Bàn chân nâng đỡ trọng lượng cơ thể và là bộ phận hoạt động nhiều nhất nên dễ gặp phải các triệu chứng sưng đau, nhức tấy. Để giảm thiểu các vấn đề này thì bấm huyệt là phương pháp lành tính và an toàn nên áp dụng. Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết:
Những huyệt đạo trong lòng bàn chân
- Huyệt Dũng tuyền: Có khả năng cường thận, giải độc thận, điều hòa cơ thể hiệu quả. Vị trí của huyệt dũng tuyền nằm ở điểm trũng gan bàn chân 1/3 về phía trước.
- Huyệt Nội đình: Điều trị đau răng hàm dưới, đầy bụng khó tiêu, liệt dây thần kinh ngoại biên số VII, chảy máu cam, sốt cao,… Huyệt nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3.
- Huyệt Bát phong: Bao gồm 8 huyệt ở kẽ các đốt ngón chân của 2 bàn chân giúp điều trị các chứng bệnh về thấp khớp, viêm đốt ngón chân, cước chân.
- Huyệt Thái xung: Nằm ở mu bàn chân chiếu từ khe ngón chân cái và ngón áp cái kéo lên hai thốn. Bấm huyệt Thái xung là biện pháp điều hòa cơ thể, hạ huyết áp, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, ù tai, hen xuyễn, phế quản, đau khớp cổ chân, tiểu bí.
- Huyệt Thương khâu: Gần dưới hỗm mắt cá chân phía trong liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa, giảm thiểu các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, nôn nao, viên ruột, viêm dạ dày, tiêu chảy, táo bón.
- Huyệt Giải khê: ở điểm chính giữa nếp gấp cổ chân, phần lõm giữa gân cơ duỗi ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái. Tác động lên huyệt giải khê là phương pháp hiệu quả cho bệnh xương khớp, tê liệt chân tay, thần kinh tọa.
Cách bấm huyệt lòng bàn chân để khắc phục một số vấn đề về sức khỏe
Một số vấn đề về sức khỏe như nóng trong hay phù chân có thể cải thiện một cách rõ rệt thông qua cách bấm huyệt như sau:
Cách bấm huyệt khắc phục nóng trong, bốc hỏa
Nóng trong, bốc hỏa thường xuyên xuất hiện, nhất là vào thời tiết mùa hè. Khi đó, bạn có thể bấm huyệt theo cách sau:
- Dùng ngón tay cái bấm từ từ, nhẹ nhàng lên huyệt thái xung nằm trên mu bàn chân, cách 2 đốt ngón tay từ khe giữa ngón chân cái và ngón chân thứ 2.
- Bạn nên thực hiện cách bấm huyệt này trước khi đi ngủ 20 phút và từ 3 đến 4 phút khi triệu chứng giảm bớt thì có thể dừng lại.
Cách bấm huyệt lòng bàn chân giúp khắc phục tình trạng phù chân
Trọng lượng cơ thể dồn nén dễ làm chân bị phù nề. Bấm huyệt lòng bàn chân như phương pháp sau đây sẽ giúp hỗ trợ loại bỏ vấn đề này:
- Sử dụng tinh dầu xoa quanh bàn chân sau đó giữ chặt.
- Dùng bàn tay miết nhẹ nhàng từ cổ chân đến các ngón chân.
- Sau đó, bạn kéo tay từ trên cổ chân xuống gót chân và dùng ngón cái vừa di chuyển theo vòng tròn vừa ấn nhẹ quanh mắt cá chân.
- Cuối cùng, dùng ngón tay cái bấm huyệt ở lòng bàn chân theo chiều hướng về ngón chân hoặc theo vòng tròn. Mỗi chân có thể làm khoảng 5 phút cho đến khi thấy thư giãn.
Lợi ích của xoa bóp và bấm huyệt gan bàn chân
Bàn chân được ví như “sơ đồ thu nhỏ” của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người. Trong khi bàn chân trái được cho là ứng với nửa người bên trái (thận trái, tim, lách, hậu môn, mắt trái…) thì bàn chân phải cũng tương ứng với nửa người bên phải (thận phải, gan, ruột thừa, mật, mắt phải…).
Ước tính trong cơ thể người có tới 35km các loại ống (ruột, ống tuyến, mạch máu, dây thần kinh…) từ lớn nhỏ tới li ti, chạy ngang dọc chằng chéo khắp cơ thể. Nếu một ống dẫn nhỏ bị ứ trệ, tắc là có thể ảnh hưởng tới cả một nhánh hay cả một hệ thống.
Bàn chân được xem như điểm tận cùng của hệ thống thần kinh và cũng là điểm thấp nhất của các đường ống nên máu huyết thường có những “cặn bẩn, độc tố” tích tụ lâu ngày bị tồn đọng và tắc ứ tại đây. Việc nắn bóp các huyệt ở bàn chân sẽ giúp làm tan các chất cặn và khiến khí huyết lưu thông thuận lợi hơn. Đặc biệt, trong quá trình xoa bóp bấm huyệt bàn chân, khi quan sát nét mặt người bệnh có thể giúp thầy thuốc xác định được những điểm đau và suy ra cơ quan nội tạng nào đang bị yếu hoặc hoạt động không bình thường.