Những gợi ý cho cha mẹ khi trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn là vấn đề hết sức đau đầu và nan giải của các bậc phụ huynh bởi rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng sau nó như khiến trẻ còi cọc, suy giảm hệ miễn dịch, chậm phát triển, … Trẻ sẽ thiếu hụt các khoáng chất như canxi, kẽm, sắt, vitamin A, C, D,… nếu trình trnag biếng ăn diễn ra trong thời gian dài. Vì vậy, việc loại bỏ chứng biến ăn ở trẻ đòi hỏi cha mẹ phải có kiến thức nắm được các nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ, từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng biến ăn ở trẻ, trong đó có những nguyên nhân chính sau:

  1. Trẻ biếng ăn là do cơ thể thiếu các vi chất như kẽm, selen khiến cho trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng biếng ăn.
  2. Trẻ bị bệnh
  3. Thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ
  4. Trẻ biếng ăn do thay đổi môi trường sống: Việc thay đổi môi trường sống như trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, chưa thích nghi với môi trường mới khiến trẻ sợ sệt dẫn tới việc chán ăn, ngán ăn.
  5. Yếu tố tâm lý: Các cha mẹ hay có tâm lý lo lắng con ăn chưa đủ no, chưa đủ chất nên hay ép con ăn thêm khiến con sợ sệt mỗi khi tới bữa ăn. Đây chính là tâm lý khiến trẻ không muốn ăn và chán ăn
  6. Trẻ không tiêu hóa hết thức ăn : Việc ăn nhiều bữa trên ngày với số lượng lớn khiến hệ tiêu hóa của bé chưa kịp tiêu hóa hết thức ăn thì đã phải tiếp nhận thêm, vì thế, trẻ luôn cảm thấy no và từ chối những bữa ăn “ không cần thiết sau đó”

3 Điều Không Nên Làm Khi Trẻ Biếng Ăn

  1. Ép bé ăn hoặc dụ bé ăn với một thức ăn khác (VD bánh kẹo hay nước ngọt). Nghiên cứu về hành vi biếng ăn cho thấy, việc ép ăn hay dụ ngọt bằng thức ăn khác có thể tạo cho trẻ 1 hành vi ăn uống không lành mạnh và sẽ biếng ăn lâu hơn. Thay vì ép hay dụ bé ăn bằng vật chất, bạn có thể tạo 1 thử thách để trẻ làm hoặc 1 phần thưởng thiêng về tinh thần. Ví dụ, cha mẹ có thể cùng tạo 1 trò chơi với trẻ như xem ai đoán được tên món này sau khi thử món này bằng việc mắt nhắm hoặc chơi thẻ chữ tên món ăn và hình món ăn… Về phần thưởng tinh thần, bạn có thể tạo 1 bảng phần thưởng mặt cười của 7 ngày trong tuần. Bữa ăn nào trẻ ăn thử 1 món mới thì mẹ sẽ cho bé 1 huy hiệu mặt cười để dán vào bảng thành tích 1 tuần của bé. Cuối tuần phần thưởng là 1 chuyến đi dã ngoại chẳng hạn.

Tuyệt đối không nên ép bé ăn 

2. Ngưng không giới thiệu món bé không thích, chỉ giới thiệu món bé thích. Điều thú vị về vị giác trẻ con là sẽ thay đổi bất cứ khi nào, thậm chí vài giờ. Do đó, bạn tự hạn chế món ăn bé thích là làm bé bị hạn chế sự đa dạng món ăn. Cứ luân phiên giới thiệu món bé không thích ở những cách chế biến khác nhau. Khoa học chứng minh phải nhiều tới 15-20 lần nỗ lực mới giúp trẻ chấp nhận món đó.

3. Thay thế bằng sữa nếu bé không chịu ăn cháo/cơm. Điều này không có lợi ích trong cải thiện biếng ăn. Bạn có thể cung cấp năng lượng cho bé bằng cách dùng sữa làm sữa chua, bánh …để khuyến khích bé dùng. Điều này vẫn cung cấp 1 phần năng lượng bé cần, mà còn không làm trẻ quá lệ thuộc vào sữa, dễ chấp nhận món ăn khác

Khuyến khích bé ăn bằng các món khác nhau 

3 Điều Giúp Trẻ Biếng Ăn Ăn Tốt Trở Lại

1. Nếu hơn 1 tuổi mà bé vẫn chỉ được cho ăn cháo thì đã đến lúc chuyển cấu trúc cơm nát đến cơm dẻo, cơm bình thường cho trẻ. Việc chậm giới thiệu độ thô của thức ăn có thể ảnh hưởng đến cảm nhận cấu trúc thức ăn của trẻ làm 1 số trẻ biếng ăn. Hãy dùng 3 cách sau để giúp trẻ gia tăng độ nhạy cảm về thức ăn trở lại:

  • Cơm viên lắc rắc mè giã nhuyễn làm mất đi sự dính của cơm khi bé cầm, nắm
  • Khoai tây cắt mỏng chiên giòn tạo âm thanh vui tai giúp bé hứng thú khi ăn
  • Đùi gà xé bớt thịt còn 1 vài mẫu thịt dính trên xương để bé tập gặm

2. Hạn chế các tác nhân gây ảnh hưởng đến sự tập trung khi ăn của bé. Ví dụ: đồ chơi, TV, Ipad hoặc nhiều người nói chuyện rôm rả.

Hạn chế vừa cho bé ăn vừa để bé xem tivi hoặc máy tính/ điện thoại

3. Nếu trẻ biếng ăn, nhưng bé đang uống sữa nhiều hơn 40% lượng khuyến nghị cho độ tuổi thì việc uống nhiều sữa có thể là nguyên nhân của việc làm giảm sự thèm ăn. Bạn nên giảm từ từ lượng sữa, mỗi lần khoảng 10%. Chia bữa ăn nhỏ để bé quên dần cảm giác đói.

Lượng khuyến nghị sữa theo độ tuổi: 6-12 tháng tuổi 500mL/ngày, 12-24 tháng tuổi: 400mL/ngày và 25 tháng – 5 tuổi: 300-400mL/ngày.

Tags:

Sponsored Links:

'
'