Vắc xin là gì? Những điều bạn cần biết về Vắc xin

Vắc xin là gì?

Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động. Mục đích là tăng sức đề kháng của cơ thể với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.

Vắc xin là gì?

Lịch sử tạo ra Vắc xin

Người đầu tiên có công trong việc phát triển Vắc xin đó là Edward Jenner, một bác sĩ người Anh. Năm 1796, cả châu Âu mắc phải căn bệnh quái ác vào thời điểm đó – bệnh đậu mùa. Edward đã quan sát và nhận thấy những nông dân vắt sữa bò có thể bị bệnh đậu bò, nhưng sau khi khỏi bệnh họ sẽ miễn nhiễm với bệnh đậu mùa. Từ đó ông đã thử nghiệm và cho ra đời thành công loại vắc xin đầu tiên.

Tám mươi năm sau, Louis Pasteur xác nhận các giả thuyết của Jenner, qua đó mở ra con đường cho ngành miễn dịch học.

Image result for louis pasteur

Từ đó, chủng ngừa đã đẩy lùi nhiều bệnh; Triệt tiêu bệnh đậu mùa trên toàn cầu, thanh toán gần như hoàn toàn bệnh bại liệt, giảm đáng kể các bệnh sởi, bạch hầu, ho gà, bệnh ban đào, thủy đậu, quai bị, thương hàn và uốn ván v.v. Nguyên tắc vẫn không có gì thay đổi: gây miễn dịch bằng một vi khuẩn hoặc virus giảm độc lực, hoặc với một protein đặc hiệu có tính kháng nguyên để gây ra một đáp ứng miễn dịch, rồi tạo một trí nhớ miễn dịch đặc hiệu, từ đó tạo ra hiệu quả đề kháng cho cơ thể về sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập với đầy đủ độc tính.

Người ta còn hướng tới triển vọng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh còn nan y như ung thư, AIDS v.v.

Phân loại Vắc xin

Có 3 loại vắc xin kinh điển đó là:

  • Vắc xin bất hoạt: các vi sinh vật độc hại được tiêu diệt bằng nhiệt hoặc độc chất. Ví dụ như vắc xin chống cúm, tả, dịch hạch…
  • Vắc xin sống, giảm độc lực: các vi sinh vật được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để giảm độc tính của chúng. Ví dụ như vắc xin chống sởi, quai bị… Đây là loại vắc xin được ưa chuộng nhất hiện nay
  • Các “toxoid”: là các chất độc bị bất hoạt lấy ra từ các vi sinh vật. Ví dụ như vắc xin phòng uốn ván, bạch hầu…

Ngoài ra, còn một số Vắc xin mới đang được đầu tư nghiên cứu như Vắc xin khảm, Vắc xin Polypeptidique…. Các loại vắc xin này được xem là những loại vắc xin của tương lai.

 

Những điều bạn cần biết về vắc xin

1, Vài vắc xin có thể chứa thủy ngân

Image result for thủy ngân

Sự thật là chất bảo quản vắc xin – thimoresal – có tới 50% là thủy ngân, có tác dụng chống lại vi khuẩn và bảo quản vắc xin. Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ), thimoresal có thể được tìm thấy ở hầu hết các mũi vắc xin.

Nhưng đừng lo lắng, vì từ năm 2001, thimoresal đã bị loại bỏ khỏi các mũi tiêm thông thường dành cho trẻ dưới 6 tuổi.

2, Vắc xin không gây ra chứng tự kỷ

Image result for trẻ có chứng tự kỷ

Một nghiên cứu năm 1998 của Andrew Wakefield đã cho thấy mối liên quan giữa vắc xin sởi, quai bị và chứng tự kỷ, tạo ra sự hoảng sợ dẫn tới việc giảm tỷ lệ tiêm chủng vào các đợt dịch tiếp theo.

Sau đó, nghiên cứu này được coi là thiếu sót, và nó đã được thu hồi bởi tạp chí xuất bản nó. Năm 2004, Viện Y học đã phát hành một báo cáo không tìm thấy bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa vắc xin MMR và chứng tự kỷ. Tháng 9 năm 2010, CDC công bố kết quả tương tự. (xem tranh cãi xung quanh việc này tại đây)

3, Vắc xin có thể có tác dụng phụ

Vắc-xin không có rủi ro. Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau ở chỗ chích và sốt, điều trị tốt nhất bằng acetaminophen hoặc ibuprofen. Ít phổ biến hơn là động kinh, và rủi ro thay đổi tùy theo loại vắc xin. Ví dụ, chỉ có 1 trong số 14.000 trẻ em bị tác dụng phụ sau khi tiêm DTaP; và 1 trong 3000 trẻ với mũi MMR.

Một số trẻ có nguy cơ cao bị các phản ứng phụ hơn những trẻ khác. Theo các CDC, trong những trường hợp này, tốt nhất nên tiến hành thận trọng hoặc không cho chúng tiêm vắc xin nữa.

4, Bạn không hề an toàn nếu như những người xung quanh đã được chủng ngừa

Thông thường, những gia đình chưa đưa con đi tiêm chủng khi đưa chúng vào các trường mẫu giáo, điều này vô hình chung đã tập hợp những đứa trẻ chưa được tiêm chủng lại với nhau, gây tăng cao khả năng lây bệnh.

Thêm vào đó, bạn có thể mắc các bệnh như uốn ván, viêm gan A… do tiếp xúc với môi trường chứ ko phải do tiếp xúc với người khác.

5, Tiêm Vắc xin không bảo vệ bạn một cách tuyệt đối

Vắc xin tuy đưa ra một sự phòng vệ chắc chắn cho cơ thể bạn nhưng nó không hề bảo vệ bạn tuyệt đối.

Ví dụ như bệnh cúm. Dù tiêm vắc xin rồi, bạn vẫn có thể mắc cúm trở lại.

 

Để bảo vệ tốt nhất, các chuyên gia dựa vào “miễn dịch đàn gia súc” – càng có nhiều người tiêm vắc xin trong quần thể, cơ hội bảo vệ mọi người tốt hơn, kể cả những người không thể tiêm chủng do tuổi tác, sức khoẻ hoặc lý do tôn giáo.

 

Sponsored Links:

'
'