Kinh nghiệm phòng và điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh (rất dễ lây). Hậu quả của bệnh gây sốt nhiều ngày, giảm tiểu cầu, suy thận cấp và có thể dẫn đến tử vong. Hè 2017 ở Việt Nam ghi nhận hàng chục nghìn ca nhiệm và 24 người tử vong do sốt xuất huyết. Bài viết này sẽ giúp các bạn những kiến thức cơ bản nhất và phương pháp đơn giản, hiệu quả góp phần phòng và điều trị sốt xuất huyết. Các phương pháp phòng và điều trị này được mình cập nhập mới nhất vào ngày 18/11/2017, các bạn chú ý theo dõi để có phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân nhé!

Kinh nghiệm phòng và điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm do một loại virus có tên là virus Dengue gây ra.  Nó lây lan thông qua loại muỗi vằn (Aedes aegypti)  hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành.

Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết có lây, và rất dễ lây. Dù chỉ có 1 đường  lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian là muỗi vằn (loại này thường chỉ đốt ban ngày, bay rất nhanh nên các bạn lưu ý nhé- nhất là các bạn sinh viên ở các khu trọ gần ao hồ).. Muỗi đốt vào cơ thể người bị bệnh sẽ mang trên mình virus gây bệnh sốt xuất huyết – virus Dengue. Sau đó những con muỗi mắc bệnh sẽ đốt vào cơ thể người bình thường và đưa virus vào trong cơ thể người đó.

Muỗi vằn gây sốt xuất huyết
Muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết còn có thể truyền trực tiếp từ người sang người nếu máu của người bị bệnh được chuyển vào hệ thống máu của người bình thường. Tuy nhiên điều này cực kỳ hiếm! Trường hợp có thể xảy ra điều này là truyền máu từ người này sang người khác, nhưng điều này không thể xảy ra. Do người bị mắc bệnh sốt xuất huyết không thể tham gia truyền máu. Hiện nay nước ta chưa ghi nhận ca mắc bệnh nào thông qua con đường truyền nhiễm này.

Sốt xuất huyết cũng không thể lây qua đường tình dục như một số căn bệnh có thể lây qua đường máu khác như HIV/AIDS.

Như vậy đường lây truyền chính từ người sang người đó là qua vật chủ trung gian là loài muỗi vằn.

Nếu bị sốt xuất huyết thì có tắm được không?

Hiện tại chưa có kết luận chính thức nào về việc này. Tuy nhiên nếu tắm trong lúc bạn đang bị ốm hay sốt sẽ làm cho tình trạng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều phải không nào? Do đó bạn nên hạn chế tắm lại mà nên dùng khăn sạch ướt để lau người, có thêm tác dụng hạ sốt.

Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Người bị sốt xuất huyết nên ăn uống đa dạng, không cần kiêng cữ. Tuy vậy nên tránh ăn các loại thức ăn có màu đỏ nâu. Do người bị sốt xuất huyết có thể nôn ra máu nên những thức ăn này có thể khiến cho người nhà và bác sĩ khó phân biệt được đâu là dịch nôn và đâu là máu.

Vắc xin điều trị sốt xuất huyết đã có chưa?

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin đặc trị và dứt điểm căn bệnh này. Do đó càng làm tăng thêm mức độ phức tạp của bệnh do bệnh có khả năng lây lan rất nhanh với số lượng lớn người mắc bệnh.

Bà bầu mắc sốt xuất huyết có nguy cơ tử vong cao hơn bình thường?

Đúng vậy. Theo các chuyên gia thì các bà mẹ khi mắc sốt xuất huyết trong quá trình mang thai thì sẽ rất khó thể điều trị một cách triệt để.

Như các bạn đã biết thì sốt xuất huyết có một biến chứng rất thường gặp và nguy hiểm đó là xuất huyết giảm tiểu cầu.

Tiểu cầu trong cơ thể có vai trò then chốt cho quá trình đông máu, đồng thời tiết ra các yếu tố đông máu khác giúp cầm máu trong cơ thể. Suy giảm tiểu cầu sẽ dẫn đến hội chứng máu khó đông, rất nguy hiểm với cơ thể người.

Do đó khi bà bầu mắc sốt xuất huyết và có biến chứng xuất huyết giảm tiểu cầu, họ sẽ có thêm các triệu chứng khác như tiền sản giật, khó cầm máu, nhau bong non,… Điều này đặc biệt nguy hiểm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu khi mang thai, tỷ lệ thai chết lưu là rất lớn!

Vậy có cách chữa trị nào cho bà bầu bị mắc sốt xuất huyết hay không?

Với tình hình bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp hiện nay thì các bà mẹ cần theo dõi tình trạng của bản thân một cách thật sát sao. Ngay khi có triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết thì phải đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Các cơ sở y tế sẽ theo dõi và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Hằng ngày dịch truyền, máu, thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt cung cấp cho các bà mẹ mắc sốt xuất huyết trong quá trình mang thai được kiểm định cực kỳ kỹ lưỡng. Đồng thời, các bác sĩ sẽ theo dõi tình hình của thai nhi. Nếu có các cơn co thì cần cho uống thuốc giảm co để giữ thai, tránh sinh non.

Thuốc điều trị sốt xuất huyết

Hiện nay thuốc điều trị sốt xuất huyết tốt nhất đó là Paracetamol. Tuy nhiên khi dùng thuốc nên chú ý liều lượng dùng vì thuốc có ảnh hưởng xấu tới gan. Dùng với liều lượng cao trong thời gian dài rất có hại đối với sự khử độc của gan.

Các thuốc bạn không được dùng đó là các thuốc kháng sinh. Nhiều người khi mắc bệnh, dù chưa hiểu rõ là bệnh gì thì loại thuốc đầu tiên họ nghĩ tới luôn là kháng sinh. Điều này không đúng với căn bệnh sốt xuất huyết.

Các thuốc khác cũng không được dùng đó là Ibuprofen, aspirin và corticoid (thuốc làm ức chế hệ miễn dịch)

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Bù nước đường uống là quan trọng nhất. Tuy nhiên bạn không nên cho bệnh nhân uống nước trắng bình thường. Nên cho uống nước oresol, nước trái cây hay sữa.

Cả ăn và uống đều nên ăn từng chút một, chia làm nhiều bữa trong ngày để tránh cho người bệnh bị ói (đặc biệt là trẻ em). (xem thêm bài viết về sốt xuất huyết ở trẻ em tại đây).

Một số lưu ý về các triệu chứng của sốt xuất huyết

Các bạn lưu ý rằng nếu tính từ ngày bắt đầu sốt – tức là thời kỳ toàn phát đầu tiên – thì từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 3 là ngày các bạn sốt cao và mệt nhất, nhưng đây mới chỉ là giai đoạn khởi phát của bệnh và không nguy hiểm. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 cơ thể bạn sẽ đỡ sốt hơn, song đây lại là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh! Đây là thời kỳ số lượng tiểu cầu trong máu sụt giảm cực nhanh và nghiêm trọng, nếu tiểu cầu sụt quá xuống quá thấp (dưới 20-30), cơ thể có nguy cơ cao bị xuất huyết đa tạng: xuất huyết não, dạ dày từ đó dẫn tới suy gan, suy thận.

Do đó chớ nên chủ quan trước bất cứ triệu chứng nào của sốt xuất huyết, vì đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm!

Sponsored Links:

'
'