Đối với trẻ em, với hệ tiêu hóa còn non nớt thì sữa mẹ và các chất dinh dưỡng khác vào cơ thể cần phải được kiểm soát và thật an toàn. Nếu không chú ý, trẻ rất dễ bị các vấn đề tiêu hóa, và tùy mức độ mà dẫn đến nhiều hậu quả khác, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Chính vì thế, trong bài viết này, Isuckhoe xin đưa đến các bạn kiến thức 4 nguyên tắc vàng, hữu ích cho bất cứ bậc phụ huynh nào đang bắt đầu cho con tập ăn dặm. Bởi, khi ăn dặm, là khi trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nên có thể nói, thực đơn ăn dặm của trẻ rất quan trọng.
Nội dung bài viết:
Trẻ bắt đầu ăn dặm khi nào?
Từ 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu làm quen với ăn dặm, đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng bổ sung thêm vào cùng với sữa. Đôi lúc nhiều cha mẹ cảm thấy lúng túng trong việc lựa chọn và giới thiệu nguồn thực phẩm cho trẻ trong giai đoạn này. Hơn nữa, việc giới thiệu thuận lợi trong giai đoạn này cũng giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và xây dựng khởi đầu thói quen ăn uống tốt sau này.
4 nguyên tắc vàng cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm
Nguồn vitamin-khoáng-chất xơ: Đến chủ yếu từ Rau củ quả. Trên cơ bản không có thứ tự ưu tiên. Nhưng một số lưu ý cha mẹ có thể tham khảo:
1. Rau và hoa quả
- Cho lá bắt đầu với rau có phiến lá mỏng ít gân, đến rau xanh đậm và phiến lá dày hơn.
- Trái cây bắt đầu với vị ngọt ít hoặc có vị chua chua ngọt ngọt.
- Không nên chỉ tập trung cho trẻ trái cây vị ngọt nhiều
2. Nguồn chất đạm
Với những bằng chứng hiện tại, chúng ta nên bắt đầu ưu tiên nguồn đạm giàu sắt và ít gây dị ứng trước, sau đó lần lượt giới thiệu các loại khác. Khi giới thiệu loại nào thì nên kết hợp để bữa ăn bé đa dạng, tạo điều kiện cho bé lấy đủ axit amin thiết yếu.
3. Nguồn đạm động vật gợi ý và độ tuổi
6.5 -7.5 tháng tuổi: thịt heo, thịt bò, lòng đỏ trứng.
Từ 7.5 -9.5 tháng: cá đồng, thịt gà, thịt tôm, lươn, cua đồng, thịt bồ câu.
10 tháng +: cá biển, cua biển, thịt nội tạng, hải sản (mực, sò).
4. Nguồn tinh bột gợi ý và độ tuổi
Nguồn tinh bột: Khi mới đầu giới thiệu, gạo là lựa chọn phù hợp cho các bé Châu Á. Khi trẻ quen, bạn có thể giới thiệu sản phẩm của gạo như bún. Tuy nhiên, các nguồn tinh bột khác cha mẹ cũng nên giới thiệu vài dịp như mì nui. Khoai tây cũng là một nguồn tinh bột
Lưu ý: Trẻ sẽ phát triển về cấu trúc thức ăn một cách tự nhiên. Do đó, linh động thay đổi là chìa khóa đảm bảo trẻ lấy đủ nguồn tinh bột. Đây là những nguồn tinh bột đáp ứng với sự phát triển cấu trúc:
- Bún, mì, nui: Có thể giới thiệu vào dịp từ 9 tháng tuổi.
- Cháo hoặc khoai tây từ nghiền nhuyển, rây đến đặc: đến 10 tháng tuổi
- Cơm nát: Từ 10-12 tháng tuổi
- Cơm: Giới thiệu từ 1 tuổi.
Hi vọng bài viết sẽ đem đến cho các bậc phụ huynh những kiến thức bổ ích, giúp con trẻ luôn khỏe mạnh và vui lớn.