Cách trị lẹo mắt sau 1 đêm: Điều trị lẹo mắt chỉ sau 1 đêm cực đơn giản

Đây là bài viết 197 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Cách trị lẹo mắt sau 1 đêm. Lẹo mắt là tình trạng viêm cấp tính ở vùng lông mi. Nổi lẹo làm mí mắt sưng to, gây cản trở cho việc quan sát. Để giúp bạn giải quyết vấn đề này, bài viết sau sẽ gợi ý một số cách làm xẹp mụt lẹo tại nhà đơn giản mà cực kỳ hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

cách trị lẹo mắt sau 1 đêm
cách trị lẹo mắt sau 1 đêm

Nguyên nhân bị lẹo mắt?

Lẹo mắt là tình trạng viêm nhiễm cấp tình vùng mi mắt. Nguyên nhân xuất phát là do một loại tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn có tên là staphylocoque xâm nhập vào mắt gây nên. Người bệnh có thể dễ dàng quan sát nốt lẹo vì vị trí xuất hiện lẹo thường là vùng da sát với bờ mi mắt. Bên cạnh tác nhân chính do vi khuẩn và tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi, lẹo mắt còn có thể hình thành do một số tác động từ bên ngoài như:

  • Sử dụng mỹ phẩm trang điểm vùng mắt có chất lượng kém hoặc đã hết hạn sử dụng;
  • Sử dụng khăn rửa mặt chung với người khác;
  •  Viêm mi mắt mạn tính;
  • Tay chưa được vệ sinh sạch để thay kính áp tròng;
  • Thường xuyên đưa tay bẩn lên dụi mắt;
  • Có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thực đơn có nhiều đồ ăn cay và nóng.

Làm gì khi mắt bị lẹo?

Mắt lẹo thường tự hết sau một vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Khoảng 4-6 ngày, mủ của lẹo sẽ vỡ ra, các triệu chứng đau, nhức sẽ giảm dần.

Làm gì khi mắt bị lẹo?

Để đẩy nhanh tốc độ lành bệnh, ở giai đoạn sớm của lẹo mắt, người bệnh có thể chườm khăn ấm lên lẹo 10-15 phút, 3-5 lần/ngày. Chườm ấm sẽ giúp lấy sạch các chất tiết vàng tại mi mắt, giải phóng các tuyến sụn mi tắc nghẽn. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý (loại dùng cho mắt) hàng ngày. Trong thời gian mắt bị lẹo, không được dùng tay gãi, chà xát vào lẹo vì sẽ tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập sâu, mắt có thể tổn thương nghiêm trọng hơn.

Nếu lẹo mắt to không hết sau 1 tuần, gây khó nhìn, tiết nước mắt nhiều, đau, khó chịu… người bệnh cần khám bác sĩ để được điều trị. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện thủ thuật chích rạch lẹo để lấy mủ ra, đồng thời kê đơn một số thuốc kháng sinh đường uống, kháng sinh nhỏ mắt, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau,… Người bệnh cần sử dụng thuốc và chăm sóc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh hồi phục.

Một số cách trị lẹo cực nhanh tại nhà

Chườm gạc ấm

Chườm gạc ấm là phương pháp điều trị tốt nhất cho mụn lẹo sưng đau. 

Chườm gạc ấm

Cách thực hiện:

  • Có thể dùng khăn hoặc mảnh vải sạch nhúng vào nước ấm để làm gạc. 
  • Chườm gạc trên mắt và để mắt nghỉ ngơi trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Sau khi miếng gạc nguội, tiếp tục nhúng miếng gạc vào nước ấm và lặp lại cách làm trên từ 3 – 4 lần.

Lá trầu không

Lá trầu không với công dụng tiêu viêm, sát trùng hiệu quả nên thường được sử dụng trong các bài thuốc đông y. Ngoài ra, chữa lẹo ở mắt bằng loại lá này cũng là một cách làm phổ biến được nhiều người áp dụng. Tinh dầu và chất kháng viêm trong lá trầu không giúp làm xẹp mụn lẹo nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Chọn 7-9 lá trầu không rửa sạch rồi giã nát.
  • Sau đó hòa nước sôi vào phần lá trầu không trên.
  • Xông hơi mắt bằng hỗn hợp thu được cho đến khi nước nguội.

Thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày đến khi các nốt mụn lẹo xẹp hẳn.

Trứng gà

Sử dụng trứng gà chín để trị mụn lẹo là một trong những mẹo trị lẹo mắt được áp dụng phổ biến trong dân gian. Phương pháp này có ưu điểm là nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản và mang lại hiệu quả điều trị cao.

Trứng gà

 Cách thực hiện:

  • Chọn một quả trứng gà luộc chín rồi chờ đến khi trứng còn hơi ấm.
  • Sau đó bóc vỏ, lăn đều trứng trên vùng mí mặt nổi mụn lẹo.
  • Trứng càng nóng thì hiệu quả xẹp mụn lẹo càng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, không thể lăn trứng vừa nấu chín lên mắt vì sẽ gây tổn thương nghiêm trọng.

Nghệ tươi

Nghệ có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn cao, là giải pháp cho nhiều vấn đề về da nên thường được sử dụng để trị những vết thương truyền nhiễm, làm mờ vết thâm sẹo. Cũng nhờ tính chất này mà từ xưa ông bà ta đã dùng nghệ để điều trị mụn lẹo, góp phần hạn chế tình trạng lây nhiễm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch củ nghệ tươi rồi giã nát.
  • Thêm nước sạch vào nghệ đến khi tạo thành hỗn hợp dạng sệt.
  • Đặt một chiếc khăn mỏng lên vùng mí mắt bị mụn lẹo, rồi đắp hỗn hợp thu được lên trên.
  • Giữ nguyên trạng thái này và thư giãn trong vòng 20 phút.
  • Cuối cùng rửa lại bằng nước ấm.

Áp dụng phương này một ngày 3 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý gì khi bị lẹo mắt?

Khi bị các bệnh về mắt, bên cạnh việc phát hiện bệnh qua các triệu chứng cơ bản, đưa người bệnh đi khám ở bệnh viện hay cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín, cần có cách chăm sóc mắt khoa học.

Lưu ý khi bị lẹo mắt

Để làm giảm đau các chỗ lẹo và chắp, người bệnh có thể dùng khăn sạch hoặc bông dùng một lần nhúng vào nước rất ấm hoặc nước muối ấm. Đặt lên mi mắt khoảng 10 phút, mỗi ngày 3 – 5 lần. Độ ấm sẽ giúp giảm viêm và giảm tắc nghẽn ở tuyến dầu trên mí mắt. Có thể mát xa nhẹ nhàng vùng quanh mắt.

Bên cạnh việc điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ như dùng thuốc nhỏ mắt, mỡ kháng sinh, tiêm steroid vào chỗ sưng để giảm đau hoặc chích nạo khi lẹo, chắp không tan…, người bệnh cần chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng mắt để tra thuốc.

Điều trị chắp, lẹo mắt bằng phương pháp gia truyền

Chắp lẹo là tình trạng viêm bờ mi hoặc do tắc nghẽn tuyến dầu trên mi mắt, gây sưng đỏ đau nhức ở mi mắt có thể xuất hiện ở mi trên hoặc mi dưới. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và sinh hoạt của người bệnh.
 
Khi bị chắp lẹo ngoài khám chuyên khoa mắt, giai đoạn đầu của bệnh có thế điều trị bằng y học cổ truyền là chích lể. Phương pháp này được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa bằng cách dùng kim chích máu từ huyệt đạo liên quan tới mắt ở trên vành tai. Từ đó chắp, lẹo mắt sẽ tự lặn dần, không sưng to, sau đó khỏi hẳn. Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện nhanh chóng, đơn giản, không đau đớn và ít bị tái phát sau điều trị.
Tuy nhiên lưu ý người dân: phương pháp chích chắp, lẹo phải thực hiện tại các cơ sở y tế bởi các bác sĩ để đảm bảo vô trùng và an toàn. Tuyệt đối người dân không tự ý thực hiện tại nhà tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra…

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân bị lẹo mắt?
Lẹo mắt là gì?
Lưu ý gì khi bị lẹo mắt?

Sponsored Links:

'
'