Nám da có chữa được không?

Nám da mặt là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ, nhất là ở phụ nữ sau sinh và trên 30 tuổi. Nám da mặt ở phụ nữ làm mất đi thẩm mỹ, khiến các chị em thiếu tự tin và giảm chất lượng cuộc sống.  Và khi đối mặt với nám da, thường các chị em phụ nữ sẽ băn khoăn nám da có lan không hay nám có trị tận gốc được không , nám có trị tận gốc được không, nám đốm có chữa được không và  liệu có ai đã chữa khỏi nám da chưa? Các chị em thường tìm đến những trung tâm spa để chăm sóc trị liệu, với hi vọng có thể chữa dứt điểm những vết nám xấu xí kia. Tuy nhiên, liệu, nám da mặt có chữa khỏi được không? Và cách chữa trị nào sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cũng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Nám da mặt ở phụ nữ có chữa khỏi được không?
Nám da mặt ở phụ nữ có chữa khỏi được không?

Thế nào là nám da.

Nám da mặt là tình trạng trên khuôn mặt xuất hiện những đốm tròn nhỏ, sậm màu, có màu vàng, nâu vàng, nâu sáng nhưng phần lớn là màu nâu đen… ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ trên cơ thể con người. Nám thường mọc tập trung thành từng mảng, phân bố chủ yếu ở hai bên gò má, mũi, trán, cằm…. Bản chất của nám da là sự phát triển quá mức của các sắc tố melanin ở lớp đáy và trung bì. Nám da thường xuất hiện ở những người có làn da đẹp, trắng, mỏng, mịn. Càng để lâu nám da càng có xu hướng lan rộng, đậm màu lên và khó chữa trị hơn.

Các loại nám da:

– Nám da từng mảng:

Đây là loại có “chân nám” nông (nằm ở lớp biểu bì– lớp trên cùng của da) và dễ điều trị dứt điểm nhất. Nám xuất hiện theo từng mảng màu khá nhạt, nguyên nhân là do các nhân tố khách quan từ môi trường nắng nóng, ô nhiễm hay việc dùng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, uống thuốc ngừa thai…

– Nám da sâu (nám đốm):

Loại này có màu sẫm hơn và xuất hiện theo từng đốm nhỏ. Nếu soi trên máy có thể thấy ngay chân nám nằm sâu lưới lớp hạ bì của da. Nguyên nhân có thể do di truyền, nội tiết tố, hoomon thay đổi đột ngột vì quá trình làm mẹ… Đây là loại nám “lì lợm” và khó điều trị nhất với thời gian kéo dài, thông thường chỉ có thể dứt điểm 80%.

– Nám da hỗn hợp:

Nếu ai xuất hiện cả 2 loại nám nêu trên thì sẽ được xếp vào loại nám hỗn hợp. Loại này phức tạp ở chỗ phải điều trị bằng 2 cách cho những vùng nám khác nhau trên cùng một khuôn mặt.

Dấu hiệu của nám da mặt

Để xác định mình có nám da hay không, bạn có thể dựa vào những biểu hiện, dấu hiệu của nám da mặt sau đây:

  • Các vùng da có màu nâu vàng, nâu đậm trên những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Màu sắc các vùng nám không đồng nhất.
  • Các vết nám thường xuất hiện ở gò má, trán, mũi
  • Khi ra nắng nám da thường đậm màu hơn

Mặc dù có thể tự chuẩn đoán tại nhà, tuy nhiên do nám da rất dễ bị nhầm lẫn với một số biểu hiện của ung thư da hay các bệnh ngoài da khác, vì vậy bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác nhất.

Nguyên nhân gây nám da:

  • Do ánh nắng mặt trời: Bức xạ cực tím (các tia UVA, UVB) có khả năng thấm vào da cực mạnh, kích thích hắc bào sản xuất thừa Melanin. Người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ bị nám da cao hơn nhiều lần so với những người khác.
  • Do thiếu hụt nội tiết tố – estrogen ở phụ nữ giai đoạn sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh hay mãn kinh. Sự thiếu hụt estrogen này khiến phụ nữ gặp phải nhiều vấn đề phiền toái, trong đó không thể không kể đến tình trạng nám da, sạm da, tàn nhang trên da, đặc biệt là da mặt.
  • Do lão hóa da: Đây là quá trình tự nhiên không ai tránh được do sự tấn công liên tục của các gốc tự do. Những gốc tự do này có khả năng ôxy hóa rất mạnh và là tác nhân tấn công trực tiếp vào các tế bào sống của da khiến chúng bị suy yếu hay chết sớm và dễ bị nám, sạm da, tàn nhang.
  • Bên cạnh đó, người máu xấu, máu kém lưu thông cũng khiến da không được cung cấp đủ dưỡng chất và trở nên suy yếu, nhạy cảm trước các tác nhân gây hại bên ngoài và dễ bị nám, sạm da hay tàn nhang.
  • Một số trường hợp lạm dụng mỹ phẩm làm trắng da hay một số thuốc làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng cũng dễ có nguy cơ bị nám da hơn.

Nám da và tàn nhang có phải là một?

Phân biệt nám da và tan nhang
Phân biệt nám da và tan nhang

Về nám và tan nhang, nhìn qua thì có vẻ chúng giống hệt nhau, khiến nhiều người không phân biệt được rằng mình bị nám hay tàn nhang.

Thực tế, nám và tan nhang có thể phân biệt được vì chúng khác nhau. Nếu như nám da là sự xuất hiện thành từng vùng nhỏ trên da có màu nâu, xám hay đen; chia thành nám đốm và nám mảng. Chúng có kích thước lớn hơn tàn nhang và tăng trưởng theo thời gian. Gặp phải nhiều nhất ở phụ nữ sau khi sinh và lứa tuổi ngoài 30 do có những biến đổi về sinh lý, Nguyên nhân gây nám da thường do yếu tố lão hóa hoặc rối loạn nội tiết tố gây nên thì Tàn nhang lại là những vế da bị đốm nâu, đen,…có kích thước nhỏ, trung bình khoảng 1-2mm. Mọc không đối xứng. Thường xuất hiện ở người da trắng, tóc sáng màu. Chúng sinh sôi mãnh liệt vào mùa hè và có xu hướng nhạt dần và mất hẳn và có xu hướng mất dần vào mùa đông lạnh giá.

Cho nên, bạn vẫn hãy chú ý để phân biệt mình bị nám hay tàn nhang, từ đó mới đưa ra được phương án khắc phục đúng đắn và kịp thời được.

Bài viết liên quan: Đặc trị nám tàn nhang Naman (namaan) -Có tốt không? 

Nám da có chữa được không?  Có chữa trị dứt điểm được không?

Đây có lẽ là câu hỏi và trăn trở của rất nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, vì chưa hiểu đúng bản chất về nám nên đã có nhiều chị em phụ nữ nhẹ dạ cả tin, đi vào những hiệu spa quảng cáo chữa nám dứt điểm chỉ qua 1 lần chữa trị, để rồi tình trạng nám chỉ thuyên giảm đi chút ít nhưng càng về sau càng nặng hơn.

Nguyên nhân là vì nám da là biểu hiện của sự gia tăng quá mức sắc tố melanin trong tầng trung bì, trong khi những phương pháp như hóa chất lột tẩy hoặc sử dụng tia laser chỉ tác động bên ngoài bề mặt da, mang tính “chữa cháy” tạm thời, chân nám vẫn còn bên trong, vì thế sẽ tiếp tục phát triển và trồi lên. Mà việc chữa trị đúng cách là phải dọn sạch được các hắc tố melamin ở lớp trung bì và biểu bì, phá vỡ chân nám. Về sau, hắc tố melamin  chân nám sau loại bỏ tự đào thải ra ngoài theo đường hệ bạch huyết, nám không còn nguồn gốc để sản sinh, từ đó đảm bảo không tái phát và nhanh chóng đều màu với vùng da xung quanh

Giải pháp, cách chữa trị nám da tại nhà

Giải pháp, cách chữa trị nám da tại nhà
Giải pháp, cách chữa trị nám da tại nhà

Theo như ở trên, cách chữa trị là phải từ từ thẩm thấu vào vùng da bị nám, chính vì thế, các chị em phụ nữ hoàn toàn có thể trị nám ở nhà bằng những phương pháp tự nhiên, vừa an toàn lại tiết kiệm.

Một số kinh nghiệm chữa nám tại nhà được các chị em áp dụng, phản hồi tốt, có thể kể đến như sau:

– Cách trị nám da mặt tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng sát khuẩn và giúp làm mờ hắc tố melamin vì thế đây chính là cách trị nám da, giúp sáng da nhanh chóng. Tuy nhiên, sử dụng trầu không nếu không đúng cách rất dễ gây dị ứng da, phản tác dụng.

Chuẩn bị:

100g lá trầu không
1/ 2 thìa muối hạt

Thực hiện:

Rửa sạch lá trầu không, nghiền nát hoặc cho vào máy say sinh tố cho mịn rồi cho thêm 1 vài thìa muối hạt. Dùng rây, để lọc lấy phần nước lá trầu không.

Bạn hãy lấy phần nước này bôi lên vùng da bị nám và nằm yên 1 chỗ. Sau khoảng 20′, rửa mặt lại thật sạch. Lá trầu không, nếu sử dụng không cẩn thận rất dễ bị dị ứng. Vì thế, trước khi dùng bạn hãy bôi 1 ít lên mu bàn tay xem bị dị ứng cho da không?

– Cách trị nám da hiệu quả nhất bằng mướp đắng

Chuẩn bị:

1 quả khổ qua non (mướp đắng), 1 quả dưa chuột. Lưu ý, khi chọn nguyên liệu để thực hiện cách chữa nám da hiệu quả này thì bạn phải chọn những quả thật tươi và được xử lý qua nước muối để đảm bảo không có hóa chất tồn trên quả.

Thực hiện:

Cho mướp đắng cùng với dưa chuột vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Tiếp đó, bạn đắp hỗn hợp này lên mặt, để trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch mặt lại bằng nước.

Kiên trì cách điều trị nám mặt hiệu quả này 2 – 3 lần/tuần, bạn sẽ thấy những vết nám da giảm rõ rệt sau 2 tháng thực hiện đều đặn.

– Cách trị nám da mặt tại nhà từ cà chua

Cà chua là nguồn vitamin C tự nhiên vô cùng phong phú, loại quả dân dã này giúp điều trị nám da cực kỳ hiệu quả. Cách chữa nám da mặt hiệu quả nhất rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo 1 trong 2 cách dưới đây:

Cách 1: Cà chua rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.
Cách 2: Nếu không thể uống được loại nước này, bạn có thể xay nhuyễn cà chua và dùng để đắp mặt nạ cho vùng da bị nám.
Với cách chữa trị nám da mặt từ cà chua này không những giúp làm mờ các vết nám mà thành phần vitamin C có trong cà chua còn giúp làm mềm da, làm sáng da nếu bạn kiên trì thực hiện trong một thời gian (từ 2 – 3 tháng).

Trên đây là bài viết cung cấp đến các bạn kiến thức về nám, nguyên nhân và cách chữa trị. Mong rằng, bài viết hữu ích cho các bạn, và giúp được các bạn trong quá trình điều trị xóa nám, lấy lại vẻ đẹp vốn có của mình. Chúc các bạn thành công.

Có thể bạn quan tâm:

Review Keshimin whitening cream – Kem đặc trị nám, tàn nhan làm trắng da.

Kem trị nám ELRAVIE – Derma White Brightening có tốt không? 

7 mẹo làm đẹp da, cách khắc phục mụn, nám tàn nhang hiệu quả

Sponsored Links:

'
'