Khi nào nên bọc răng sứ, dán răng sứ veneer

Khi nào nên bọc răng sứ, dán sứ veneer✅ … Khi nào không nên làm sứ. ✅Tác hại của dán sứ veneer là gì? ✅Trong bài trước mình đã nói về tác hại của việc bọc răng sứ , trong bài này mình sẽ nói sâu hơn về việc lựa chọn hình thức răng sứ thẩm mỹ nào cho phù hợp,

Khi nào nên bọc răng sứ, dán răng sứ veneer
Khi nào nên bọc răng sứ, dán răng sứ veneer

Khi nào nên bọc sứ, dán mặt veneer

Trước hết về nguyên tắc là không làm răng sứ và răng sứ thẩm mỹ. Vì nó gây hại men răng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của răng. Chỉ làm khi bạn thấy đó là việc bắt buộc do nghề nghiệp. Còn không hãy lựa chọn niềng răng để làm đẹp răng của bạn .

Lưu ý: Chỉ nên làm các răng cửa bị mẻ. Xem kĩ bài viết này để tránh hậu quả: Tác hại của dán sứ veneer.

Do đây là kĩ thuật mới tại Việt Nam. Du nhập vào từ những năm 2011 tuy nhiên chỉ phổ biến từ 2017 trở lại đây. Cần  được triển khai đúng quy trình, tiêu chuẩn quốc tế. Sẽ không gây bất cứ sự cố nào cho bạn. Qua đó đảm bảo mang lại hàm răng với nụ cười đẹp nhất.

Cần chú ý không bọc sứ  hoặc dán sứ cho bệnh nhân răng khấp khểnh, hô,móm, lệch lạc . Nên dành ra 12 – 24 tháng niềng răng sau đó chọn dán sứ veneer để đảm bảo nụ cười đẹp với hàm răng chắc khỏe . Chú ý là niềng răng phải bác sĩ siêu giỏi của Việt Nam Cu ba, răng hàm mặt, hoặc các bác sĩ nội trú trên 10 năm kinh nghiệm nhé, nó liên quan tới khớp cắn. Vô cùng nguy hiểm , gây méo xệch khuôn mặt:

Những trường hợp nên  bọc răng sứ

– Hàm răng ố vàng nghiêm trọng, nhiễm tertacyline  đã dùng . Các biện pháp như tẩy trắng răng không thể đem lại được trắng. Tẩy trắng thật ra là có axit vào nên cũng rất hại.
– Răng của bạn sau điều trị tủy bạn nên chụp lại để không bị vỡ nát. 

– Xuất hiện hiện tượng sâu kẽ, hoặc sứt mẻ mà việc hàn composite. Hay vật iệu hàn khác thay thế mà không mang lại hiệu quả. 

– Khi bạn có những bệnh lý khác như mòn răng, răng ê buốt …..

– Khi bạn bị mất răng mà không có điều kiện cấy ghép implant .
 

Những trường hợp không nên bọc sứ

– Hàm răng đã trắng đều và bạn có thể cải thiện bằng các biện pháp như tẩy trắng …
– Khi hàm răng bạn  LỆCH LẠC , KHẤP KHỂNH  quá nhiều các bạn nên CHỈNH NHA- NIỀNG RĂNG. Chú ý đây là kỹ thuật rất khó vì nó liên quan đến khớp cắn. Cần tìm các bác sĩ rất giỏi nhiều năm kinh nghiệm, bằng cấp rõ ràng.

 
Các bạn là không nên mài làm chụp nhất là chụp thẩm mỹ trong trường hợp này để răng trắng. Chắc chắn sau này gây hôi và viêm lợi?

Veneer mài gây hỏng me răng từ đó hỏng răng
Veneer mài gây hỏng me răng từ đó hỏng răng


Khi nào có thể làm dán răng sứ veneer?

Luôn lưu ý là không nên làm. Cùng lắm chỉ làm vài răng cửa khi bị mẻ.

– Răng bị ố vàng do nhiễm kháng sinh và không có khả năng tẩy trắng

– Răng bị mẻ, gãy vỡ tương đối ít.

– Răng cửa bị tổn thương, không đều, mọc thưa

Những trường hợp không thể làm mặt dán sứ Veneer

– Răng đã chữa tủy (răng chết)

– Răng sâu.

– Răng bị nha chu.

– Răng mọc lệch nhiều.

– Sai khớp cắn

Với những trường hợp này, mặt dán Veneer sứ không phát huy hiệu quả. Tuy nhiên sau khi điều trị triệt để các vấn đề trên, có thể sử dụng veneer răng sứ để phục hình thẩm mỹ cho hàm răng.

Dán sứ veneer có ưu điểm gì?

Mặt dán sứ Veneer hiện có một số ưu điểm về việc tác động ít tới răng thật hơn so với răng sứ. Không mài hoặc mài ít, nhưng chỉ bác sĩ rất giỏi mới thực thi được kĩ thuật này và phải nghiên cứu cẩn thận. Các bạn luôn phải tìm hiểu kĩ bác sĩ này ở đâu, bằng gì, đã bao năm kinh nghiệm. Tránh những anh chém gió trên Facebook.

Một ưu điển khác là mặt dán Veneer sứ hàm trên cảm giác ăn nhai gần như không thay đổi hay có sự khác biệt nào về khớp cắn so với ban đầu.

Quy trình làm mặt dán sứ Veneer cơ bản

Quy trình làm dán sứ mặt răng Veneer an toàn trải qua 5 bước theo tiêu chuẩn của nha khoa quốc tế như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sỹ sẽ kiểm tra và thăm khám tình trạng răng miệng cụ thể cho bạn, phát hiện sớm những bệnh lý (nếu có) để có biện pháp điều trị và xử lý kịp thời như: dấu hiệu sâu răng, viêm tủy, cao răng,…

Bước 2: Vệ sinh răng miệng, sát khuẩn

Bác sỹ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để đảm bảo răng sứ được lắp vào môi trường sạch khuẩn. Tất cả dụng cụ được sử dụng trong công đoạn này đều được khử khuẩn bằng hệ thống vô trùng theo đúng tiêu chuẩn FDA.

Bước 3: Lấy dấu hàm bằng công nghệ Scan 3D

Scan 3D là một máy quét 3D là một thiết bị phân tích đối tượng trong thế giới thực hoặc môi trường để thu thập dữ liệu về hình dạng của nó, và có thể xuất hiện của nó. Các dữ liệu thu thập sau đó có thể được sử dụng để xây dựng mô hình kỹ thuật số 3 chiều..

Lấy dấu răng và gắn thử bằng công nghệ Scan 3D tân tiến giúp cho bác sỹ đánh giá được hiện trạng răng của bạn. Sau khi lấy dấu hàm và màu của răng thật, bác sỹ sẽ chuyển về cho chuyên viên Laboratory để thiết kế dán sứ mặt răng phù hợp nhất với bệnh nhân.

Bước 4: Gắn cố định mặt dán

Trong khi gắn răng sứ Veneer, bác sỹ sẽ đồng thời kiểm tra độ chênh lệch và chỉnh lại cho vừa vặn, sau đó cố định bằng nhựa dán nha khoa đặc biệt, chiếu đèn laser để cố định mặt dán Veneer sứ vĩnh viễn.

Bước 5: Tái khám và điều chỉnh

Sau thực hiện dán Veneer răng sứ, bạn cần tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ để điều chỉnh các sai sót hoặc phát sinh kịp thời.

Xem thêm:

Tác hại của niềng răng

Tác hại của dán sứ veneer

Kĩ thuật implant

Danh sách bệnh viện răng tốt

Sponsored Links:

Trả lời

'
'