Thực phẩm không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu

Phụ nữ mang thai là rất nguy hiểm, nhất là trong quá trình mang thai đầu. 3 tháng đầu mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm do thai nhi vẫn còn quá nhỏ. Tất cả mọi thứ đều cần phải được cẩn thận. Nếu như xảy ra chuyện gì thì cả mẹ và còn đều gặp nguy hiểm.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì và ăn gì?
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì và ăn gì?

Trong việc ăn uống cũng vậy, thực ra thì nó không hề khó, chỉ cần duy trì năng lượng ăn như bình thường là được. Nhưng do là xuất hiện những hiện tượng ốm nghén nên việc ăn uống trở nên khá vất vả, vì vậy mà chúng ta nên chia nhỏ khẩu phần ăn ra thành 5-6 bữa mỗi ngày nó sẽ giảm đi cảm giác buồn nôn do ốm nghén. Nhưng thèm ăn là một chuyện, ăn những chất dinh dưỡng cả mẹ lẫn con lại là chuyện khác. Đây không phải là vấn đề đơn giản mà ta cần phải xem xét nghiêm túc. Nghĩ làm sao cho con được khỏe mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, phát triển thai nhi tốt mà những món mẹ ăn lại đảm bảo không ăn tí nào vì có mùi tanh và dầu mỡ dễ gây buồn nôn. Thật là đau đầu. Vậy thì ✅phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì✅ và ăn gì?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

1. Chất đạm (protein)

Có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… Protein giúp phát triển các tế bào mô của bào thai (kể cả những tế bào não). Mặt khác giúp cho tuyến vú và mô tử cung của người mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời giúp tăng thể tích tuần hoàn của thai phụ. Bà bầu cần bổ sung thêm khoảng 10-18gram protein mỗi ngày (tương đương chừng 50-100gram thịt cá tùy loại, 100-180gram đậu hũ, hoặc uống 1-2 ly sữa mỗi ngày).

 

2. Chất sắt

Có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… Chất sắt là nhân tố quan trọng giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu mẹ bầu thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, đồng thời cũng sẽ làm giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì vậy thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gram chất sắt mỗi ngày.

3. Canxi

Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… Canxi giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, mặt khác hình thành hệ xương và răng vững chắc cho thai nhi. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, quan trọng hơn là bé có thể bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ.

 

4. Acid folic (vitamin B9)

Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho bé, tật nứt đốt sống khi bào thai còn trong bụng mẹ. Vitamin B9 có nhiều trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, đậu phộng… Ngoài ra acid folic còn có trong một số loại như: gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…

5. Vitamin D

Có nhiều trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm. Ngay từ trong bụng mẹ, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, do đó ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm nhiều canxi, thai phụ phải cần kết hợp phơi nắng buổi sáng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi một cách hiệu quả nhất. Mẹ bầu cần phơi nắng khoảng chừng 15 phút mỗi ngày tốt nhất là sáng sớm để tránh ánh nắng quá gay gắt, khi tắm nắng ta nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, vớ chân và cũng không được phơi nắng sau cửa kính.

6. Vitamin C

Giúp hỗ trợ phát triển hệ xương sụn, hệ cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Đồng thời nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp cho thai phụ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

7. Sản phẩm từ sữa

Sữa là nguồn cung đạm, vitamin, canxi lẫn chất béo tốt cho mẹ bầu. Một số sản phẩm từ sữa như sữa chua cũng rất tốt cho bạn khi mang thai 3 tháng đầu.
Trước và trong suốt thời kỳ mang thai, thai phụ cần phải thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt, không phù hợp, ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Thí dụ như thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù nề, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con..

8. Trái cây

Trái cây là thành phần không thể thiếu trong thực đơn của mẹ bầu. Trái cây cung cấp đủ các loại vitamin thiết yếu, nước, chất chống oxy hóa và đặc biệt là còn cả chất xơ để giúp bạn chiến đấu với tình trạng táo bón thai kỳ như nho, thanh long, cherry, bơ, chuối chín,..

9. Các loại thịt

Các loại thịt heo, thịt bò nấu chín kỹ sẽ an toàn và cung cấp đủ protein cũng như chất sắt cho mẹ bầu. Trong giai đoạn đầu mang thai, bạn nên hạn chế ăn một số loại hải sản vì nguy cơ nhiễm độc thủy ngân ở một số loài cá, đặc biệt là phần mắt cá.

10. Thịt ốc

Từ xưa tới nay mọi người thường cho rằng phụ nữ trong quá trình mang thai thì không nên ăn nhiều ốc vì sau này con sinh ra sẽ có nhiều rớt rãi. Nhưng đó chỉ là quan niệm dân gian còn trên thực tế hoàn toàn khác.

Từ ốc ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe như ốc hấp lá gừng, ốc nấu chuối đậu, nem ốc, hay canh ốc nấu chua là các bài thuốc dân gian phục hồi sức khỏe nhanh chóng, giúp tăng cường khí huyết lưu thông. Trong thời kỳ mang thai, bà bầu thường thiếu vi chất nói chung nên hay có cảm giác thèm ăn ốc. Thịt ốc chứa rất nhiều đạm và canxi vì thế các món ăn từ ốc sẽ là nguồn cung cấp chất đạm và canxi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu nói riêng và trong suốt thai kỳ nói chung.

 

3 tháng đầu không nên ăn gì?

1. Mẹ bầu mang thai giai đoạn đầu nên tránh ăn gan

Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn bổ sung chất sắt cho mình từ gan thì hãy cẩn trọng vấn đề này nhé. Gan cũng là thực phẩm chứa sắt nhưng không an toàn cho bạn khi mang thai bởi vì nó có chứa retinol và có khả năng dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm nguồn chất sắt thay thế và đừng ăn gan giai đoạn này nhé.
tránh ăn hải sản khi mới mang thai giai đoạn đầu
Hải sản thường có chứa một lượng lớn thủy ngân, có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Đôi khi bạn chưa biết mình đã cấn thai nên vẫn ăn uống thoải mái. Do đó, việc hạn chế ăn hải sản khi bạn đang có ý định mang thai là điều cần thiết. Tốt hơn hết, bạn nên thay thế bằng các loại cá, thủy sản nước ngọt.

2. Bầu 3 tháng đầu không nên uống rượu, cà phê, đồ uống có ga

Phụ nữ mang thai không nên uống rượu và các đồ uống có chứa chất cồn. Bởi vì chất cồn trong rượu, bia sẽ đi vào cơ thể mẹ và thông qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bào thai chậm phát triển nếu nặng hơn có thể gây dị dạng một số bộ phận.
– Thai phụ cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein hay cocain. Vì chất đồ uống có ga hay cafein có trong cà phê rất có hại đối với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Mặt khác cafein có thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện cụ thể nhất là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Ngoài ra cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai.

3. Mẹ bầu không nên ăn trứng lòng đào hay trứng sống

Trứng lòng đào hay trứng sống cũng có chứa vô vàn vi khuẩn có hại. Do đó, trong 3 tháng đầu thai kỳ bạn nên tránh xa nhé. Ăn trứng lòng đào là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.

4. Mẹ bầu không nên uống nước dừa quá nhiều trong thời kì đầu

Nhiều người quan niệm rằng, uống nước dừa sau này em bé sẽ có làn da trắng, nhưng nó chỉ là kinh nghiệm dân gian mà khoa học chưa khẳng định Nếu uống nước dừa không đúng cách, không đúng thời điểm có thể gây hại cho thai phụ và em bé vì thế các mẹ nên tìm hiểu kỹ vấn đề này. Vì trong nước dừa có hàm lượng chất béo rất cao( (khoảng 2%) vì vậy uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
Đặc biệt trong bầu 3 tháng đầu, các thai phụ thường xuyên bị nôn ói do ốm nghén, nếu uống nước dừa tươi sẽ làm tình trạng này thêm trầm trọng hơn. Mặt khác, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, nghĩa là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì thế nó không tốt cho bà bầu những tháng đầu thai kỳ, uống quá nhiều có thể gây sẩy thai.
Mặt khác, nước dừa cũng cải thiện tốt tình trạng táo bón, tăng cường chức năng đường ruột và các vấn đề lien quan đến tiêu hóa như tăng tiết axit dạ dày, viêm loét dạ dày. Táo bón, đầy bụng khó tiêu, ợ hơi là các triệu chứng thường gặp trong thai kỳ và nước dừa là giải pháp tốt nhất giải quyết vấn đề này.
Với những lợi ích to lớn của nước dừa các bác sĩ luôn khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai nên dùng. Tuy nhiên, các mẹ bầu chỉ nên uống tốt đa mỗi ngày 1 quả và không nên uống vào buổi tối. Chú ý không được uống nước dừa trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

5. 3 tháng đầu không nên ăn quả gì?

3 tháng đầu các mẹ bầu nên tránh các loại quả như: nhãn, dứa, đu đủ xanh, dưa hấp ướp lạnh, táo mèo, quả đào để tránh hiện tượng xảy thai.

Sponsored Links:

Trả lời

'
'