Thứ ba là nói lời thêu dệt, có ít mình xuýt ra nhiều, dệt gấm thêu hoa, tô đắp sự việc lên, nó không đúng sự thật.
Và thứ tư là nói lời ác khẩu, gọi là nói lời ác độc, nguyền rủa, nói những lời cay nghiệt.
Tất cả những điều này nếu chỉ làm lại ảnh hưởng dù là nhỏ nhất cho người khác cũng ắt sẽ mang khẩu nghiệp nặng nề. Đấy cũng chính là nghiệp của miệng.


1. Đa ngôn (nhiều lời)

Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ có sai sót).
Trong cuốn “Mặc Tử” có ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: “Nói nhiều có lợi không?”
Mặc Tử trà lời: “Ếch nhái kêu suốt ngày đêm, kêu nhiều đến mức mỏi miệng nhưng nào có ai nghe chúng kêu. Sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống, mặt trời vừa ló rạng nó liền cất tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động, người người lục đục trở dậy.
Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới có tác dụng mà thôi.”

2. Khinh ngôn (nói năng khinh suất)

Lời nói một khi được nói ra, tuyệt đối không nên khinh suất, thiếu thận trọng. Nếu nói ra mà phải đính chính, sửa lại, thà rằng không nói còn hơn! Những người nói năng khinh suất luôn phải đối mặt với sự chỉ trích và xấu hổ.
Không nên dễ dãi hứa hẹn với người khác, bởi một khi không làm được, bạn sẽ trở thành người thất tín, bội tín.

3. Cuồng ngôn

Làm người, nên nhận thức và phân biệt được khinh – trọng trong từng tình huống hoàn cảnh. Một khi đã nói ra những lời cuồng ngôn, thiếu suy nghĩ, bạn ắt sẽ phải hối hận về sau.
Thứ mà con người có thể thể hiện trước mặt người khác nhiều nhất chính là ngôn từ và hành động, đặc biệt là ngôn từ. Thế nên, khi nói năng, cuồng ngôn là điều tối kỵ.
Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu cho đối phương, gây ra thù hận… và dễ rước họa vào người.

4. Trực ngôn

Những lời nói quá thẳng thắn trong nhiều hợp cũng gây rắc rối. Thế nên, thay vì nói thẳng, hãy tìm một cách nói mềm mại hơn, những lời nói lạnh như băng, hãy cho thêm chút nhiệt…
Hãy để ý đến lòng tự tôn của đối phương, chúng ta sẽ biết nên nói thế nào cho vừa lòng nhau.

5. Tận ngôn

Nói năng cần phải hàm xúc và phải để lại một đường lui cho đối phương. Những người sống biết người biết ta sẽ không bao giờ nói lời tận ngôn, thay vào đó họ sẽ để lại cho người khác vài “lối thoát”, lưu lại chút khẩu đức cho bản thân.
Ngay cả khi trách người cũng không nên khắt khe đến mức không để cho họ một đường lùi, dành cho họ một lối thoát, lòng bao dung của mình sẽ được mở rộng.

6. Lậu ngôn (tiết lộ chuyện cơ mật)

“Sự dĩ mật thành, ngữ dĩ lậu bại” câu nói này ý chỉ một việc thành hay bại, một phần là do khả năng giữ bí mật của người trong cuộc. Đối với những việc cơ mật có liên quan đến một cá nhân hay tổ chức, tuyệt đối đừng để lọt ra ngoài.
Lậu ngôn là vấn đề về nhân phẩm và hậu quả của nó thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khó lường. Khi sự việc chưa được xác định rõ ràng, tốt nhất không nói những lời khẳng định để tránh những ảnh hưởng xấu.

7. Ác ngôn

Không nên dùng những lời vô lễ, ác ý để làm tổn thương người khác.
Cổ ngữ nói “đao sang dị một, ác ngữ nan tiêu”, ý chỉ vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai một phôi pha nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác, chẳng thể nào gạt bỏ, lãng quên một cách dễ dàng.
Những tổn thương trong tâm lý do cái gọi là ác ngôn gây ra luôn luôn đau hơn cả những vết thương trên thể xác.

8. Căng ngôn

Căng ở đây nghĩa là kiêu căng, tự cao tự đại. Những người thường xuyên nói những lời này, không phải là kẻ kiêu ngạo hẳn sẽ là người vô tri và dù họ thuộc nhóm nào đi nữa, thì cách ăn nói căng ngôn cũng bất lợi cho quá trình trưởng thành của họ, thậm chí khiến người khác ghét bỏ.

9. Sàm ngôn

Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu sau lưng người khác. Người hay nói những lời sàm ngôn phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân.
Nhà triết học thời Đông Hán – Vương Sung từng nói: “Sàm ngôn thương thiện”, ý chỉ những lời nói xấu sau lưng sẽ vùi dập những điều lương thiện, tốt đẹp.
Một người có khẩu đức tuyệt đối không nói xấu người khác, bởi hậu quả của việc này thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho thiên hạ không thể thái bình.

10. Nộ ngôn

Nộ ngôn là những lời nói được thốt ra lúc nóng nảy, mất lý trí. Những lời nói này khi nói ra sẽ làm tổn thương người khác rất nhiều.
Nói không nghĩ, bị cảm xúc lấn át lý trí dẫn đến những lời nói tức tối, giận dữ không chỉ khiến người khác khó chịu mà bản thân người nói ra câu đó cũng khó có thể vui vẻ.
Thế nên khi giận dữ, hãy lấy một tờ giấy trắng và một cây bút, nghĩ gì, quyết định gì… hãy viết ra. Sau một vài ngày, hãy xem lại “sản phẩm” lúc trước, nếu vẫn duy trì suy nghĩ cũ, vậy thì hãy làm theo.
Còn nếu cảm thấy đó chỉ là cách nghĩ lúc giận, hãy đem tờ giấy đó đi đốt để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
Nguồn: Sưu tầm

Sponsored Links:

'
'