Nguyên nhân chủ yếu gây say tàu xe là sự kém thích ứng của tiền đình với sự thay đổi vị trí của cơ thể một cách không có quy tắc. Trong hoạt động hằng ngày, chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng, không quen với sự tròng trành. Sự thay đổi phương hướng và tốc độ vận động khác nhau đều gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai trong. Sự kích thích này mạnh đến một mức nào đó sẽ làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn. Isuckhoe xin chia sẻ 10 cách trị say xe vĩnh viễn khi đi du lịch.
Nội dung bài viết:
Tại sao bị say xe?
Nếu bạn có thể đọc sách khi đang đi xe, có thể xem bạn là người khá may mắn vì khoảng một phần ba dân số, việc đọc sách trong khi di chuyển trên ôtô, trên thuyền, trên tàu hoặc trên máy bay nhanh chóng làm họ cảm thấy buồn nôn, hay còn được gọi là say tàu xe. Vậy vì sao chúng ta lại bị say tàu xe?
Khái niệm phổ biến nhất để giải thích cho hiện tượng này là do sự sai lệnh tín hiệu giữa các giác quan. Khi di chuyển bằng ôtô, cơ thể bạn nhận được hai thông tin rất khác nhau. Mắt bạn đang nhìn thấy bên trong xe, dường như không hề chuyển động. Trong khi đó, tai bạn lại nói với não bộ rằng bạn đang tăng tốc.
Tai có một chức năng quan trọng khác ngoài nghe. Một nhóm cấu trúc nằm sâu bên trong tai được biết đến là hệ thống tiền đình, bộ phận mang lại cho chúng ta cảm nhận về sự cân bằng và chuyển động. Bên trong đó, có ba ống bán khuyên có khả năng cảm nhận được chuyển động, mỗi ống cho một chiều không gian. Và còn có hai soan nan và cầu nang chứa đầy dịch lỏng. Khi bạn di chuyển, khối chất lỏng thay đổi và kích thích các sợi lông, báo cho não bộ biết bạn đang chuyển động theo phương ngang hay dọc.
Kết hợp tất cả những thứ đó lại, cơ thể bạn có thể cảm nhận được hướng chuyển động, gia tốc và cả góc của chuyển động. Vậy nên, khi đang ở trong ôtô, hệ thống tiền đình cảm nhận đúng về chuyển động của bạn, nhưng mắt bạn lại không thấy vậy, đặc biệt là khi bạn đang dán mắt vào trang sách.
Cũng có thể xảy ra chuyện ngược lại. Khi đang ngồi yên trong rạp chiếu phim và camera tạo những chuyển động nhanh trên màn hình rộng. Lần này mắt bạn lại nghĩ rằng cơ thể đang chuyển động trong khi tai bạn biết rằng bạn vẫn đang ngồi im. Nhưng tại sao sự mâu thuẫn thông tin này lại khiến chúng ta cảm thấy khổ sở đến vậy?
Các nhà khoa học cũng không biết chắc về nó, nhưng họ cho rằng nguyên nhân là do sự tiến hoá. Như bạn biết đấy, phương tiện di chuyển nhanh và công nghệ ghi hình chỉ mới xuất hiện vài thế kỷ nay, một khoảng thời gian rất nhỏ trong quá trình tiến hoá. Trong hầu hết lịch sử loài người, không có nhiều thứ có thể gây ra những kiểu xáo trộn cảm nhận như vậy ngoại trừ chất độc, khi đó cơ thể phát ra một mệnh lệnh không mấy dễ chịu để tống khứ tất cả mọi thứ mà chúng ta đã ăn ra ngoài.
Lý thuyết này có vẻ khá thuyết phục, nhưng cũng có rất nhiều điều còn chưa thể giải thích như tại sao phụ nữ lại dễ bị tác động hơn bởi say tàu xe hơn đàn ông, hay tại sao hành khách dễ bị nôn hơn tài xế. Chúng ta đều biết vài phương pháp phổ biến để chống say xe như nhìn xa về phía đường chân trời, nhai kẹo cao su, uống vài viên thuốc chống say, nhưng không có phương pháp nào là hoàn toàn chắc chắn.
Tại NASA, khi các nhà du hành bị phóng mạnh vào không gian vào không gian ở vận tốc 27,000 km/h, việc bị say trở thành vấn đề nghiêm trọng. Do đó, cần thêm nhiều nghiên cứu công nghệ mới nhất trong kỷ nguyên vũ trụ, NASA đã dành rất nhiều thời gian cố tìm cách giúp các nhà du hành tránh khỏi nôn mửa bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng khẩu phần ăn.
1. Thuốc chống say
Trước khi lên xe 10-15 phút, uống 1 viên thuốc chống say như touristil để phòng tránh say xe. Người bị say nghiêm trọng có thể uống 2 viên, trẻ em cho uống ít hơn.
Nếu ngồi trên xe trên 2 tiếng rồi bị say tiếp thì có thể uống thêm 1 viên nữa. Trên đường bị say và uống thuốc chống say ở giữa đường thì cần phải đứng từ 15 – 20 phút sau mới được ngồi xuống để cho thuốc được hấp thụ.
Phương pháp này có tác dụng đến 97%.
2. Chống say xe bằng gừng tươi
Theo Đông Y khi nghiên cứu về tình trạng say xe đã biết được rằng gừng có vị cay và tính âm, có tác dụng phát biểu, tán hàn ông trung, hành thủy và tiêu đàm, giải độc. Gừng sống còn có tác dụng phát tán phong hàn, chống lại tình trạng nôn ói, vì thế nếu ai đó đi oto mà bị say xe nên để gừng tươi trên xe, đảm bảo hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
Ngoài ra, biện pháp chống say xe bằng gừng tươi còn được thực hiện như sau: trước khi khởi hành 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay, gọt bỏ vỏ và sửa sạch, giã nát với một cốc nước ấm để uống. Đồng thời, trong suốt hành trình thingr thoảng bạn nên ngâm một chút gừng tươi vào miệng là tốt nhất.
Tuy nhiên đối với những đối tượng nào không sử dụng được trà gừng thì có thể ăn gừng sống, dùng kẹo ngậm vì trong gừng tươi có chất ngọt sẽ giúp người đi xe oto tăng cường cải thiện tuần hoàn máu não, giúp não bột bớt chóng mặt và đau đầu.
Hoặc cũng có thể cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi.
Ngoài ra, có thể lấy một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.
3. Chống say xe bằng vỏ quýt
Biện pháp chống say xe bằng vỏ quýt được khá nhiều người áp dụng bởi nó khá đơn giản và hiệu quả. Với cách này trước khi lên xe khoảng 1 tiếng bạn nên lấy 1 quả quýt bóc vỏ, sau đó dùng quýt đặt lại giữa hai lỗ mũi để mùi quýt lấn át hết các mùi trên xe, khi vỏ quýt hết mùi tiếp tục lấy tay nặn cho bắn ra tinh dầu có kèm theo mùi thơm và hít 10 lần như vậy là được.
Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.
4. Chống say xe bằng lá trầu – Cách chống say xe không cần thuốc
Biện pháp chống say xe bằng gừng tươi và vỏ quýt thì chống say xe bằng lá trầu cũng được nhiều người áp dụng. Trong đông y, lá trầu có tác dụng làm ấm vùng rốn vì thế trước khi khởi hành bạn ngắt 1 ít lá trầu vào túi khi ở trên xe lấy 1-2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ lấn át mùi săng, cản trở gió khiến bạn không còn cảm giác mệt mỏi và say xe nữa.
Hoặc cũng có làm theo cách, trước khi lên xe khoảng 15 phút, bạn có thể vo nát 3-4 lá trầu, sau đó đắp vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn.
5. Chống say xe bằng dấm ăn
Thực tế, mọi người thường dùng dấm ăn để chế biến món ăn, trong dấm có nhiều công dụng và được dùng để chống say xe. Trước khi lên xe bạn có thể uống một ly nước ấm có pha thêm dấm, làm theo cách này có thể phòng chống tình trạng say xe.
Trước khi lên xe bạn có thể uống thêm một ly nước ấm có pha thêm dấm, cách này sẽ giúp bạn chống say xe tốt hơn.
6. Chống say xe bằng miếng dán cổ tay và rốn
Một biện pháp cải thiện tình trạng say xe khá hiệu quả mà đơn giản đó là dùng miếng dán ở cổ tay và rốn, nhưng miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp mọi người khi đi xe không bị say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3cm và lùi về phía cùi chỏ.
Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc dán cao Salonpas vào rốn. Đây là cách giúp giữ ấm vùng bụng của bạn.
7. Chống say xe bằng bánh mì – Cách chống say xe hiệu quả nhất
Một biện pháp chống say xe cực kì hiệu quả đó là bánh mỳ – đây là loại thức ăn ưa chuộng khi lên tàu xe, khi ăn bánh mỳ tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin, men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mỳ để trấn tĩnh tinh thần. Ngoài ra, ngửi một mẩu bánh mỳ có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng say tàu xe và cảm giác say xe. Đó là lý do vì sao các bến xe rất hay bán bánh mỳ.
8. Chống sau xe bằng ấn huyệt nội quan
Bệnh say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan, huyệt nội quan nằm trên khớp cổ tay, trên vận ngang cổ tay khoảng cách giữa các ngón tay và gân mu bàn tay gần nhau. Biện pháp này được các bác sỹ đông y áp dụng rất nhiều.
9. Ngủ đủ giấc trước ngày khởi hành
Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao. Nếu có thể, hãy ngủ một chút để quên cảm giác say.
10. Lá trầu chống say xe
Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 – 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.
Bà A chia sẻ: Trước khi lên tàu xe khoảng 15 phút, bạn dùng khoảng 3 – 4 lá trầu (lá trầu không mà các cụ ăn trầu), dùng tay xé lá trầu ra vài miếng, cho hơi nát lá.
Bạn đưa những lá trầu này dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn.
Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 – 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.
Bạn cũng có thể dùng lá trầu để chữa đau bụng bằng cách ăn cùng với vài hạt muối, hoặc dùng rượu để đánh gió.
(Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn. )
Cuối cùng, xin chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ, khỏe khoắn và không bị say xe!
NGUỒN: TỔNG HỢP
Câu hỏi thường gặp
Tại sao bị say xe?
Nếu bạn có thể đọc sách khi đang đi xe, có thể xem bạn là người khá may mắn vì khoảng một phần ba dân số, việc đọc sách trong khi di chuyển trên ôtô, trên thuyền, trên tàu hoặc trên máy bay nhanh chóng làm họ cảm thấy buồn nôn, hay còn được gọi là say tàu xe. Vậy vì sao chúng ta lại bị say tàu xe?
Khái niệm phổ biến nhất để giải thích cho hiện tượng này là do sự sai lệnh tín hiệu giữa các giác quan. Khi di chuyển bằng ôtô, cơ thể bạn nhận được hai thông tin rất khác nhau. Mắt bạn đang nhìn thấy bên trong xe, dường như không hề chuyển động. Trong khi đó, tai bạn lại nói với não bộ rằng bạn đang tăng tốc.