Tổng quan về đái tháo đường – Một số câu hỏi thường gặp về đái tháo đường

Đái tháo đường là một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến và nguy hiểm với con người. Đái tháo đường có thể chia thành 3 loại: Đái tháo đường typ 1, đái tháo đường typ 2 và đái tháo đường do mang thai.

Tổng quan về đái tháo đường

1, Định nghĩa: Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường – hay còn gọi là bệnh tiểu đường – là một căn bệnh xảy ra khi cơ thể có rối loạn một loại hormon trong cơ thể có tên là insulin. Rối loạn này làm cho lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép. (Bình thường lượng đường trong máu có chỉ số là 5,5 mmol/L. Chỉ số này có thể lên xuống lúc đói và lúc no – lúc này chưa có rối loạn bệnh lý.)

Insulin là một hormon do tế bào B đảo tụy tiết ra. Đây là hormon duy nhất trong cơ thể có tác dụng hạ đường huyết.

Bệnh tiểu đường gây ra vô số biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, kể cả tử vong. Do đó những người mắc bệnh tiểu đường cần được liên tục kiểm tra sức khỏe tổng thể để có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.

2, Các thuật ngữ sử dụng trong bệnh tiểu đường

Chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn các thuật ngữ cơ bản nhất hay gặp trong căn bệnh này.

Phân loại bệnh tiểu đường

Tiểu đường thường được chia làm 3 loại: đái tháo đường typ 1, đái tháo đường typ 2 và đái tháo đường khi mang thai.

Thế nào là đái tháo nhạt? Đái tháo nhạt có liên quan tới đái tháo đường hay không?

Đái tháo nhạt không hề liên quan tới bệnh tiểu đường. Đó chỉ là một thuật ngữ cho thấy một triệu chứng trong đó số lượng nước tiểu trong ngày tăng cao quá mức.

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ là một rối loạn hiếm gặp khi mang thai, thường xảy ra vào quý thứ 3 trong thời kỳ thai kỳ (tức là 3 tháng cuối).

Có thể chữa được bệnh tiểu đường hay không?

Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị triệt để được căn bệnh này. Hầu như các nạn nhân sau khi được chữa trị nội khoa, sau một thời gian không dùng thuốc thì lượng đường trong máu lại tăng lên. Tuy nhiên, thói quen sinh hoạt và ăn uống có thể giúp đỡ bạn trong việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể.

Sponsored Links:

Trả lời

'
'