Cách làm 10 loại bánh truyền thống dịp Tết ngon nhất

Tết là dịp mọi người sum họp, việc làm bánh để chiêu đãi mọi người vừa chứng tỏ tay nghề của mình thực sự là một gợi ý hay ho. Trong bài viết hôm nay, Isuckhoe sẽ tổng hợp và giới thiệu đến các bạn cách thức làm 10 loại  bánh truyền thống dịpTết  ngon nhất.

1. Bánh tiêu

Nguyên liệu làm bánh tiêu
– Bột mỳ: 500g

– Men nở, dùng loại men dùng để làm bánh mỳ: 6g

– Va ni: 2 ống

– Mè trắng: 150g

– Gia vị: Muối, dầu ăn,đường

– Khoảng 220ml nước sôi 30 độ C

– Dụng cụ cán bột.

Sơ chế nguyên liệu
– Bạn hòa tan 80 – 100g đường vào trong nước ấm, tùy theo khẩu vị của bạn mà có thể thay đổi độ đường cho phù hợp, bạn khuấy đều cho đến khi đường tan hết tiếp tục cho men nở vào khuấy đều,rồi để khoảng 10 phút đến khi men nổi lên trên mặt nước là được.

– Tiếp theo bạn trộn đều 500g bột mỳ, cùng với 1 muỗng muối vào một cái chậu lớn dùng để nhồi bột rồi cho hỗn hợp nước cùng với đường và men hòa tan bên trên vào,sau đó dùng tay có thoa chút dầu ăn nhồi đến khi nào thấy bột mịn và bóng, khi sờ vào không bị dính tay là được. Ngoài ra bạn cũng có thể cho hỗn hợp nước với đường và men vào từ từ trong quá trình nhồi hay cho vào một lần đều được nhé;

– Tiếp đó, bạn cho bột đã nhào vào một cái chậu lớn,rồi dùng một chiếc khăn ẩm bọc kín bên trên và ủ bột ở nơi kín gió khoảng 1 -2 tiếng, cho đến khi nào thấy bột nở gấp đôi là đạt yêu cầu rồi đấy.

– Sau đó hãy dùng tay ấn nhẹ đều khắp khối bột cho bọt khí thoát hết ra và đổ vani vào bột nhào đều lên và vắt bột thành khối trụ tròn dài và dùng dao cắt thành 20 – 25 miếng bột đều nhau, rồi bạn vo tròn lại,sau đó thì lăn đều qua đĩa mè rang sẵn.

– Mè trắng: Bạn đãi sạch, rồi rang cho hạt mè có màu vàng nhẹ và có mùi thơm đặc trưng;

Các bước làm món bánh tiêu thơm ngon
– Bạn dùng dụng cụ cán bột hay 1 cái chai thủy tinh tròn cán miếng bột đã lăn qua mè dẹp đều ra;

-Sau đó bạn sử dụng chảo chống dính, rồi cho vào chảo một lượng dầu ăn vừa đủ sao cho ngập mặt bánh khi chiên để bánh được phồng đều đẹp nhé, tiếp đó thì để lửa lớn đến khi dầu sôi nóng già, bạn vặn lửa nhỏ lại, rồi thả từng miếng bột đã cán vào.

– Bạn dùng đũa đè 2 mép bột để phần giữa phồng đều, rồi sau đó lật mặt bánh khi mặt này đã phồng lên nhé, bạn chiên vàng đều 2 mặt bánh, cho đến khi bánh tiêu đã chín, thì bạn vớt ra đĩa có giấy thấm dầu là đã có thể thưởng thức.

2. Bánh bột lọc

Nguyên liệu:
– 400gr bột năng
– 200gr tôm
– 200gr thịt ba chỉ
– tỏi,ớt bột,ớt quả,hành lá
– Đường,bột nêm,dầu ăn,mắm,muối.
Cách làm:
– Thịt ba chỉ xắt hạt lựu
– Tôm dùng loại có vỏ hoặc không có vỏ đều được.(nếu tốm to không vỏ cắt làm đôi hoặc làm 3)
Ướp tôm với hành tỏi băm,1/2 thìa cà phê hạt tiêu,1 thìa cà phê bột nêm và 1 thìa cà phê muối.Sau đó trộn đều và để gia vị ngấm trong 10 phút.
Thịt ba chỉ cũng ướp giống tôm nhưng cho thêm chút ớt bột cho có màu đẹp.
Cho dầu ăn vào chảo,phi thơm hành tỏi băm,cho thịt vào xào,cho thêm một thìa canh đường và rim thịt trong 15p.Sau đó cho tôm vào rim cùng thịt.Lúc này có thể nêm nếm gia vị cho vừa miệng,rim thêm khoảng 10-15p nữa là xong.
Công đoạn nhồi bột:
Lấy 250gr bột năng cho vào một cái bát riêng.Chỗ còn lại cho sang một cái bát khác to hơn.
Lấy 250ml nước sôi đổ vào bát bột nhỏ(250gr),lúc này bột bắt đầu hơi trong,để nguội chút rồi đem trộn với chỗ bột còn lại ở bát to hơn,sau đó nhồi,nhồi đến khi nào bột mịn và không dính tay là được(lưu ý kho mới đổ bột có nươc nóng vào âu chưa cho nước nóng các bạn dùng thìa to khuấy đều một lúc rồi mới rắc thêm chút bột lên trên dùng tay nhồi nhé không rất nóng đấy)
Bọc bột vào một cái túi nilong để chánh bột bị khô.Lấy miếng bột ra véo bột nhỏ bằng ngón tay,vo tròn lại để cho bánh đều tay hơn,sau đó lại cất vào túi nilong.Ấn dẹt miếng bột cho một miếng tôm và một miếng thịt vào giữa,gấp mép lại với nhau cho khít.lưu ý chỉ gấp phần mép không gấp phần có tôm thịt.Nên làm nhiều bánh một chút để tủ đá ăn dần,mỗi khi muốn ăn chỉ mang ra luộc ăn.
Đun sôi nồi nước thả bánh vào luộc trong 10p,khi nào bánh nổi lên thì vớt ra một cái bát có đựng nước lạnh,khi bánh vào nước lạnh bánh sẽ trong hơn.Vớt bánh ra trộn mỡ hành cho khỏi dính

3. Bánh Crepe nhân dừa

Làm nhân dừa

+ 400g cơm dừa nạo (chọn quả dừa non)

+ 2 thìa đường nâu

+ 150g đường thốt nốt

+ 125ml nước

+ 2 chiếc lá dứa

+ 4 thìa đường trắng hạt to

+ 1/2 thìa muối

Làm vỏ bánh

+ 300g bột mỳ đa dụng

+ 2 thìa bột sắn

+ 650ml nước cốt lá dứa (xay 20 lá dứa cùng 650ml nước)

+ 1 quả trứng gà

+ 1 thìa dầu ngô hoặc dầu thực vật

+ 1 thìa sữa đặc

+ 1/2 thìa muối

Cách làm

Làm nhân dừa

– Lá dứa rửa sạch. Đổ nước vào một chiếc nồi, thêm đường nâu, đường thốt nốt, lá dứa vào đun sôi cho đường tan hết.

– Vớt lá dứa ra.

– Đổ đường trắng hạt to vào chảo, đảo đến khi đường tan hết. Đổ nước lá dứa, đường nâu và đường thốt nốt lúc đầu vào. Thêm cơm dừa nạo và muối. Vặn lửa nhỏ, đảo hỗn hợp đến khi khô và sánh lại thì tắt bếp.
Làm vỏ bánh

– Lấy một chiếc bát, đổ bột mỳ, bột sắn và muối vào trộn đều.
– Thêm dầu ngô, sữa đặc và nước lá dứa. Để nấu nước lá dứa, bạn lấy 20 chiếc lá dứa đã rửa sạch, xay cùng 650ml nước, sau đó lọc qua rây để lấy phần nước trong.

– Đập trứng vào một chiếc bát khác, đánh đều. Đổ từ từ vào hỗn hợp bột vừa xong. Đánh đều tiếp.

– Lọc hỗn hợp qua rây cho mịn, để bột nghỉ 1-2 tiếng.

Làm bánh

– Đặt chảo lên bếp, đổ một lớp dầu mỏng vào, vặn lửa nhỏ.

– Khi dầu sôi, lấy một chiếc thìa đổ hỗn hợp bột vào. Lấy thìa dàn đều bột cho mỏng vừa phải.

– Quan sát thấy màu bột chuyển xanh và các mép khô thì lấy vỏ bánh ra. Chỉ rán duy nhất một mặt.

– Làm tương tự với phần bột còn lại.
– Rải miếng vỏ bánh ra, cho một thìa nhân dừa vào giữa, cuộn lại như khi cuộn nem.

4. Bánh bao

Nguyên liệu làm bánh bao nhân thịt gồm 2 phần chính: phần vỏ bánh và phần nhân, chúng tôi chia tỷ lệ như sau (bạn có thể điều chỉnh một chút cho hợp khẩu vị):

400g bột bánh bao (nên dùng loại bột có sẵn men nở đi kèm, mua tại tạp hóa hoặc siêu thị)
100g – 120g đường
250ml sữa tươi không đường và một chút muối
250 – 400g thịt nạc vai, tùy sở thích của bạn và mọi người để chọn khối lượng
Trứng gà hoặc trứng cút, lạp xưởng thì có thể có hoặc không
Mộc nhĩ, hành tây vừa đủ

Thực hiện làm bánh bao nhân thịt
Đầu tiên bạn cần pha nước ấm khoảng 50 độ để pha men nở. Bạn cần chờ khoảng 10 phút để men nở ra, sau đó cho bột bánh bao, đường, sữa tươi, một chút muối, một chút dầu ăn và nhào bột trong khoảng 15 – 20 phút để hỗn hợp thật đều (Lưu ý, để lại khoảng nửa bát con bột bánh để làm vỏ). Bây giờ bạn cần phủ một khăn ẩm lên bột khoảng 1 – 2 tiếng để bột nở ra, sao cho gấp đôi khối lượng bột ban đầu. Nếu bạn không có bột nở thì thời gian này khoảng 2 – 3 giờ, khoảng 1 giờ nếu bạn sử dụng bột nở. Lúc này bạn sẽ thấy mùi bánh bao khi mở khăn ra.

Công đoạn làm nhân

Việc làm nhân có thể thực hiện trong khi bạn chờ bột nở, sẽ tiết kiệm thời gian hơn.

Ướp tất cả các loại gia vị và nguyên liệu phía trên chung lại với nhau: thịt (đã xay), mộc nhĩ (ngâm và thái sợi dài), hành tây (băm hoặc thái hạt lựu) cùng với một chút muối, hạt tiêu, có thể cho 1 chút hạt nêm.
Nếu sử dụng trứng cút thì có thể cắt đôi hoặc để nguyên, đối với trứng gà nên bổ kiểu miếng cau. Bạn có thể dùng hỗn hợp nhân bên trên để bọc phần trứng gà/trứng cút.

Công đoạn nặn bánh

Bạn lấy bột đã ủ ra, nhào qua khoảng 1 phút cho dẻo và chia thành 10 – 12 cái với 400g bột. Cán mỏng phần bột ra, mép ngoài nên mỏng hơn 1 chút sẽ dễ gấp miệng bánh hơn. Sau đó cho nhân vào giữa và bắt đầu gấp mép dần nên. Tay bạn cần chấm bột khô (đã để lại lúc trước) để tránh dính tay, dễ gấp miệng hơn.
Công đoạn hấp bánh

Hấp bánh rất đơn giản, sử dụng nồi hấp và đun nước thật sôi, cho khoảng 2 – 3 thìa dấm gạo sẽ giúp bánh trắng hơn. Thời gian hấp từ 25 – 30 phút là bánh chín hẳn, khoảng 15 phút đầu, bạn nên mở nắp để lau phần nước trên nắp và đậy lại để tiếp tục hấp.
Bạn đã hoàn thành cách làm bánh bao nhân thịt cực kỳ ngon cho gia đình, đặc biệt là vào mùa đông lạnh giá, đây sẽ là món ăn tuyệt với cho mọi thành viên 

5. Bánh ngào

Nguyên liệu làm bánh ngào

Bột nếp: 300g
Lạc nhân: 100g
Mật mía: 1 bát
Gừng: 1 củ
Hướng dẫn cách làm bánh ngào ngon

Sau đây, là hướng dẫn chi tiết cách làm bánh ngào siêu ngon và đơn giản tại nhà:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm bánh ngào

Lạc rang chín và bỏ vỏ.

Bột nếp cho vào bất to cùng nước ấm nhào cho bột dẻo và mịn, khi vo tròn bột sao cho không dính tay là được. (Lưu ý, để có cách làm bánh ngào thơm ngon các bạn nên chọn loại gạo nếp thơm và ngon)
Sau đó, chia bột thành từng phần nhỏ. Dùng cây cán bột mỏng và dẹt. Rồi cho lạc vào giữa và vo tròn viên bột lại.

Tiếp thực thực hiện như vậy cho tới khi hết phần bột. (Các bạn có thể cho thêm đậu xanh, bằng cách nấu chín đậu xanh rồi cho vào giữa bột vo tròn lại). Lưu ý viên bột sau khi nặn nên để riêng, không nên để đè lên nhau vì sẽ bị dính vào nhau.

Gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi hoặc băm nhỏ.

Bước 2: Thực hiện cách làm bánh ngào
Bắc xoong lên bếp đun sôi, sau đó cho từng viên bột vào luộc chín. Luộc khi thấy bột nổi lên va có màu trắng đục là được.

Các bạn gạn nước, cho gừng, mật mía và đun nhỏ lửa và khuấy liên tục để bánh không bị dính vào xoong. Đun khoảng 15 phút để mật mía thấm đều vào bột thì tắt bếp.

Trang trí món bánh ngào: Múc bánh ngào vào bát, rắc thêm chút lạc lên và thưởng thức khi bánh còn nóng sẽ ngon hơn.

6. Bánh gấc

Nguyên liệu:

– Bột gạo nếp: 500g
– Đường hoa mai: 200g (điều chỉnh độ ngọt theo khẩu vị)
– Đỗ xanh xát vỏ: 200g
– Cơm gấc: 1/2 quả
– Dừa tươi nạo sợi, lạc rang giã nhỏ, muối.

Cách làm:

Bước 1:

– Muốn làm bánh ngon bạn nên dùng bột nếp tươi: gạo nếp cái hoa vàng ngâm qua đêm đãi sạch, rắc vào nhúm muối rồi mang ra hàng xay bột nước. Mang về bọc vào túi vải treo lên cho róc nước.

– Gấc cho vào bát, bỏ vào một nhúm muối, một chút đường và rượu trắng, đeo bao tay nilon vào bóp thật nhuyễn, bỏ hạt.

Bước 2:

– Cho bột vào cối giã cho thật dẻo, trộn gấc vào giã cùng để tạo màu đỏ. Nếu bột bị nhão thì rắc thêm bột tẻ vào giã cùng đến khi bột dẻo, mịn và không dính tay là được. Các bạn có thể pha tỷ lệ 9 phần gạo nếp với 1 phần gạo tẻ trước khi xay bột, làm bánh sẽ đứng hơn.

– Chia bột thành những viên nhỏ, to hơn bột làm bánh rán một chút.

Bước 3:

– Đỗ xanh xát vỏ ngâm cho mềm, cho vào nồi đổ một chút nước nấu chín hoặc đồ chín bằng chõ xôi. Đỗ còn nóng cho vào cối giã nhỏ. Cho đường vào chảo cùng một chút nước đến khi ngả sang màu vàng thì cho dừa nạo sợi vào đảo khoảng 3 phút. Cho đỗ vào trộn đều cùng một chút muối để nhân có vị ngọt đanh hơn. Đảo cho đến khi đỗ và đường se lại, khô không dính chảo thì tắt bếp, cho lạc rang giã nhỏ vào trộn đều. Để nguội rồi viên thành nhân nhỏ vừa phải. Bạn có thể điều chỉnh độ ngọt của nhân bằng cách cho thêm nước đường vào xào cùng nếu nhân nhạt.

Bước 4:

– Cán mỏng từng miếng bột, cho nhân vào rồi vê cho kín và tròn. Làm lần lượt cho đến khi hết nhân và bột.

Bước 5:

– Đun sôi nước, thả bánh vào luộc. Khi bánh nổi lên thì vớt ra ngay và cho vào đĩa. Nếu để lâu không vớt ra kịp bánh sẽ bị nhão quá, không mịn và cho ra đĩa bị chảy.

Bước 6:

– Để nguội hẳn sau khoảng vài tiếng ăn bánh sẽ ngon hơn, vỏ bánh dẻo và mềm còn nhân bánh vừa thơm, ngậy vừa bùi, ngon hơn bánh trôi bánh chay.

7. Bánh ít lá gai Bình Định

Nguyên liệu:
– 500gr bột nếp

– 700gr đường cát

– 300gr lá gai (loại không già, không non)

– 200gr dừa tươi

– 200gr đậu xanh

– Lá chuối

– Gừng tươi, muối, dầu ăn

Cách làm:

* Vỏ bánh:

– Lá gai bỏ cuống, xé làm hai, tước bỏ gân lá, rửa sạch, đem luộc chín nhừ, để thật ráo nước, xắt nhỏ rồi đem vào cối giã, lấy phần bột nhão có màu xanh đen rất đậm. Lá gai cần giã nhuyễn như bột nên phải giã lâu, nếu giã chưa nhuyễn thì bánh ăn sẽ không mịn màng.

– Nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, đem vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, xay nhuyễn ép bỏ nước để có được một khối bột dẻo.

– Tiếp theo, bột nếp trộn với bột lá gai và đường, ngào nhiều lần cho thật dẻo và cho vào cối giã nhuyễn, khi giã, cho một chút dầu ăn cho khỏi dính cối đồng thời giúp bánh mịn màng. Chia thành từng cục bột nhỏ.

* Nhân bánh:

– Dừa chọn trái vừa già tới, bào ra thành sợi. Đậu xanh làm nhân bánh cũng chọn loại một, đều hạt.

– Dừa nấu chín với đường, cho thêm ít gừng cho đến khi khô lại là được. Đậu xanh nấu chín đem giã, sau đó đem xào với đường và gừng.

* Gói bánh:

– Lá chuối được cắt từng miếng lớn hơn bàn tay, hơ qua lửa cho mềm và khoanh tròn hình phễu, bôi một lớp dầu lên mặt để cho lá khỏi dính vào bánh sau khi hấp chín.

– Nặn bánh với nhân đậu và dùng tay xoay đến khi cái bánh tròn, gói kín trong lá chuối.

Dùng xửng để hấp bánh, hấp khoảng 20 phút thì bánh chín.

8. Bánh đúc tôm cháy

Nguyên liệu:
200g bột gạo
1 muỗng canh bột năng
1 muỗng cafe đường
1/2 muỗng cafe muối
1/2 lon nước cốt dừa (200ml)
400ml nước
Tôm khô (vét tủ lạnh còn chắc được gần 100g)
Dầu hành lá
Đồ chua

Cách làm
Trước tiên mình làm tôm cháy trước. Tôm cháy cả nhà nên làm nhiều ăn k hết thì mình bỏ tủ lạnh khi nào làm bánh bèo hoặc bánh ít trần thì có. Tôm khô ngâm nước nóng cho mềm rồi rửa lại cho sạch cho ra rổ cho ráo rồi cho vô máy xay thịt xay(máy làm giò sống nha cả nha)(có thể cho thêm màu đỏ và màu vàng để tạo thành màu cam cho tôm được đẹp ở đây Trâm k cho thêm màu). Chảo nóng cho tôm khô đã xay vào để nhỏ lữa (khoảng số 4) dùng đũa đảo liên tục cho tôm ráo (chừng 2-3 phút gì đó)
Bột gạo +bột năng + 1/2 muỗng cafe muối +1 muỗng cafe đường trộn đều rồi thì mình cho 1/2 lon nước cốt dừa +400 ml nước vô khuấy cho tan bột.
Cho nước sôi vào xửng hấp, láng dầu vào khuôn đổ 1 lớp bột vào khuôn (khoảng 2 vá bột) hấp trong khoảng 10min thì lớp thứ nhất đắc lại (dùng tăm thử bánh) đổ tiếp lớp thứ 2 rồi cũng hấp thêm 10 min nữa làm như vậy đến lớp thứ 3 là hết lượng bột trên. Lớp bánh thứ 3 chín thì mình mở nắp xửng hấp để thêm 10min cho mặt bánh được ráo nước.
Bánh chín để thật nguội rồi mới cắt bánh dùng với tôm cháy, dầu hành và nước mắm chua ngọt.

9. Bánh bò nướng lá dứa

Nguyên liệu:

– 280 gr bột năng

– 30 gr bột gạo

– 220 ml nước cốt dừa

– 50 ml nước lá dứa

– 5 gr bột nở

– 1/4 muỗng cà phê muối

– 150 gr đường

– 1 gói vani

– 7 quả trứng gà

Thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị khuôn bánh trước, quét một lớp dầu mỏng và đặt vào lò nướng ở nhiệt độ 175 độ C.

Bước 2: Các bạn trộn nước cốt dừa với đường, đun sôi đến khi đường tan hết thì tắt bếp.

Bước 3: Nước cốt dừa các bạn để nguội rồi cho tiếp nước lá dứa vào khuấy đều.

Bước 4: Các bạn trộn chung bột năng, bột gạo, bột nở, vani với nhau rồi rây cho thật mịn.

Bước 5: Các bạn cho trứng ra bát, đánh đều nhẹ tay rồi thêm nước cốt dừa vào khuấy đều. Sau đó, bạn cho bột đã rây vào từ từ và trộn nhẹ cho bột hoà chung với trứng.

Bước 6: Các bạn đổ bột vào khuôn rồi cho khuôn vào nướng khoảng 45-50 phút là bánh chín. Vậy là các bạn đã hoàn tất xong món ăn bò nướng lá dứa thơm ngon.

10. Bánh khọt

Nguyên liệu

Khuôn bánh khọt.

Bột gạo: 1 kg + bột nghệ. Có thể mua gói bột bánh xèo bán sẵn – đã pha sẵn bột nghệ, nếu muốn bánh vàng hơn thì cho thêm 1/2 thìa cà phê bột nghệ.

Thịt nạc dăm băm 400 gr, tôm tươi 300 gr, trứng vịt 3 quả.

Dừa nạo 500 gr, đậu xanh hột 300 gr, cà rốt – củ cải trắng: mỗi loại 1 củ nhỏ.

Hành lá, hành tây, hành tím. Tiêu, đường, muối, bột ngọt. Chanh, ớt, nước mắm, rau sống (cải xanh, xà lách, rau sống, rau thơm các loại).

Sơ chế

Khuôn bánh khọt nếu mới mua về thì nên xử lý qua bằng cách cho khuôn lên bếp để nóng, thoa dầu ăn xung quanh khuôn liên tục 5-10 phút, nhờ thế khi đổ bột bánh thì bột sẽ không bị dính trong khuôn. Sử dụng ít vải mùng quấn quanh chiếc đũa dùng để thoa dầu ăn mỗi khi đổ bánh.
500gr dừa nạo vắt lấy nước cốt 500 ml (1/5 cho vào hỗn hợp nhân, 4/5 còn lại cho vào bột bánh). Tôm tươi làm sạch cắt hạt lựu hoặc khoanh tròn.

Cà rốt và củ cải trắng cắt sợi mỏng, bóp với ít muối, rửa sạch, vắt cho ráo. Đậu xanh để vỏ hay bỏ vỏ tùy ý thích, đem luộc vừa chín. Hành tây cắt hạt lưu. Hành tím thái mỏng. Hành lá xắt khúc nửa phân.

Chế biến

Trộn bột bánh xèo, bột nghệ, hành lá, trứng vịt lấy cả lòng trắng, đỏ và nước cốt dừa trong nước ấm. Quậy đều tay cho bột không bị vón cục, cho thêm chút muối vào. Để bột nghỉ khoảng 15-30 phút. Bột bánh xèo khi pha theo công thức ghi trên bao bì, bạn có thể bớt lại một chút nước, vì trong lúc pha bột sẽ còn có thêm nước cốt dừa. Ngoài ra, để bánh có độ giòn thì nên cho 1-2 viên đá vào, khi đổ bánh sẽ giòn.

Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng, phi hành thơm sau đó cho thịt nạc dăm, tôm tươi, đậu xanh luộc vừa chín, hành tây vào xào chung sơ qua, nêm nếm vừa ăn, cho ra tô, sau đó cho 1/5 nước cốt dừa còn lại vào trộn chung thật đều. Hỗn hợp nhân đã xong.
Để khuôn bánh lên bếp và cho dầu ăn (mỡ) vào tráng từng khuôn, đổ bột bánh vào khuôn, cho một ít hỗn hợp nhân vào giữa, đậy nắp vung lại cho bánh chín là lấy ra.
Khi bánh chín, bột trở nên vàng đục, còn nhân màu nâu đỏ, lá hành trong mỡ dầu bám vào tạo màu xanh.. Bánh chín cho ra đĩa thưởng thức cùng nước mắm chua ngọt, rau sống và đồ chua rất ngon.

Sponsored Links:

Trả lời

'
'