Cách chăm sóc từng loại da mặt

Đây là bài viết 52 / 97 trong series Kiến thức làm đẹp

Cách chăm sóc từng loại da mặt? Loại da thường được xác định bởi di truyền hoặc sự thay đổi hormone nội tiết tố. Hiểu và phân biệt chính xác từng loại da giúp phái đẹp dễ dàng lựa chọn các loại mỹ phẩm phù hợp và chăm sóc làn da một cách hiệu quả.

Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!

Cách chăm sóc từng loại da mặt
Cách chăm sóc từng loại da mặt

Vì sao nên biết cách phân biệt các loại da?

Trên thực tế, theo kinh nghiệm của các “tín đồ làm đẹp” chính hiệu thì việc phân biệt các loại da đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành công của quy trình skincare mà bạn đang sử dụng. Nguyên nhân là vì mỗi làn da đều có các đặc điểm riêng biệt cũng như nhu cầu khác nhau. Vì thế, việc xác định bạn đang sở hữu loại da gì sẽ mang lại một số lợi ích như sau:

  • Để có cách chăm sóc da phù hợp: Từng loại da sẽ sở hữu các khuyết điểm và vấn đề khác nhau. Dựa vào đó, bạn sẽ chọn lọc được những bước chăm sóc da nào cần có hoặc cần loại bỏ để chăm sóc da hiệu quả hơn. Ví dụ, đối với da khô thì bước đắp mặt nạ đất sét không cần thiết trong khi làn da dầu thì lại cần thiết để hút dầu thừa, sợi bã nhờn trên da.
  • Để lựa chọn sản phẩm phù hợp: Rõ ràng rằng, mỗi loại da sẽ phù hợp với các dưỡng chất dưỡng da khác nhau. Việc phân biệt các loại da sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu của làn da, từ đó lựa chọn đúng đắn để chọn ra các sản phẩm chăm sóc da thích hợp nhất. Cụ thể như đối với da khô thì cần các tinh chất có khả năng cấp ẩm cao như Hyaluronic acid, Ceramide,…Trong khi làn da dầu thì lại cần tránh các sản phẩm dưỡng da gốc dầu và nên ưu tiên các loại kem chứa Niacinamide hay Salicylic Acid,…

Cách phân biệt các loại da

Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm bên ngoài mà làn da thường sẽ được chia thành 5 loại da khác nhau gồm: da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp và da nhạy cảm. Dưới đây là một số đặc điểm mà bạn có thể dựa vào đó để nhận biết từng loại da:

Đầu tiên, cần tẩy trang và rửa sạch mặt với sữa rửa mặt, không dùng bất kỳ loại mỹ phẩm nào và đợi sau 2h để quan sát và nhận định 5 các loại da như sau: Da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp, da nhạy cảm.

Cách phân biệt các loại da
Cách phân biệt các loại da

Phân biệt các loại da bằng cách dùng giấy thấm mang lại kết quả chính xác cao và dễ thực hiện tại nhà. Cách sử dụng loại giấy này theo quy trình sau:

  • Chuẩn bị: Giấy thấm dầu, khăn thấm dầu hoặc giấy Poluya và gương.
  • Tẩy trang và rửa mặt trước 30 phút.
  • Cắt giấy thấm dầu thành 6-8 mảnh và để áp vào 2 bên gò má, trán, cằm và hai cánh mũi.
  • Sau khoảng 5 phút, lấy giấy ra và kiểm tra các loại da theo tiêu chuẩn sau:
  • Da thường: Không thấy vệt dầu hoặc rất ít, lỗ chân lông nhỏ, da mịn;
  • Da khô: Giấy thử không có dầu, da sần sùi, tối màu;
  • Da dầu: Có những vệt nhờn thấy rõ, lỗ chân lông to;
  • Da hỗn hợp: Giấy ở vùng trán và mũi có dầu nhờn, hai bên má không có.

Lưu ý, da nhạy cảm khó có thể nhận biết theo các cách trên.

Đặc điểm của các loại da

  • Da thường: Là loại da có sự cân bằng giữa dầu và nước, lớp sừng của da luôn trong tình trạng khỏe mạnh và đầy đủ độ ẩm. Đặc điểm dễ nhận biết của loại da này là có độ đàn hồi tốt, mềm mại, mịn màng và hầu như không có khuyết điểm nào trên da.
  • Da khô: Là loại da bị thiếu độ ẩm và lipids nên độ đàn hồi kém, khô căng, sần sùi, dễ bị bong tróc và dễ lão hóa nhất trong các loại da. Loại da này thường gặp nhiều nhất ở những người độ tuổi trung niên và người già.
  • Da dầu: Đây là loại da chứa nhiều nước và dầu, lớp màng nhờn trên da dày, nghiêng về tính axit. Đặc trưng của da dầu là dễ đổ dầu nhờn trên gương mặt, nhất là vùng chữ T (vùng trán, mũi và cánh mũi), thường gặp tình trạng da láng bóng và có lỗ chân lông to. Loại da này chiếm tỉ lệ rất lớn ở các nước nhiệt đới như nước ta.
Đặc điểm của các loại da
Đặc điểm của các loại da
  • Da hỗn hợp: Là loại da tổng hợp từ hai hay nhiều loại da khác nhau, chẳng hạn như da khô và da dầu, da khô và da nhạy cảm… Loại da này thường dễ đổ dầu và mọc mụn ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm), vùng chữ U hai bên má lại bình thường cho đến khô và gần như không tiết dầu. Loại da này có thể biến thành 1 trong 4 loại da trên dựa theo sự thay đổi thời tiết. So với các loại da khác, da hỗn hợp là loại da khó chăm sóc và thường gặp nhiều vấn đề về da.
  • Da nhạy cảm: Là loại da bị mất lớp màng bảo vệ khiến da không được che chắn và bảo vệ trước các vi khuẩn và yếu tố tác động khác khiến cho da bị tổn thương. Dấu hiệu dễ nhận biết của da nhạy cảm là thường nổi các nốt mụn mẩn đỏ, da dễ bị châm chích, kích ứng khi gặp các tác động bên ngoài như thời tiết, mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa…

Phân loại da theo Fitzpatrick

Hệ thống phân loại da Fitzpatrick dựa trên số lượng các sắc tố trên da và phản ứng của da với ánh nắng mặt trời, có thể dự đoán nguy cơ ung thư da và tổn thương bởi ánh nắng mặt trời.

Đây là hệ thống bán chủ quan, được hình thành dựa trên phỏng vấn số lượng lớn người về ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời lên da họ. Sự khác biệt giữa các phản ứng dẫn đến 6 nhóm sau đây (tuýp da người Việt thuộc phân khúc trung bình, tầm 3 – 4, dễ biến đổi sắc tố).

Very Fair

  • Màu da (trước khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời): màu ngà
  • Màu mắt: xanh da trời nhạt, xám nhạt hoặc xanh lá cây nhạt
  • Màu tóc tự nhiên: đỏ hoặc vàng nhạt
  • Phản ứng với ánh sáng mặt trời: da luôn có tàn nhang, luôn cháy nắng, tróc da và không bao giờ sạm da

Fair

  • Màu da (trước khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời): sáng màu hoặc xanh xám
  • Màu mắt: xanh da trời, xám hoặc xanh lá cây
  • Màu tóc tự nhiên: vàng
  • Phản ứng với ánh sáng mặt trời: da thường xuất hiện tàn nhang, cháy nắng, tróc da và hiếm khi sạm da

Medium

  • Màu da (trước khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời): sáng màu tới màu be với tông vàng là chủ đạo
  • Màu mắt: nâu hoặc nâu nhạt
  • Màu tóc tự nhiên: nâu sẫm hoặc nâu nhạt
  • Phản ứng với ánh sáng mặt trời: da có thể có tàn nhang, có thể cháy nắng và đôi khi sạm da
Phân loại da theo Fitzpatrick
Phân loại da theo Fitzpatrick

Olive

  • Màu da (trước khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời): nâu hoặc nâu nhạt
  • Màu mắt: nâu đậm
  • Màu tóc tự nhiên: nâu đậm
  • Phản ứng với ánh sáng mặt trời: không thật sự tàn nhang, hiếm khi cháy nắng và thường xuyên sạm da

Brown

  • Màu da (trước khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời): nâu đậm hoặc đen
  • Màu mắt: nâu đậm đến đen
  • Màu tóc tự nhiên: nâu đậm đến đen
  • Phản ứng với ánh sáng mặt trời: ít tàn nhang, gần như không bao giờ cháy nắng và luôn sạm da

Black

  • Màu da (trước khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời): đen
  • Màu mắt: nâu đen
  • Màu tóc tự nhiên: đen
  • Phản ứng với ánh sáng mặt trời: không bao giờ tàn nhang hay cháy nắng và da luôn tối màu

Cách chăm sóc từng loại da mặt

  • Giữa da sạch sẽ và bổ sung độ ẩm ở mức cân bằng.
  • Nên duy trì thói quen tốt làm cho da sạch sẽ và khỏe mạnh
  • Bên cạnh đó, các bạn có thể chăm sóc cho da thêm tươi tắn bằng mặt nạ tự nhiên dành cho da thường.
  • Đối với da thường: So với các loại da còn lại, việc chăm sóc da thường đơn giản hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần rửa mặt đúng cách, bổ sung đầy đủ độ ẩm cho da và có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, hợp lý để tiếp tục duy trì làn da khỏe mạnh đó.
Chăm sóc da như thế nào?
Chăm sóc da như thế nào?
  • Đối với da khô: Do lớp sừng của da khô hoạt động không hoàn chỉnh nên nước trong da dễ bị thoát ra ngoài và khiến cho da dễ bị thô ráp, sần sùi. Lúc này, các loại sữa rửa mặt có tính axit yếu và kem dưỡng hoặc sữa dưỡng có thành phần dầu phong phú sẽ góp phần ngăn ngừa sự bốc hơi nước trên da và nuôi dưỡng làn da khô từ bên trong.
  • Đối với da dầu: Có thể nói bước làm sạch da mặt đóng vai trò quan trọng nhất trong quy trình dưỡng da của những người da dầu. Việc sử dụng sản phẩm tẩy trang, sữa rửa mặt và tẩy tế bào chết sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, mồ hôi, bã nhờn và thông thoáng lỗ chân lông cho da dầu. Khi lỗ chân lông được thông thoáng, sạch và đủ ẩm sẽ giảm mụn và thu nhỏ lỗ chân lông.
  • Đối với da hỗn hợp: Nếu sở hữu làn da hỗn hợp thiên dầu, bạn cần chú ý chọn các sản phẩm làm sạch da để vùng da tiết dầu được khô thoáng và làm sạch các bụi bẩn. Còn với người có làn da hỗn hợp thiên khô bạn nên ưu tiên các sản phẩm làm sạch có chứa thành phần dưỡng ẩm, không có dạng hạt để hạn chế tình trạng kích ứng da. Ngoài ra, ở những vùng da khô ở hai bên má bạn nên dùng serum, kem dưỡng hay sữa dưỡng ẩm để khóa lớp dưỡng và cấp ẩm sâu hơn cho da.

Chú ý

  • Đừng lạm dụng mặt nạ và các sản phẩm làm khô khác.
  • Tẩy tế bào chết một hoặc hai lần mỗi tuần.
  • Tránh kem dưỡng ẩm dạng kem. …
  • Sử dụng kem lót hoặc kem nền có đặc tính làm mờ.
  • Niacinamide huyết thanh có thể giúp bạn giảm dầu.

Đọc thêm:

Nguyên nhân và cách khắc phục da mặt khô

Toner – Nước hoa hồng có thực sự tốt cho da mặt?

Cách xác định tone da đơn giản nhất

Cách chăm sóc da mụn hiệu quả nhất

Sponsored Links:

'
'