Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Những lưu ý từ bác sĩ

Đây là bài viết 24 / 304 trong series Lời khuyên sức khỏe

Bệnh tiểu đường là gì? Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường được tăng mạnh trong những năm gần đây. Nó như một kẻ giết người thầm lặng ở thế kỉ 21. Trung bình được tính ra là cứ 8 giây là có 1 người chết vì bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, cần nhất là một chế độ ăn uống hợp lý. Sự kiêng cữ thái quá, hay những suy nghĩ sai lệch rất có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt cho người bệnh. Vậy thì bệnh tiểu đường nên ăn gì? Những lưu ý khi bị bệnh tiểu đường là gì? Bạn nên lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ nhé.

Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh, người bệnh không chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm bạn ăn vào hàng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng, chính vì vật mà hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu, làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch do lượng đường tăng cao, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý khác.

Những lưu ý khi bị bệnh tiểu đường là gì? Những điều cần biết

Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, cần nhất là một chế độ ăn uống hợp lý. Sự kiêng cữ thái quá, hay những suy nghĩ sai lệch rất có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt cho người bệnh. Một vài điều cần thiết sau đây sẽ giúp bạn rất nhiều đấy.

Ăn đường có bị tiểu đường không?

Khoa học chưa chứng minh được tác động của “riêng một mình đường” với bệnh tiểu đường. Ăn nhiều đường dễ bị sâu răng thì có! Tuy nhiên, đường lại thường đi đôi với béo: chè nước cốt dừa, bánh kem, chocolate lại dễ gây mập. Thừa cân và ít vận động là hai yếu tố nguy cơ quan trọng nhất dẫn tới bệnh tiểu đường. WHO, các viện dinh dưỡng, các hội tiểu đường thống nhất mức sử dụng đường dưới 10% tổng cầu calo/ngày.

Tính theo chỉ số đường huyết (GI) – khả năng tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn, GI đường sucroz chúng ta ăn hằng ngày chỉ bằng 83% so với bánh mì trắng, kem bằng 69% so với khoai tây từ 80-120%, lại có chất béo làm lâu tiêu, lâu tăng đường huyết. Khoai lang do có vị ngọt thường bị bắt kiêng cữ, chỉ số đường huyết bằng 70% – thấp hơn khoai tây.Các chất đạm, béo, xơ thực phẩm làm giảm tốc độ tiêu hóa hấp thu bột đường. Các chất phản dinh dưỡng trong thực phẩm như: leotin, phytate, tannin, amylaz inhibitor,… có nhiều trong đậu đỗ, làm giảm tốc độ hấp thu đường. Dạng thức ăn nghiền, tán như khoai tán, bột hoặc làm xốp như bánh mì, làm giảm hấp thu so với nguyên hạt nhất là ngũ cốc, nguyên củ hoặc dạng chắc như: miến, nui, mì ống,… Tốc độ ăn nhanh hay chậm, nấu lâu quá chín, cũng làm tăng tốc độ hấp thu đường sau khi ăn.Vì vậy mà lệnh cấm ăn đường đã được tháo bỏ hơn 10 năm, giúp người bệnh có khả năng hội nhập cao hơn với các bữa ăn gia đình.

Tiểu đường phải ăn kiêng không?

Không có chế độ ăn kiêng tiểu đường chung cho mọi người bệnh. Mỗi người cần được hỗ trợ để xây dựng chế độ ăn phù hợp với bản thân dựa trên:

* Tập quán ăn uống về loại, số lượng thực phẩm, cách nấu, giờ giấc và số lần ăn uống, khẩu vị…
* Tình trạng lâm sàng: mập, ốm, chức năng thận có rối loạn chuyển hóa lipid hay không, đường huyết…
* Chế độ ăn nhằm đạt 2 mục tiêu ưu tiên: đường huyết gần bình thường nhất và lipid máu tối ưu.
* Đồng thời bảo đảm sự tăng trưởng bình thường ở trẻ, cung cấp đủ chất ở thai phụ và giảm cân người mập.Nên ăn nhiều thịt, trứng,… thay cơm?

Ăn quá nhiều đạm động vật làm tăng lượng acid béo no, cholesterol, tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid và mắc ung thư.

Tại sao phải bổ sung đạm?

Đạm quá nhiều còn thúc đẩy tổn thương thận, tăng thải calci gây loãng xương. Đa số người bệnh mỗi ngày nên ăn khoảng 50gr thịt, 70gr cá, 70gr tàu hũ, ½ quả trứng, 30g đậu đỗ.

Đạm có nhiều trong thực phẩm như: gạo, đậu, thịt, cá, trứng, sữa, rau… Ngộ nhận này gặp cả ở người bệnh lẫn nhân viên y tế, nhưng thường gặp ở cán bộ y tế hướng dẫn chế độ ăn tiểu đường hoặc suy thận.Thực ra, so với 100g thịt bò có 20g đạm, 100g gạo có 8g, 1 ly sữa 200ml có 7g, 100g bột mì (mì, nui…) có 12g, 100g rau có 2–6g, 100g đậu đỗ có 20-35g…Đã có bài giảng dành cho bác sĩ: bệnh nhân tiểu đường nặng 60kg, lượng đạm 1,5g/kg, vậy người bệnh cần 90g đạm, khuyên bệnh nhân ăn 450g thịt bò mỗi ngày (100g thịt bò có 20g đạm)!

Cỏ ngọt, đường hóa học có trị tiểu đường?

Đây là các chất tạo ngọt hoàn toàn không có giá trị chữa bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng chúng là an toàn. Một số loại thức ăn được tin tưởng chữa hết tiểu đường như: khổ qua, nước cây chuối hột, trái nhàu, kim thất, dây mắc cỡ, là sầu đâu, đọt rau lang,… chỉ hỗ trợ phần nào đó, nếu có tác dụng.Xin nhắc lại, tiểu đường là bệnh mãn tính, người bệnh phải có chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết duy trì một cuộc sống khỏe mạnh, năng động và lâu dài. Chế độ ăn, thuốc và vận động là 3 thành tố nền tảng.

Nguồn: BS. Nguyễn Thị Kim Hưng

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Có 5 loại thảo được rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà lại cực kì dễ kiếm.

1. Cây thìa canh

Có tên là Gymnema Selvestre, có nhiều ở khu vực châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ trong tiếng Hindi, Gymnema Selvestre có nghĩa là hạ đường huyết hay giảm đường huyết. Ở Việt Nam gọi là cây thìa canh, thuộc họ thiên lý, hợp chất chính của cây này có tác dụng làm giảm đường là gymnemic acid, conduritol.

2. Mướp đắng

Mướp đắng (Bitter Melon) hay có tên khác là khổ qua là loại quả thường dùng làm thực phẩm nhưng kiêm cả chức năng thuốc chữa bệnh tiểu đường. Mướp đắng có tác dụng giúp tế bào sử dụng glucose hiệu quả và phong bế việc hấp thụ đường trong ruột.

3. Xương rồng gai

Xương rồng gai (Prickly pear Cactus) được xem là nguồn dược thảo rất có tác dụng trong việc giảm đường huyết, đặc biệt là quả chín của loại cây này. Nó có ở nhiều nơi, kể cả trong các siêu thị, có thể ăn hoặc ép lấy nước.

4. Cỏ cari

Cỏ cari (Fenugreek) là loại cỏ họ đậu có hạt thơm dùng để chế cari mà người Ấn Độ thường sử dụng. Nó có tác dụng rất tốt trong việc giảm đường huyết, tăng độ nhậy insulin, giảm mỡ máu. Ngoài ra do có hàm lượng chất xơ cao, hạt chứa nhiều axít amino nên có tác dụng kích thích cơ thể bài tiết insulin.

5. Nhân sâm

Tác dụng của nhân sâm là giảm đường huyết có thể dùng 1-3 gam/ngày dưới dạng viên nang hay viên thuốc bình thường, hoặc dùng 3-5ml dưới dạng dịch, chia 3 lần/ngày. Nhân sâm được xem là dược thảo quý trong y học cổ truyền của người Trung Quốc, nó không chỉ làm tăng sức đề kháng mà còn có tác dụng phòng chống bệnh tật.

Tags:

Sponsored Links:

'
'