Niềng răng có đau không? Chia sẻ từ những người đã “vượt vũ môn”

Chia sẻ tới các bạn một vài kinh nghiệm về niềng răng. Chắc hẳn bạn nào trước khi niềng cũng có chung một câu hỏi đó là niềng răng có đau không. Bài viết sẽ giải đáp phần nào câu hỏi đó của bạn.

trung tâm Nha khoa Hân Đào

Niềng răng có đau không?

Trước hết là chia sẻ từ một phụ nữ 23 tuổi.

“Kinh nghiệm của em là như thế này. Đau, tất nhiên là đau rồi, càng nhớn càng đau và càng khó chỉnh, tuy nhiên em đến viện răng hàm mặt, thấy mấy cô 40-50 làm việc ở đó còn đeo nữa là. Tóm lại là 30 tuổi làm vẫn OK, nhưng mức độ chỉnh sẽ khó hơn so với các em bé 12-15 tuổi vì răng lúc này đã cố định rồi.
1-2 tuần đầu thì sẽ chỉ ăn các thứ mềm, như cháo, bún, phở, mì. Em tuần đầu cứ nhai là đau. Mấy hôm đầu gần như nuốt chửng. Các hoạt động cần răng nanh và răng cửa (cắn, xé) thì bác đừng có mơ. Dần rồi quen, nhưng kể cả sau này, khi chỉnh răng xong, các đồ cứng bác cũng nên tránh (chứ không chỉ kiêng cữ trong 2-3 năm đầu đâu, vì răng đang cố định, nay thay đổi vị trí nên yếu hẳn đi bác ạ). Như em là chịu, không cắn được hạt dưa nữa đâu ạ.
Em thì thấy rất đau trong 1-2 tuần đầu (hồi em làm là em 23 tuổi). Nhưng mấy em 12-15 tuổi em quen thì có vẻ không đau như em. (chúng nó ăn uống bình thường nhanh hơn em, và cũng k thấy kêu ka đau mấy).
Thời gian làm cho đến khi hoàn thành là 2-3 năm đấy ạ, thực chỉnh răng thì chỉ trong khoang gần 1 năm đầu thôi, còn lại là cứ đeo để cho răng cố định lại. Sau khoảng 2 năm thì tháo niềng răng cố định ra, đeo hàm tháo lắp (tức là buổi tối hoặc khi đi ngủ thì mới đeo). Trong thời gian đeo, ăn uống cũng hơi vất vả, vì thức ăn nó kẹt vào các niềng răng. Đợt em đeo, em rất ngại đi ăn trưa/tối cùng mọi người, vì ăn xong, k để ý là rất có khả năng thức ăn (nhất là rau) mắc lại, cười nói mà lại lộ ra mấy thứ đó thì mất tự tin lắm. Nên em bao giờ ăn xong cũng phải đánh răng rồi mới tự tin cười nói với mọi người được.
Tất nhiên làm thì bao giờ cũng đẹp hơn, nhưng bác thấy cần thiết thì làm, k cần thiết lắm thì thôi cũng được.
Tốt nhất bác đến gặp BS, họ sẽ tư vấn cho. Có người răng nhiều, mọc chen chúc thì còn phải nhổ bớt răng đi nữa. Hehe. Nghe em nói thế này chắc chị lại sợ chẳng dám làm nữa nhỉ.”

Câu chuyện thứ 2 để các bạn tham khảo.

“Thường là nhổ 4 cái răng kế răng nanh hàm trên và dưới, sau đó có thể nhổ thêm hai cái răng khôn nữa (nếu răng khôn mọc lệch), tổng cộng là…….khoảng 4-6 hoặc hơn nữa.Có một số loại đau sau:Đau do nhổ răng, chuyện nhỏ vì sẽ hết trong tuần thôi mà.Đau do đi xiết định kỳ: ê ẩm, cũng vài ba ngày thôi nhưng rất khó chịu.Đau do móc cố định trong xương hàm làm lớp da niêm mạc mệing trầy xước, nhất là những người hay bị nhiệt miệng, cái này cứ gọi là…trên cả đau khổ. Vì vết nhiết ngay chỗ đó thường rất lâu lành.Ngoài ra chưa kể đau khi phải đeo thun tăng cường, thun con thỏ thì đỡ, còn thun con cáo dày cui thì thôi rồi…chuyện vệ sinh và bất tệin cũng có khá khá. Thôi kể tới đây không mẹ ý sợ chạy lun.”

Từ những chia sẻ trên các bạn có thể thấy được răng việc niềng răng gây ra khá nhiều trở ngại và khó khăn cho các bạn đi niềng. Tuy nhiên, sau khi niềng răng xong, nếu gặp được đúng trung tâm và bác sĩ giỏi, thì các bạn sẽ có một hàm răng rất đẹp như ý muốn. Do đó, “dục tốc bất đạt” phải không nào? “Vạn sự khởi đầu nan”. Các bạn niềng răng cần phải kiên nhẫn. Cái khó nhất ở đây theo chúng tôi nghĩ là chọn được một trung tâm nha khoa uy tín và một bác sĩ giỏi.

 

Sponsored Links:

'
'