Người có chỉ số EQ cao biểu hiện như thế nào? 17 biểu hiện cụ thể

 
Người có chỉ số EQ cao biểu hiện như thế nào?  Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng: “EQ mới là yếu tố then chốt giúp một người thành công. Sự liên kết này mạnh đến nỗi, 90% những người thành công đều có chỉ số EQ cao“.

Tại sao EQ cao lại thành công và hạnh phúc?

Thử nhận định một người có chỉ số IQ rất cao và chỉ số EQ thấp, họ vẫn có thể có một cuộc sống đủ đầy với công việc tốt, gia đình, con cái. Nhưng đằng sau cuộc sống đầy đủ đó lại là những áp lực rõ ràng từ khối lượng công việc, căng thẳng gia đình liên tục kéo dài. Nếu người đó không hiểu được cảm xúc của mình sẽ dễ dẫn tới hàng loạt các quyết định tồi tệ do kém khả năng thấu hiểu những gì đang diễn ra bên trong tâm trạng và xúc cảm của mình. Nhiều người sẽ sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc, ma túy đẩy mình và người thân đến tình trạng bạo hành gia đình. Tất cả nguyên nhân chính không phải do con người đó không tốt mà là do thiếu khả năng hiểu cảm xúc của mình dẫn tới việc hành xử không phù hợp.
 
Ngược lại, với chỉ số IQ và EQ cao, một người sẽ dễ dàng nhận ra áp lực, lo lắng, căng thẳng liên quan đến công việc gây ra. Họ dễ dàng gỡ bỏ những bực bội trong cuộc sống và giải quyết cảm xúc tiêu cực của mình một cách hiệu quả. Họ sử dụng những cách lành mạnh để bày tỏ, tâm sự với người thân hoặc bạn bè. Điều đó sẽ giúp người có chỉ số EQ quay trở lại làm việc một cách thư giãn, sẵn sàng để có những quyết định tốt hơn.

Người có chỉ số EQ cao biểu hiện như thế nào?

1. Tự nhận diện và quản lý cảm xúc của bản thân và người xung quanh

Họ có vốn từ vựng phong phú về các loại cảm xúc. Họ hiểu được thế nào là giận, thế nào là thương, thế nào là tham sân si, thế nào là ghen ngược, ghen xuôi, đố kị, cảm thông, tự tin… Từ đó xác định rõ bản thân và người xung quanh đang nghĩ gì, tự quản lý cảm xúc, tinh thần để thích nghi và ứng xử với tình huống hiện tại.

2. Không có những mong đợi vô lý

Những mong đợi vô lý thường tạo ra sự căng thẳng và thất vọng với chính mình và cả mọi người xung quanh. Tất cả những gì người có chỉ số EQ cao thường làm là thảo luận, tạo ra các kế hoạch, thực hiện theo kế hoạch và hy vọng vào một kết quả tốt.

3. Không thích phàn nàn hay đổ lỗi

Những người có trí tuệ cảm xúc cao không đổ lỗi cho người khác, cũng không có thói quen phàn nàn về mọi người xung quanh. Trong thực tế, họ hiểu rằng khiếu nại hay buộc tội đều là những nguồn năng lượng tiêu cực có tính chất lan truyền nhanh chóng.

4. Biết chấm dứt liên hệ không lành mạnh

Chấm dứt liên hệ rõ ràng, minh bạch nhất là mối liên hệ tinh thần và tình cảm, khi chúng ta bình thản và không quan tâm nữa lúc đó dù thể chất người đó có hiện ra trước mắt ta, tâm trạng ta vẫn hoàn toàn ổn định. Đó mới là cách chấm dứt liên hệ hoàn hảo nhất.

5. Đứng ngoài những tiêu cực

Đối với những người có chỉ số cảm xúc thông minh cao, tiêu cực không có cơ hội tồn tại xung quanh họ hay bên trong họ. Những cá nhân hoặc việc làm tiêu cực thường xuất phát từ sự ghen tị, đố kị, tham sân si, tàn nhẫn… Tránh những liên hệ không cần thiết bằng cách tránh tham gia vào các tình huống vô lý, vô tình, vô cảm và vô duyên.

6. Biết giao tiếp và trao đổi thuận lợi

Giỏi giao tiếp là đặc điểm cơ bản, rất dễ nhận thấy ở những người có trí tuệ cảm xúc cao. Họ vừa chân thành thẳng thắn, vừa giữ phép lịch sự trong nguyên tắc xã giao, khiến cho người đối diện luôn cảm thấy thoải mái, thân thiện.

7. Biết cách nói không một cách hợp lý

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của người có chỉ số thông minh xúc cảm là khả năng từ chối hợp lý. Đặc biệt là khi chúng ta phải nói không với chính mình. Nói không với sự tự tin mà không có định kiến chính là khả năng từ chối hiệu quả.

8. Thiết lập ranh giới

Thiết lập giới hạn và ranh giới là cần thiết để tránh những mong đợi vô lý hoặc những ảo tưởng cho người liên quan và cũng tránh để mình và mọi người không bị lợi dụng hay gây phiền nhiễu về xúc cảm cũng như vật chất.

9. Không vơ vào mình

Người xúc cảm thông minh không lấy hành động hay cuộc sống của người khác để vơ vào mình. Họ không thấy tủi thân trươc thành công của người khác hay để người khác ảnh hưởng đến mình một cách thiếu kiểm soát.

10. Biết rút kinh nghiệm từ người đi trước hoặc trải nghiệm cũ

Người xúc cảm thông minh chuẩn bị cho cuộc sống của mình bằng việc học từ kinh nghiệm người đi trước hoặc ghi nhớ những trải nghiệm cũ gây cảm xúc tiêu cực để lường trước những tình huống như vậy xảy ra trong tương lai.

11. Họ yêu thương tôn trọng bản thân

Người có chỉ số xúc cảm thông minh biết tôn trọng và yêu thương bản thân. Họ biết lựa chọn những hoạt động khiến bản thân thấy bình yên, hạnh phúc. Yêu thương và tôn trọng bản thân không có nghĩa là lúc nào cũng cố gắng đạt được những gì thuận lợi nhất cho mình, mà còn là sự cân bằng giữa cho đi và nhận lại những xúc cảm tích cực với những người xung quanh.
so do

12. Nhiệt tình khen ngợi người khác

Hay khen và biết cách khen ngợi người khác có khác biệt rất lớn với nhau. Với những người khôn ngoan trong giao tiếp ứng xử, họ biết thế nào là vừa đủ để không bị “lố” và “thảo mai”, cũng biết cách khen sao để người nghe vừa cảm thấy sự chân thành, vừa vui vẻ thoải mái.

13. Biết nuôi dưỡng đam mê

Với những ai sở hữu chỉ số EQ cao, đại đa số họ luôn có trong lòng một niềm đam mê về cuộc sống, hoặc là về công việc, hoặc thậm chí là đam mê xây dựng các mối quan hệ… Họ dùng những cảm xúc tích cực để chuyển hóa thành nguồn năng lượng tích cực, trải nghiệm từng khía cạnh cuộc sống trong sự hân hoan vui vẻ.

14. Học được cách khoan dung và rộng lượng

Những người có trí tuệ cảm xúc cao biết cách hoàn toàn tha thứ cho lỗi lầm của người khác. 

15. Luôn giữ tâm trạng tốt

Ngay mỗi sáng thức dậy, nhờ có đam mê và lý tưởng sống lành mạnh, họ giữ suy nghĩ tích cực ngay từ khi vừa khởi đầu ngày mới. Chỉ số cảm xúc cao khiến họ từ chối cảm thấy cay đắng, chán ghét, thất vọng hay tự ti về mình.

16. Có thói quen lắng nghe và quan sát

Những người có chỉ số EQ cao rất giỏi lắng nghe những lời người khác nói cũng như quan sát cảm xúc của đối phương. Đây vừa là biểu hiện của sự tôn trọng, vừa là điều kiện tiên quyết để giao tiếp tốt hơn.

17. Có tinh thần trách nhiệm

Người có EQ cao yêu thích cảm giác tự lập, không bám víu vào những trải nghiệm tiêu cực hay gây ra sự bất an cho mình. Nếu họ phạm lỗi, họ sẽ thẳng thắn thừa nhận và chịu trách nhiệm chứ không bao giờ trốn tránh.
 
 
EQ không phải là một chỉ số bất biến, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Những người có chỉ số EQ thấp hoàn toàn có thể cải thiện nó bằng chính lối sống hàng ngày.
 
Xem thêm 8 Biểu hiện của trẻ có EQ thấp – Cách phát triển EQ cho trẻ cụ thể từng tình huống
 

Sponsored Links:

'
'