Hòe là một loài cây được trồng khá phổ biến tại các vùng nông thôn ở nước ta như ở Tây Nguyên hay Thái Bình. Hòe thường được phơi khô rồi được sử dụng để làm thuốc. Vậy những tác dụng chính từ Hòe là gì?
Nội dung bài viết:
1, Những tác dụng sinh học từ Hòe
Trong Hòe có chứa các hoạt chất có khung Flavonoid, là một trong những khung hoạt chất đầy tiềm năng được nghiên cứu để mang lại các tác dụng chống viêm, làm bền thành mạch. Do đó nó có các tác dụng chính sau đây:
- Hòe giúp làm bền thành mạch, giảm tính thấm thành mạch. Do đó có tác dụng chống xơ vữa động mạch.
- Chống viêm
- Bảo vệ cơ thể chống chiếu xạ
- Hạ huyết áp, hạ Cholesterol máu
- Chống kết dính tiểu cầu
- Một số tác dụng khác: bảo vệ gan, giảm trương lực cơ.
Do đó hòe có những công dụng khác nhau đã được ứng dụng trong y học cổ truyền.
2, Những công dụng từ cây hòe
Đối với nụ hòe sống có thể được sử dụng làm thuốc trị cao huyết áp và đau mắt.
Còn nụ hòe sao cháy thì giúp chống xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đi tiểu ra máu, nôn ra máu.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu về công dụng và tác dụng của Hòe. Dưới đây những bài thuốc dân gian từ Hòe đơn giản mà bạn có thể tự sắc thuốc cho gia đình mình.
3, Một số bài thuốc dân gian từ hòe
Bệnh nhân bị cao huyết áp, đau đầu choáng váng, ngón tay tê, đầu óc căng thẳng, khó ngủ
Sử dụng nụ hòe sao vàng, hạt muồng sao đồng lượng, tán bột, uống 5g/lần x 2-4 lần/ngày.
Bệnh nhân bị cao huyết áp, đau mắt
Dùng 10g nụ hòe, 10g lá sen, 4g cúc hoa vàng. Sắc nước uống.
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết mà khi sốt đã lui vẫn còn bị xuất huyết nhẹ, hay chảy máu dưới da, trẻ em chảy máu cam, chảy máu chân răng
Khi bị sốt xuất huyết mà có hiện tượng trên, cho bệnh nhân uống quả hòe sống, mỗi ngày 10g, sắc nước uống.