Tuổi nào thích hợp để niềng răng?

Đây là bài viết 104 / 45 trong series Kiến thức sinh sản

Niềng răng chỉnh nha là kỹ thuật nắn chỉnh răng hiện đại nhất hiện nay trong lĩnh vực nha khoa. Vậy tại sao phải niềng răng chỉnh nha và niềng răng chỉnh nha có ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai cũng như sinh hoạt thường ngày của chúng ta? Tuổi nào thích hợp để niềng răng?Tuổi nào thích hợp để niềng răng? Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!

Tuổi nào thích hợp để niềng răng?
Tuổi nào thích hợp để niềng răng?

Niềng răng là gì?

Niềng răng chỉnh nha chính là một thuật ngữ thường được sử dụng rộng rãi trong nha khoa; giúp dịch chuyển răng bằng cách dùng những khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng, mang lại cho bạn một hàm răng cân đối và đều đặn.

Thông thường, quá trình niềng răng của một người có thể kéo dài trong 1-3 năm, thậm chí là lâu hơn, tùy theo cơ địa, mức độ lệch lạc của răng và kế hoạch chỉnh nha mà bạn và bác sĩ đã lựa chọn.

Tuổi nào thích hợp để niềng răng?

Khi trẻ bắt đầu thay răng, bạn cần đưa trẻ đến nha khoa để nhổ và theo dõi quá trình mọc răng, phát hiện những lệch lạc từ sớm. Từ 10 đến 15 tuổi, khi trẻ thay hết răng, đây là độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng toàn diện. Khi trên 18 tuổi, đến tuổi trưởng thành, việc niềng răng vẫn mang lại kết quả rất tốt. Thậm chí, người lớn rất có ý thức chăm sóc răng miệng, tuân thủ đầy đủ lời dặn của bác sĩ. Đến tuổi đi làm bạn cũng dễ dàng chi trả kinh phí cho việc niềng răng mà không phải phụ thuộc gia đình. – Ngoài 30 tuổi có niềng răng được không? Ở tuổi này, các răng di chuyển sẽ khó khăn. Kéo dài thời gian và kinh phí điều trị. Tuy nhiên, điều trị vẫn mang lại kết quả tốt.

Những phương pháp niềng răng thông dụng nhất

Niềng răng kim loại

Niềng răng bằng các chất liệu làm từ kim loại là phương pháp được ra đời sớm nhất và cũng phổ biến nhất hiện nay.

Niềng răng kim loại
Niềng răng kim loại

Sử dụng những mắc cài và dây cung từ kim loại cao cấp không bị gỉ để có thể nắn chỉnh lại răng. Ngày nay, công nghệ niềng răng từ kim loại đang ngày càng phát triển: các mắc cài kích thước nhỏ hơn, khó nhận ra hơn, và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Phương pháp niềng răng kim loại chi phí không quá cao, thời gian niềng răng ngắn và có thể khắc phục được rất nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Niềng răng mắc cài sứ

Phương pháp này sử dụng các dây cung kim loại trong phương pháp truyền thống để kết hợp với những mắc cài được làm bằng chất liệu sứ sinh học.

Các mắc cài sứ có kích thước tương tự như mắc cài kim loại nhưng lại khó nhận ra hơn bởi màu sắc của chúng được chế tạo giống như màu men răng tự nhiên của bạn, mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ

Hiệu quả mà niềng răng mắc cài sứ mang lại tương tự như phương pháp niềng răng kim loại truyền thống.

Niềng răng bởi các mắc cài tự động

Tương tự như 2 phương pháp trên, phương pháp này cũng sử dụng dây cung hoặc mắc cài để có thể tác động lực dịch chuyển răng. Đây là một phương pháp được rất nhiều bác sĩ nha khoa lựa chọn cho bệnh nhân của mình.

Trong đó, mắc cài sẽ được thiết kế với nắp và rãnh trượt để có thể giữ cho phần dây cung được giữ chắc vào với phần mắc cài, thay vì dùng chun buộc như 2 cách niềng răng ở trên.

Nhờ có hệ thống rãnh trượt này mà dây cung có thể tạo ra lực liên tục, đều đặn lên cả hàm răng, giúp thời gian điều trị bằng phương pháp niềng răng tự động sẽ ngắn hơn nhiều so với các cách niềng răng truyền thống.

Niềng răng bởi các mắc cài tự động
Niềng răng bởi các mắc cài tự động

Ngoài ra, bạn cũng không cần đến phòng khám nha khoa thường xuyên để căn chỉnh lại mắc cài. Nếu như chọn lựa phương pháp niềng răng cổ điển thì bạn thường phải đến phòng khám thay chun khoảng 2-3 tuần/ 1 lần hoặc để gắn lại phần mắc cài trong các trường hợp chúng bị bung.

Mắc cài tự động được chia thành 2 loại chính là mắc cài sứ tự động và mắc cài tự động bằng kim loại. Mỗi loại niềng răng đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó để lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp nhất cho bản thân, bạn nên đến các phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn và kiểm tra cụ thể.

Vì sao phải niềng răng?

Nếu như bạn đang có suy nghĩ niềng răng chỉ với mục đích trở nên đẹp hơn thì bạn đã sai lầm. Nó chỉ đúng 1 phần thôi vì không thể phủ nhận rằng đây là phương pháp cải thiện nụ cười, khắc phục các khuyết điểm và giúp nụ cười của chúng ta hoàn hảo hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó, niềng răng còn mang lại nhiều lợi ích khác về sức khỏe:

– Cải thiện khớp cắn: Sai lệch về răng khiến khớp cắn không khớp với nhau. Tình trạng lệch khớp cắn về lâu dài khiến lực phân bổ lên các răng không đều làm răng phát triển lệch lạc và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. 

Vì sao phải niềng răng?
Vì sao phải niềng răng?

– Cải thiện phát âm: Giọng nói được chi phối bởi môi, răng và lưỡi. Vấn đề về nói ngọng, nói nhịu một phần nguyên nhân là do sự sai lệch trong cấu trúc bẩm sinh của hàm răng. Đặc biệt là với trường hợp răng móm, răng cửa thưa…. 

– Phòng tránh các bệnh lý răng miệng: Với những trường hợp răng lệch lạc, sai lệch khớp cắn, trong quá trình ăn nhai thức ăn sẽ dễ dắt vào các kẽ răng và khó có thể làm sạch. Lâu ngày sẽ dễ gặp phải tình trạng sâu răng, sâu kẽ răng, viêm lợi, viêm nha chu… Niềng răng sẽ giúp sắp đều lại các răng trên cung hàm một cách hiệu quả, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. 

– Lấp đầy khoảng trống do mất răng: Trong một số trường hợp bị mất răng, niềng răng sẽ giúp bạn đóng khít khoảng nhổ răng mà không cần phải trồng lại răng mới, tiết kiệm chi phí trồng răng giả đáng kể cho bạn. Tuy nhiên cũng sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng răng của từng khách hàng. 

– Tập cho bạn thói quen vệ sinh răng miệng một cách kỹ lưỡng: Trải qua 1 khoảng thời gian dài niềng răng, bạn sẽ tập cho mình thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách và kỹ càng.

Sponsored Links:

'
'