Những bệnh lý ngoại khoa bạn nên biết

Đây là bài viết 305 / 308 trong series Lời khuyên sức khỏe

Khám ngoại khoa đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và chẩn đoán các bệnh lý Ngoại khoa, nhằm đưa ra phương hướng điều trị cũng như những biện pháp dự phòng rủi ro trong quá trình thực hiện phẫu thuật. Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!

Những bệnh lý ngoại khoa bạn nên biết
Những bệnh lý ngoại khoa bạn nên biết

Bệnh ngoại khoa là gì?

Bệnh xảy ra do sự rối loạn hoạt động hay thay đổi cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể. Hầu hết những thay đổi này cần được điều chỉnh lại bằng thuốc men, nhưng một số lại cần phải được sửa chữa, điều chỉnh bằng phẫu thuật – các bệnh này còn được gọi là bệnh ngoại khoa.

Phẫu thuật là kỹ thuật mổ xẻ để lấy bỏ đi hoặc sửa chữa lại những cơ quan trong cơ thể bị hư hỏng, với mục đích đưa cơ thể hoạt động trở lại bình thường hoặc gần như bình thường. Thực hiện kỹ này là những bác sĩ hiểu rõ về cơ thể con người, quá trình bệnh lý và hơn hết là họ đã được huấn luyện kỹ thuật thao tác cắt – xẻ, may – vá trên những cơ quan của con người.

Bệnh ngoại khoa là gì?
Bệnh ngoại khoa là gì?

Vì thế Ngoại khoa là phương pháp điều trị rất hiệu quả và nhanh chóng cho những bệnh mà thuốc men không chữa được, nhưng cũng là một phương pháp mang nhiều nguy hiểm tiềm ẩn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Ngoại khoa gồm những bệnh gì?

Sau khi giải đáp câu hỏi ngoại khoa là gì bạn cũng cần nắm được các bệnh lý thuộc ngoại khoa để lưu ý hơn trước, trong và sau khi tiến hành điều trị. Bệnh ngoại khoa là một số bệnh lý gây rối loạn hoạt động hoặc làm thay đổi cấu trúc của một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể người bệnh.

Thông thường các thay đổi này sẽ dẫn đến các bệnh lý cần sự điều chỉnh, can thiệp trực tiếp bằng phương pháp phẫu thuật hoặc dùng thuốc để chữa trị hiệu quả, loại bỏ hoặc sửa chữa các bộ phận bị hư hỏng, tổn thương do bệnh lý. Những bệnh thuộc ngoại khoa thường gặp gồm có:

  • Bệnh về vùng hậu môn – trực tràng: Bao gồm các bệnh như trĩ nội, trĩ ngoại, nứt, rò, hẹp hoặc áp xe hậu môn, sa trực tràng, ung thư trực tràng,… Những bệnh này đều cần mổ nội soi hoặc mổ hở để điều trị ngoại khoa.
  • Bệnh thoát vị (sa ruột): Bao gồm tình trạng thoát vị bẹn được điều trị nội soi, đặt lưới tái tạo thành bẹn hoặc trị liệu hiện tượng thoát vị thành bụng do yếu tố tự nhiên hoặc do mổ.
Ngoại khoa gồm những bệnh gì?
Ngoại khoa gồm những bệnh gì?
  • Bệnh về đường mật: Điển hình như cắt bỏ túi mật do sỏi, viêm hoặc có khối u, mổ cắt nang tạo ống mật chủ, mổ lấy sỏi trong túi mật,…
  • Bệnh về gan, tụy và lách: Bao gồm cắt gan, tiểu phẫu cắt 1 phần của tụy, cắt lách do bệnh hoặc chấn thương nặng,…
  • Bệnh về hệ tiêu hóa: Phẫu thuật cắt nửa dạ dày hoặc toàn phần dạ dày, phẫu thuật cắt ruột thừa, cắt ruột non, nạo hạch dạ dày, chữa trị bệnh hẹp môn vị, bệnh ung thư dạ dày,…
  • Bệnh liên quan đến ung thư: Bao gồm khối u, hạch bạch huyết trên da, vú hoặc trên các cơ quan khác như dạ dày, gan, túi mật, ruột non, trực tràng, đại tràng, tuyến giáp,…
  • Bệnh liên quan đến nội tiết: Thực hiện chữa trị ngoại khoa nhằm loại bỏ và điều trị một số loại bướu, khối u tại tuyến giáp và tuyến cận giáp, chữa trị bệnh cường giáp, ung thư tuyến giáp.
  • Bệnh lý thông thường: Các hiện tượng như áp xe, viêm nhiễm tại chỗ, viêm tại mô tế bào, xuất hiện hạch bạch huyết bất thường, hoại tử do ký sinh trùng xâm nhập, thiếu máu cục bộ,…

Mục tiêu của việc điều trị ngoại khoa

• Đảm bảo người bệnh không phải chịu những đau đớn, khó chịu và quá trình phục hồi không cần thiết.

• Đề xuất kỹ thuật thủ thuật, phẫu thuật phù hợp nhất để điều trị bệnh, hoặc giảm các triệu chứng.

• Làm cho người bệnh hiểu đầy đủ các rủi ro hoặc biến chứng tiềm ẩn của thủ thuật, phẫu thuật.

• Phác thảo một kế hoạch thủ thuật, phẫu thuật cho người bệnh mà PTV sẽ phải thực hiện.

• Theo dõi tiến trình và sự hồi phục của người bệnh, đặc biệt là trong 24 đến 48 giờ đầu tiên sau khi phẫu thuật.

Chăm sóc sau điều trị bệnh ngoại khoa?

• Khi hồi tỉnh sau mổ, bác sĩ sẽ dùng thuốc để bạn không thấy đau và không bị ói. Bạn nên ngồi dậy sớm và tập đi lại ngay khi có thể (trong vòng 24 giờ đầu), đi vệ sinh và đi quanh giường bệnh, điều này có thể tránh biến chứng sau mổ.

• Nếu không có căn dặn gì đặc biệt, bạn có thể uống nước hay ăn cháo khi thấy đói, ăn uống trở lại bình thường sau 2-3 ngày, xuất viện sau 1 vài ngày. Đau vết mổ sẽ giảm dần mổi ngày và đau nhiều hơn khi vận động, đây là điều bình thường. Khoảng 7 đến 10 ngày bạn không còn cảm giác đau nữa.

• Thông báo với bác sĩ nếu bạn có một trong những dấu hiệu sau: đau bụng hay đau vết thương liên tục và dữ dội, ói và bụng chướng căng, sốt cao – lạnh run, chảy dịch qua vết mổ…

Sponsored Links:

'
'