Nguyên nhân của việc ngủ nhiều? Tình trạng ngủ quá nhiều đôi khi liên quan đến một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như chứng ngủ rũ, bệnh tim, béo phì hoặc trầm cảm. Nếu bạn ngủ liên tục hơn 9 tiếng vào mỗi đêm và kèm theo một số triệu chứng sức khoẻ nhất đáng chú ý khác, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cùng isuckhoe tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết:
Ngủ nhiều là gì? Nguyên nhân của việc ngủ nhiều
Ngủ nhiều là tình trạng ngủ ngày quá mức hay ngủ đêm quá dài. Người mắc chứng ngủ nhiều hay gặp khó khăn trong việc tỉnh táo vào ban ngày. Những người ngủ nhiều có thể ngủ bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu như ở nơi làm việc hoặc khi đang lái xe. Họ cũng có thể gặp các vấn đề có liên quan tới giấc ngủ như thiếu năng lượng và không suy nghĩ kĩ càng được.
Ngủ quá nhiều có sao không?
Như đã đề cập, ngủ quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn và có thể tạo ra những tác động tiêu cực giống như thiếu ngủ. Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng ngủ nhiều hơn sẽ khiến:
- Tình trạng viêm trong cơ thể trở nên tồi tệ hơn
- Giảm chức năng miễn dịch
- Có thể dẫn đến các bệnh mãn tính.
Thời lượng ngủ quá ngắn và quá dài đều có liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe và các bệnh mãn tính:
- Béo phì
- Về tinh thần
- Bệnh tim mạch vành
- Bệnh tiểu đường
- Đột quỵ
Biểu hiện của triệu chứng ngủ nhiều
Những người mắc chứng ngủ nhiều phải vật lộn với việc tỉnh táo cả ngày và thường phải đi ngủ nhiều lần trong ngày. Việc đi ngủ này có thể kéo dài hoặc ngay trong các thời điểm không thích hợp như trong buổi thảo luận hay trong bữa ăn, thậm chí khi đang lái xe và không làm giảm bớt cảm giác buồn ngủ.
Hầu hết những người ngủ nhiều thường ngủ đêm trên 10 tiếng và khó thức dậy vào buổi sáng vì họ cảm thấy rất buồn ngủ và bối rối không biết có nên dậy hay không.
Việc ngủ nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực tới công việc, các mối quan hệ và cuộc sống xã hội của người bệnh và họ có thể:
- Mắc các rối loạn tâm thần như lo âu hay trầm cảm
- Thiếu năng lượng
- Cảm thấy bồn chồn hoặc kích động
- Suy nghĩ và nói chuyện chậm chạp
- Gặp vấn đề trong việc ghi nhớ các thứ hay duy trì sự tập trung
Mẹo để tránh ngủ quá nhiều
Nếu bạn lo lắng về tình trạng ngủ nhiều của mình, hãy trình bày với bác sĩ về thói quen ngủ và sức khỏe cá nhân. Bạn có thể ghi lại nhật ký giấc ngủ để nắm được thời gian thức và ngủ vào ban đêm của mình, cũng như các giấc ngủ ngắn trong ngày. Bác sĩ sẽ sử dụng thông tin này để giúp bạn xác định nguyên nhân khiến bạn ngủ nhiều và đề xuất kế hoạch điều trị.
Bất kể nguyên nhân và tác hại ngủ nhiều quá bị gì, bạn đều nên thực hiện các lời khuyên lành mạnh sau để cải thiện thói quen ngủ của mình:
- Đặt lịch ngủ đều đặn: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày giúp bạn tránh được tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ.
- Tạo một thói quen trước khi đi ngủ: Thói quen tốt được thực hiện mỗi ngày sẽ giúp bạn thư giãn và báo hiệu cho cơ thể biết đã đến lúc chuẩn bị đi ngủ. Tránh ánh sáng từ các thiết bị điện tử những giờ trước khi đi ngủ, vì ánh sáng này có thể trì hoãn bạn chìm vào giấc ngủ.
- Điều chỉnh môi trường ngủ: Phòng ngủ của bạn phải có nhiệt độ mát mẻ, không có nhiều ánh sáng và tiếng ồn.
- Duy trì vận động: Tập thể dục hàng ngày và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp bạn ngủ ngon vào ban đêm. Tuy nhiên cần tránh tập nặng quá mức vào gần giờ đi ngủ.
- Ngủ trưa sớm: Những giấc ngủ ngắn vào buổi chiều muộn có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ đúng giờ vào ban đêm.