Kinh nghiệm khám bệnh ở bênh viện K Trung Ương cơ sở 1 – 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội .Bệnh viện K Trung ương, tiền thân là Bệnh Viện Radium Đông Dương, thành lập năm 1923, đến năm 1969 chính thức đổi tên thành Bệnh viện K Trung ương. Đây là bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, chuyên điều trị các căn bệnh ung thư, theo Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ.
Nội dung bài viết:
Chú ý:
Về thủ tục khám, theo quy định tại bệnh viện K Hà Nội: - Nếu khám theo bảo hiểm y tế, cần chuẩn bị trước những giấy tờ sau: Photo bảo hiểm y tế 5 bản Giấy chuyển viện (nếu có) - Nếu khám bệnh tự nguyện, bạn cần mang theo sổ khám bệnh trước đó (nếu có) và các giấy tờ tùy thân.
1. Chỗ gửi xe tại bệnh viên K TW
Nếu di chuyển bằng xe máy, bạn đến thẳng bãi xe của khu vực khám tự nguyện, nằm trên đường Hai Bà Trưng do bệnh viện K không có chỗ để xe. Các bệnh viện khác cách gửi xe bạn có thể xem ở đây : kinh nghiệm gửi xe ở các bệnh viện.
2. Thời gian khám bệnh
Thời gian khám bệnh của bệnh viện K theo giờ hành chính. Hiện nay Bệnh viện K đang thí điểm khám từ 6h tại cơ sở 1 ở Quán sứ, Hà Nội, đón bệnh nhân từ 5h30, tránh để người bệnh chờ đợi lâu sẽ bị “cò” lợi dụng. Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân rất đông, sáng cũng hay bị tắc đường. Bạn cần đi sớm để lấy số thứ tự trước và khám sớm hơn, không phải chờ đợi quá lâu, thậm chí phải chờ sang ngày hôm sau
3. Giấy tờ cần chuẩn bị
Nếu khám theo bảo hiểm y tế, cần chuẩn bị trước những giấy tờ sau:
-Photo bảo hiểm y tế 5 bản
-Giấy chuyển viện (nếu có)
Nếu khám bệnh tự nguyện, bạn cần mang theo sổ khám bệnh trước đó (nếu có) và các giấy tờ tùy thân.
4. Quy trình khám bệnh và lấy kết quả
Không nên nghe theo mấy bà “cò mồi” ở khu vực bãi gửi xe cũng như khu vực phòng khám. Bạn sẽ mất tiền cho mấy bà “cò mồi” chỉ để nhanh chóng khi làm thủ tục, còn đến khi vào phòng khám bạn sẽ vẫn phải chờ. Đặc biệt, bạn có thể sẽ gặp 1 bà “cò mồi” nữa yêu cầu bạn mua sổ khám bệnh, thậm chí còn giúp bạn điền luôn thông tin. Theo quy định của bệnh viện, không được sử dụng sổ khám bệnh bên ngoài.
Sau khi làm thủ tục đăng ký khám theo bảo hiểm y tế ở cửa 11 đến 13, bạn nhà E, tầng 1, cửa số 6 để lấy số khám bệnh. Phòng khám bệnh nằm trên tầng 2 nhà E. Khám xong bác sĩ sẽ đưa bạn 1 số giấy tờ để đi làm thủ tục xét nghiệm . Nếu khám theo bảo hiểm y tế và bác sĩ yêu cầu xét nghiệm, bạn quay lại cửa 14, cạnh khu vực đăng ký bảo hiểm để nộp tiền và đóng dấu vào phiếu xét nghiệm. Sau đó, di chuyển về phòng xét nghiệm theo chỉ dẫn của nhân viên y tế để nộp phiếu đã đóng dấu, lấy số thứ tự và chờ tới lượt.
Sau khi đã có đầy đủ các kết quả xét nghiệm, bạn quay lại cửa số 6, lấy số thứ tự khám lần 2 và quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ kết luận.
Giới thiệu đầy đủ về bệnh viện K
TÊN BỆNH VIỆN
- Tiếng Việt: Bệnh viện K.
- Tiếng Anh: National Cancer Hospital.
TRỤ SỞ: 43 QUÁN SỨ – HOÀN KIẾM – HÀ NỘI.
- Số điện Thoại: (04) 3 8 252 143
- Fax: (04) 3 8 253 757
- Website: benhvienk.com
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN K
Bệnh viện K là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về phòng chống ung thư, có chức năng:
- Tiếp nhận khám, phát hiện, điều trị bệnh ung bướu, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho nhân dân khu vực Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, làm công tác chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công.
- Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ sức khoẻ nhân dân.
1. CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH
- Tổ chức tiếp nhận, cấp cứu, khám, phát hiện và điều trị bệnh ung bướu cho bệnh nhân các tuyến chuyển đến.
- Khám sức khỏe cho các đối tượng đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài và kết hôn với người nước ngoài.
- Khám, chữa bệnh và khám sức khỏe cho người nước ngoài.
- Tham gia khám giám định y khoa, giám định pháp y theo yêu cầu của các Hội đồng Giám định Y khoa và của pháp luật trên cơ sở phân cấp của Bộ Y tế.
- Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng cộng đồng.
- Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để phát hiện và dập tắt dịch.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế.
2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học để phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng trong phòng chống ung thư, cụ thể:
- Xây dựng phác đồ thích hợp điều trị một số bệnh ung thư phổ biến, hay gặp.
- Áp dụng phương pháp phát hiện bệnh sớm đối với những ung thư thường gặp có khả năng điều trị bệnh có tỷ lệ khỏi cao.
- Tiến hành ghi nhận, nghiên cứu dịch tễ học một số ung thư hay gặp, nhằm phát hiện căn nguyên, các yếu tố ảnh hưởng… là cơ sở cho chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa ung thư.
- Chủ trì và tham gia công trình nghiên cứu khoa học các cấp.
- Tổ chức các Hội nghị khoa học cấp Bệnh viện, trong khu vực tại Bệnh viện.
- Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học phối hợp trong nước và với nước ngoài theo sự phân công.
3. ĐÀO TẠO CÁN BỘ
- Là cơ sở thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội và của một số Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Y, Dược.
- Tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc sau đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung học về chuyên ngành ung thư.
- Đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức trong Bệnh viện.
- Đào tạo cán bộ chuyên môn và quản lý ung thư, cán bộ xây dựng kế hoạch phòng chống ung thư.
- Nhận các thực tập sinh nước ngoài đến học tập, nghiên cứu tại Bệnh viện.
4. CHỈ ĐẠO TUYẾN
- Chỉ đạo tuyến dưới về công tác dự phòng, chẩn đoán, điều trị và các hoạt động phòng chống ung thư.
- Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn về chuyên ngành ung thư cho tuyến dưới.
- Theo dõi, giám sát các hoạt động y tế tuyến trước trong khu vực được phân công.
- Tham gia hỗ trợ tuyến trước tổ chức triển khai các chương trình, dự án về phòng chống ung thư.
- Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
5. HỢP TÁC QUỐC TẾ
- Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh ung thư, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với các cơ sở khám chữa bệnh; xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo qui định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế với Bệnh viện; cử cán bộ, học viên đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài; nhận giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Bệnh viện; quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của Bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về lĩnh vực thuộc phạm vi của Bệnh viện quản lý theo qui định của pháp luật.
6. QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
- Xây dựng và triển khai thực hiện quy chế hoạt động của Bệnh viện, thực hiện quy chế dân chủ theo quy định.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện: Nhân lực, Tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế.
- Tổ chức, thực hiên nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện, từng bước cải tiến hạch toán thu theo quy định của pháp luật.
- Tạo thêm nguồn kinh phí cho bệnh viện từ các dịch vụ y tế: Viện phí, Bảo hiểm y tế, các dịch vụ khoa học kỹ thuật, các dự án đầu tư trong nước và quốc tế.
Nguồn tham khảo: Vicare, Vnexpress, Facebook